Phân tích hiệu suất sử dụng chi phí

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cồ phần sản xuất – thương mại – dịch vụ xuất nhập khẩu cát tường (Trang 71)

Để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận, không chỉ cần phải đƣa ra chiến lƣợc để tăng doanh thu, mà kiểm soát chi phí là một trong những vấn đề quan trọng mà

khoản mục chi phí giúp cho Công ty sử dụng chi phí một cách hợp lý nhất, giảm thiểu tối đa các khoản chi không cần thiết. Để nắm rõ hơn về tình hình biến động của các khoản chi phí và hiệu suất sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần Sản Xuất Thƣơng Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Cát Tƣờng, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 4.9: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng chi phí qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chi phí giá vốn hàng bán (1) 5.070.632 9.099.346 10.400.540 5.704.691 7.707.673

Chi phí quản lý kinh doanh (2)

325.000 122.000 159.792 90.661 130.547

Doanh thu thuần (3) 5.501.281 9.537.620 10.860.200 5.965.742 8.087.650

CPGVHB/DTT (%) (1)/(3) 92,17 95,40 95,77 95,62 95,30 CPQLKD/DTT (%) (2)/(3) 5,91 1,28 1,47 1,52 1,61

(Nguồn: tính toán dựa vào bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD của Công ty CP SX TM DV XNK Cát Tường)

- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013

Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giai đoạn 2011 – 2013 còn cao. Cụ thể là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì giá vốn hàng bán chiếm 92,17 đồng vào năm 2011, chiếm 95,40 đồng vào năm 2012 và 95,77 đồng vào năm 2013. Qua đó cho thấy hoạt động kiểm soát đối với khoản mục chi phí này còn gặp khá nhiều khó khăn, làm cho khoản mục chi phí này vẫn duy trì ở mức cao, nguyên nhân chính là do khan hiếm nguồn nguyên liệu làm cho giá bán thành phẩm tăng vọt, Công ty phải nâng giá thu mua nguyên vật để cung cấp kịp thời nguyên liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó, giá vật tƣ phục vụ sản xuất và các chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng do lạm phát làm khoản mục giá vốn hàng bán của Công ty còn cao, chiếm tỷ lệ lớn trên doanh thu.

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Trong 100 đồng doanh thu thuần thu đƣợc thì năm 2011 có 5,91 đồng chi phí quản lý

doanh nghiệp, năm 2012 có 1,28 đồng và năm 2013 có 1,47 đồng. Từ kết quả trên ta thấy trong những năm gần đây đã sử dụng tốt nguồn chi phí này, năm 2012 Công ty đã kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, làm cho tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần giảm mạnh so với năm trƣớc mặc dù Công ty đã giảm mức hoạt động do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2013 thì nó vẩn đƣợc duy trì ở mức ổn định.

- Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2014

Cũng nhƣ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần ở giai đoạn này vẩn cao. Cụ thể là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì sẽ chiếm 95,62 đồng giá vốn vào 6 tháng đầu năm 2013 và 95,30 đồng 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân chính là doanh nghiệp chƣa chủ động đƣợc giá vốn. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để kéo tỷ lệ này xuống vì tỷ lệ này cao thì dù doanh thu có nhiều thì lợi nhuận cũng tăng không bao nhiêu.

Rõ ràng ta nhìn thấy tỷ lệ doanh thu thuần trên chi phí quản lý doanh nghiệp trong những năm gần đây doanh nghiệp kiểm soát rất tốt hầu nhƣ không vƣợt quá 2% trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ chiếm 1,52 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013 và 1,61 đồng của 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do những năm gần đây doanh nghiệp không còn mua máy móc thuyết bị bổ sung cho văn phòng nhiều nửa mà nguồn chi phí chủ yếu là lƣơng công nhân viên nên tỷ lệ này giảm đi đáng kể.

4.3.4 Xác định các nhân tố làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi những nhân tố sau đây:

- Chịu ảnh hƣởng về biến động của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: lạm phát, sự tăng giá nhất là giá xăng, dầu, nhớt, gas,…biến động thất thƣờng. Làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỷ thuật: hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc, máy móc thiết bị phục vụ phòng kế toán,…

- Chính sách vĩ mô của nhà nƣớc.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cũng làm cho các nhà quản lý doanh nghiệp phải đau đầu tìm ra các phƣơng án khả thi giúp

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU CÁT TƢỜNG

5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán

5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán

a. Ưu điểm

Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán đƣợc tổ chức, ghi chép đầy đủ một cách rõ ràng và đúng với chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành.

Công ty đã thực hiện nghiêm túc việc thanh toán các khoản thu chi với ngân hàng và cơ quan thuế.

b. Nhược điểm

Hệ thống tài khoản của phòng kế toán sử dụng để ghi chép lên sổ sách của từng sản phẩm chƣa đƣợc chi tiết của từng sản phẩm. Mới chỉ ghi một cách tổng quát. Điều này làm cho khó kiểm tra và đối chiếu số liệu kế toán của công ty.

Hiện tại công ty chƣa linh hoạt trong việc đóng thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc.

5.1.1.2 Về Công tác kế toán

a. Ưu điểm

Với bộ máy kế toán gọn nhẹ và đang hoạt động có hiệu quả và đảm bảo đƣợc chức năng cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc và phòng kế toán đƣợc tổ chức khoa học dù ít nhân viên nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc việc cung cấp thông tin kế toán và độ tin cậy của các báo cáo cho nhà quản trị trong và ngoài công ty.

Công ty đƣa phần mềm kế toán và phần mềm khai báo thuế vào ứng dụng thực tế đã giúp cho công tác kế toán đƣợc dễ dàng hơn trong công tác quản lí dữ liệu. Đồng thời cũng giúp giảm bớt đƣợc khối lƣợng công việc ghi chép bằng tay nhằm đảm bảo dữ liệu an toàn.

Việc xuất nhập hàng bán trong kỳ đƣợc kế toán bán hàng thực hiện đúng lúc và phù hợp với từng đối tƣợng sản phẩm, đảm bảo hàng bán đạt chỉ tiêu doanh số đề ra ban đầu.

Các nhân viên trong phòng kế toán làm việc một cách nghiêm túc, phân công đảm nhiệm công việc hợp lý. Kế toán trƣởng đã kịp thời theo dỏi chính xác tình hình biến động của từng sản phẩm, tính toán chính xác những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm.

Các chứng từ đƣợc lƣu trữ an toàn, có hệ thống giúp công việc kiểm tra đối chiếu thuận lợi. Các chứng từ gốc về chi phí, doanh thu và các chứng từ khác đƣợc kiểm tra chặt chẽ để tiến hành phân loại theo tình hình kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính.

Tổ chức công tác kế toán tài chính một cách khoa học, phù hợp, đảm bảo đúng thông tin hữu ích cho nhà quản trị.

b. Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm nói trên thì công ty còn một số mặt hạn chế nhất định cần khắc phục:

Về lập dự phòng phải thu khách hàng: công ty chƣa lập dự phòng phải thu khó đòi để quản lý, những khoản phải thu quá thời hạn lâu mà khách hàng chƣa trả có khả năng khó đòi hoặc khách hàng không thể trả để dự phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra.

Phòng kế toán chỉ có 2 thành viên trong khi khối công việc ngàng càng nhiều làm cho các nhân viên phải tăng ca vào các ngày nghĩ và số lƣợng thiết bị ko đủ để nhân viên làm việc đặc biệt phòng chỉ có một máy tính. Công việc khó thực hiện đƣợc đúng tiến trình với các phân xƣởng sản xuất sản phẩm và các phòng ban có liên quan.

Việc sử dụng phần mềm kế toán máy tại công ty: Phần mềm kế toán máy tại công ty chƣa có tính năng hoạt động cao, còn tồn tại rất nhiều lỗi nhƣ: Để hạch toán tiền hàng khách trả qua ngân hàng hay hạch toán tiền lƣơng, BHXH và một số nghiệp vụ kinh tế khác, kế toán đều nhập vào phân hệ “Nghiệp vụ/ bút toán khác”.

Chƣa lên đƣợc các kế hoạch cụ thể cho phòng kế toán ví dụ nhƣ kế hoạch về quy trình nhập kho, quy trình xuất vật tƣ…

Các nhân viên kế toán có thể bị nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu vào phần mềm kế toán, điều đó gây ảnh hƣởng đến kết quả báo cáo tài chính của

5.1.2 Nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

5.1.2.1 Ưu điểm

Công ty Cổ phần Sản Xuất Thƣơng Mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và bán sản phẩm nội thất nằm trên địa bàn Thành phố Cần Thơ thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng nhƣ cơ sở hạ tầng.

- Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có tay nghề, tận tâm trong công việc. Các phòng ban đều đƣợc trang bị máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu làm việc cho nhân viên.

- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay để giữ đƣợc khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Công ty luôn lấy uy tín, chất lƣợng, an toàn làm tiêu chí hàng đầu để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, đảm bảo những sản phẩm đƣợc hoàn thành và bàn giao đúng thời điểm yêu cầu.

- Trong ba năm 2011 - 2013 công ty hoạt động đều có lãi, đặc biệt là vào năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể so với năm 2011 là 273.205 nghìn đồng, đây là dấu hiệu tích cực công ty cần phát huy.

5.1.2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm nói trên thì công ty còn một số mặt hạn chế nhất định cần khắc phục.

- Thƣơng hiệu cũng nhƣ tên tuổi của công ty chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết

đến, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tham gia đấu cạnh tranh bán thành phẩm với các công ty lớn. Vì công ty chƣa có phòng marketing đảm nhận nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, chất lƣợng, cũng nhƣ tìm kiếm thêm khách hàng, nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng qui mô hoạt động của công ty.

- Hiệu suất sử dụng chi phí chƣa tốt hay nói cách khác chi phí của công ty phát sinh khá lớn, nhƣ chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để giảm giá vốn hàng bán, kiểm soát chặt chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Khả năng sinh lời của công ty còn thấp do lợi nhuận thu đƣợc hàng năm quá thấp so với chỉ số ngành.

- Vốn kinh doanh còn thiếu so với nhu cầu sản xuất gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Máy móc thiết bị chƣa đảm bảo để sản xuất những mặt hàng với số lƣợng lớn đảm bào nhu cầu cho khách hàng, đội ngũ nhân viên còn hạn chế chƣa đủ nhân lực để sản xuất cùng lúc nhiều sản phẩm.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 5.2.1 Về thực hiện chế độ kế toán 5.2.1 Về thực hiện chế độ kế toán

5.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán của công ty

Công ty Cổ phần Sản Xuất Thƣơng Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Cát Tƣờng sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, nên kế toán chỉ ghi tổng quát về các chi phí phát sinh trong phân xƣởng. Tuy đơn giản, dễ thực hiện nhƣng lại khó để quản lý và kiếm tra về mặt số liệu. Vì vậy công ty nên lập bảng phân bổ chi tiết cho từng loại sản phẩm và bổ sung sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm để dễ dàng kiểm tra hơn.

5.2..1.2 Lên kế hoạch thuế

Kế toán trƣởng cần lên kế hoạch thuế để giúp công ty giảm tối đa các khoản thuế và các khoản phải nộp bằng những cách thức hợp pháp.

5.2.2 Về công tác kế toán

5.2.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bổ sung sổ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi TK - 139.

Công ty nên lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những thay đổi về kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán. Cuối niên độ kế toán tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, công ty phải dự kiến số nợ phải thu để tính trƣớc vào chi phí kinh doanh dựa vào đó làm căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong kỳ hạch toán. Việc xác định số lập dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính nhƣ:

- Phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ khó đòi (khách hàng bị phá sản, bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản…)

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của đối tƣợng về số tiền còn nợ chƣa trả (hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, bản thanh lý..)

5.2.2.2 Trang thiết bị, máy móc cho phòng kế toán

Hiện nay với số lƣợng nhân viên là 2 ngƣời, nhƣng trong phòng chỉ có một máy tính nên khi một nhân viên nhập số liệu vào máy tính thì chỉ không

việc trì trệ lại nhiều và làm mất rất nhiều thời gian. Công ty nên trang bị cho phòng kế toán thêm máy vị tính ít nhất là thêm 1 cái nửa. Điều này sẽ làm cho việc nhập liệu tăng lên gấp nhiều lần so với bây giờ.

Việc sử dụng phần mềm kế toán tại công ty: Công ty nên yêu cầu doanh nghiệp bán phần mềm kế toán máy thiết kế phiếu kế toán nhập nghiệp vụ kinh tế khách hàng trả tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng để hạch toán cho đúng và thuận lợi, tránh những sai sót nhất định khi chạy phần mềm.

5.2.2.3 Lên kế hoạch cho quy trình kế toán

Nếu quy trình kế toán đƣợc viết một cách rõ ràng, thì phòng kế toán sẽ làm việc một cách nhất quán và công việc sẽ đƣợc phân chia rõ rang. Để khắc phục đƣợc những sai sót trong công việc, kế toán trƣờng nên lên kế hoạch cho quy trình kế toán, phân chia từng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Điều này sẽ giúp cho công việc kế toán đƣợc thuận lợi, nhất quán và tránh sai sót hơn.

5.2.2.4 Về cách xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán nhập liệu vào phần mềm thì nên nhập vào bảng excel. Cuối kỳ, trƣớc khi in dữ liệu từ phần mềm, kế toán tính số liệu trên excel sau đó đối chiếu với kết quả có đƣợc trên phần mềm. Cách này có thể giúp kế toán tránh đƣợc những sai sót trong quá trình nhập liệu và có thể điều chỉnh nếu xảy ra sai sót trƣớc khi báo cáo lên Ban giám đốc công ty.

5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KINH DOANH

- Công ty nên lập phòng marketing để nghiên cứu thị trƣờng, tìm hƣớng

đi mới và tìm kiếm thêm khách hàng mới cho công ty, lập ra những khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phòng marketing còn có

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cồ phần sản xuất – thương mại – dịch vụ xuất nhập khẩu cát tường (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)