- Quyết định 145/QĐCT ngày 12/10/2004 của Chủ tịch UBND huyện Sa Pa v/v ban hành quy chế tam thời quản lý các tuyến du lịch làng bản trên địa bàn huyện Sa Pa.
2.3.2.1. Khách dulịch trekking Sa Pa
Những năm gần đây, khách du lịch quốc tế đến Sa Pa ngày càng tăng, đã gần ngang với số khách trong n−ớc. Họ đến Sa Pa quanh năm và vào tất cả
các ngày trong tuần. Trong số đó có đến 90% chỉ mua các tour 1 ngày vì nhiều lý do: họ không phải là các đối t−ợng khách chuyên trekking, không có thông tin, hiểu biết về các điểm trekking xa thị trấn, ngại đi dài ngày, phải qua đêm ở bản dân tộc phải trình báo, ch−a tin t−ởng trình độ tổ chức du lịch trekking của các đơn vị kinh doanh tổng hợp, các văn phòng tour địa ph−ơng... Số 10% khách quốc tế còn lại chính là những khách chuyên trekking, có khả năng chi trả cao, muốn đ−ợc mua tour của một đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa điều kiện và sự an toàn cho chuyến đi theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối t−ợng này tuy hiện nay ch−a nhiều, song ở góc độ kinh doanh loại hình du lịch trekking, họ cần đ−ợc chú trọng vì là tập khách tiềm năng, có kinh nghiệm trekking, quý trọng tài nguyên và sẵn sàng chi trả các chi phí mà nhiều du khách đi lẻ từ chối nh− phí thắng cảnh, phí bảo vệ môi tr−ờng, phí bảo hiểm... Mặt khác, nhu cầu cao của họ giúp nhà cung ứng chuẩn hoá các cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng nh− các nghiệp vụ tổ chức tour phục vụ khách, tiến đến tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh loại hình du lịch này.
Thời gian qua, ngoài một số l−ợng không đáng kể khách trong n−ớc, chủ yếu thực hiện các tour trekking cấp độ 1, có khá nhiều khách du lịch quốc tế muốn thử sức với đỉnh Phan Si Păng (cấp độ 4 - cấp độ du lịch trekking cao nhất ở Sa Pa). Các chuyến thăm các bản dân tộc cũng diễn ra phổ biến, các điểm đến chủ yếu là các bản Tả Phìn, Lao Chải, Sín Chải, Cát Cát, Tả Van. Khách n−ớc ngoài tới Sa Pa chủ yếu là ng−ời châu Âu, đặc biệt là Pháp, bởi từ lâu ng−ời Pháp đã từng biết đến Sa Pa. Ngoài ra là khách đến từ các n−ớc khác có sử dụng tiếng Anh: Hoa Kỳ, Australia, New Zealand... Khách Trung Quốc đến đây cũng nhiều với lý do tiện đ−ờng biên giới. Mua tour trekking của các đơn vị kinh doanh tổng hợp, các văn phòng tour địa ph−ơng chủ yếu là khách không chuyên trekking, khách bình dân, khách "ba lô", học sinh, sinh viên, những ng−ời n−ớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Các đoàn thể thao trong n−ớc cũng nh− xuyên quốc gia cũng đến lấy Sa Pa làm điểm tập kết. Đối t−ợng mua tour trekking cũng khá đa dạng, từ các nhà văn, th−ơng nhân, nhà khoa học
cho đến các đoàn leo núi, các nhà thám hiểm, những du khách chuyên trekking (trekkers), coi trekking nh− một sở thích (hobby).