Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 69)

- Nguyên nhân khách quan

Trước đây, các doanh nghiệp có thể lấy hàng trước, tiền thuế sẽ nộp sau do nhiều trường hợp doanh nghiệp được ân hạn nộp thuế trong vòng 30 ngày hoặc 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai... tùy theo từng loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, nếu nộp sau thời hạn này thì doanh nghiệp mới chịu phí phạt. Do đó, thường gần đến ngày hết hạn ân hạn, doanh nghiệp mới nộp tiền thuế, lúc này hệ thống thông tin của Hải quan cũng kịp cập nhật tờ khai. Nhưng hiện nay, theo quy định mới hàng

trường hợp này, hệ thống của Hải quan chưa kịp cập nhật thông tin tờ khai để doanh nghiệp thanh toán. Nhiều doanh nghiệp hoàn thành tờ khai đã vài ngày vẫn không có dữ liệu trên hệ thống thông tin của Hải quan điện tử. Doanh nghiệp dù muốn thanh toán thuế qua hệ thống kết nối dữ liệu điện tử của Eximbank và Tổng cục Hải quan cũng không thể thực hiện được, buộc Eximbank phải thực hiện theo cách thức nộp thuế truyền thống là chuyển khoản thanh toán thông thường.

Để gia tăng thêm tiện ích đến khách hàng nộp thuế xuất nhập khẩu, Eximbank cũng đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên mới đây, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13

quy định kể từ ngày 01/07/2013, đối với các khoản nợ thuế được bảo lãnh của ngân hàng, doanh nghiệp vẫn phải nộp phạt chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, chứ không phải từ ngày quá hạn bảo lãnh. Do đó, bảo lãnh của

ngân hàng trong trường hợp này không còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nữa.

Hiện nay, theo văn bản số 807/KBNN-THPC ngày 19/03/2012 về việc

hướng dẫn một số điểm tại Thông tư 85/2011/TT-BTC thì KBNN chỉ được mở tài khoản chuyên thu tại chi nhánh NHTM nhà nước. Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố chỉ được mở một tài khoản chuyên thu tại một chi nhánh NHTM nhà nước trên

địa bàn để tổ chức thực hiện phối hợp thu NSNN nếu đảm bảo các điều kiện hệ

thống NHTM nhà nước đó đã ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán điện tử song phương tập trung với KBNN và KBNN đã có văn bản chấp thuận cho phép Văn

phòng KBNN tỉnh, thành phố được mở tài khoản chuyên thu tại chi nhánh NHTM nhà nước đó. Các đơn vị KBNN cấp tỉnh, cấp huyện bị cấm tự ý mở tài khoản chuyên thu tại chi nhánh NHTM khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của KBNN hoặc mở tài khoản chuyên thu tại các chi nhánh NHTM cổ phần. Hiện nay, KBNN vẫn chưa mở tài khoản tại Eximbank. Điều đó dẫn đến việc chuyển khoản nộp thuế của Eximbank mất nhiều thời gian hơn và cả chi phí cũng cao hơn do phải thực hiện chuyển khoản thanh toán ngoài hệ thống.

Trên thực tế, hiện nay thu NSNN vẫn phải thực hiện theo một trong 02 cách truyền thống là nộp trực tiếp tiền mặt tại KBNN hoặc chi cục Hải quan và cách thứ

hai là chuyển khoản vào tài khoản KBNN nơi quản lý tài khoản các chi cục Hải quan. Tại Việt Nam vẫn chưa có chương trình cho phép doanh nghiệp nộp thuế trực tuyến qua mạng để người nộp thuế có thể kết nối trực tiếp với cơ quan thu thuế, mà chỉ có chương trình kê khai trực tuyến, hoặc chương trình nộp thuế trực tuyến qua mạng có sự kết nối giữa NHTM và một số công ty cung cấp dịch vụ.

Một số các chi cục Hải quan vẫn yêu cầu khách hàng cung cấp giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của ngân hàng, không căn cứ trên dữ liệu hệ thống, mặc dù

ngân hàng đã gửi thông điệp xác nhận nộp thuế thành công. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, dịch vụ vẫn chưa thực sự giảm bớt thủ tục, giấy tờ hay thời gian cho doanh nghiệp được.

- Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các yếu tố khách quan nêu trên, những hạn chế của dịch vụ còn phát sinh từ các nguyên nhân chủ quan của Eximbank.

Tại các chi nhánh của Eximbank nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình nộp thuế, nhân viên thực hiện giao dịch phải liên hệ về tổ xử lý các vấn đề liên quan

đến dịch vụ này tại Hội sở. Do đó, việc xử lý sai sót, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra thông tin... có thể sẽ kéo dài, làm mất thời gian của doanh nghiệp.

Mặc dù đã xác định việc kết nối với KBNN, mở tài khoản KBNN tại

Eximbank là điều cần thiết để đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, song cho đến nay, Eximbank vẫn chưa thể hợp tác được với KBNN.

Dịch vụ ngân hàng điện tử của Eximbank mới được triển khai từ năm 2011

và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển thêm. Do doanh số thanh toán của dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu sử dụng phương thức truyền thông điệp điện tử

xác nhận với Tổng cục Hải quan chưa có nhiều khách hàng giao dịch tại quầy, doanh số thanh toán thấp, cho nên chưa thể triển khai rộng trên ngân hàng điện tử

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quá trình triển khai dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại Eximbank trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Về mặt

phương thức thực hiện dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, Eximbank đã không ngừng đầu tư về công nghệ và nhân lực để nghiên cứu, hợp tác với Tổng cục Hải quan triển khai phương thức thanh toán mới, hiện đại hơn. Những số liệu thống kê từ Eximbank cho thấy quá trình triển khai dịch vụ đã thu được một số kết quả tốt

như số lượng khách hàng, doanh số thanh toán và phí thu được từ dịch vụ đều tăng qua các năm, các mặt hoạt động khác của khách hàng xuất nhập khẩu như tiền gửi, tín dụng cũng có sự đóng góp lớn.

Qua khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cũng như những

nhân viên Eximbank đang trực tiếp thực hiện dịch vụ cũng đã cho những đánh giá

về dịch vụ tương đối tốt. Tuy là vậy, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, dịch vụ vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, mà Chương 3 dưới đây sẽ trình bày về các giải pháp để phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại Eximbank.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 69)