Hoạt động dulịch tại Sa Pa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 45)

- Châu úc: New Zealand (dãy Alps Nam), Australia (dãy Great Dividing).

13 Canoeing, kayaking, lặn biển, dulịch xe đạp.

2.2. Hoạt động dulịch tại Sa Pa

Với những gì đang sở hữu, Sa Pa đã và đang chứng tỏ là một điểm du lịch quan trọng của du lịch Việt Nam. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Sa Pa đ−ợc xác định là một điểm du lịch quan trọng cấp quốc gia thuộc Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc của Vùng du lịch Bắc Bộ [Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 1994, tr. 85].Sa Pa là một điểm du lịch trên Tuyến du

lịch quốc gia Hà Nội-Lào Cai và tuyến du lịch nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc đồng thời cũng là điểm du lịch quan trọng trên tuyến biên giới Việt- Trung.

Sa Pa đã trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài n−ớc vì thắng cảnh núi non, khí hậu mát mẻ cũng nh− sự phong phú đa dạng về văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Loại hình du lịch chủ yếu vẫn là nghỉ d−ỡng và thăm thú đời sống dân tộc vùng cao thiểu số Việt Nam.

Du khách n−ớc ngoài lần đầu tiên đặt chân lên Sa Pa là vào thời kỳ Pháp thuộc, khi thị trấn huyện đ−ợc thành lập nh− một trạm nghỉ d−ỡng với hơn 200 biệt thự [Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan, 2000, tr.19]. Ngày nay một số phụ nữ cao tuổi ng−ời H’mông hay ng−ời Dao bán đồ thủ công trên đ−ờng phố Sa Pa vẫn có thể nói đ−ợc tiếng Pháp và đó chính là dấu ấn của thời kỳ đó.

Sau khoảng 40 năm tạm lắng, do điều kiện lịch sử, thời gian mà điểm du lịch này chỉ thi thoảng đón các đoàn khách của Đảng và Nhà n−ớc Việt Nam đ−ợc bao cấp, du lịch Sa Pa đã thực sự khởi sắc trở lại vào đầu những năm 1990 và phát triển nhanh, đ−a du lịch trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của huyện (hai ngành kia là nông nghiệp và lâm nghiệp). Sa Pa đã lớn lên từ một thị trấn chỉ có hai khách sạn vào năm 1992 thành một thị trấn có trên 50 khách sạn và nhà nghỉ vào năm 1998 [DiGregorio et al, 1998; Grindley, M., 1998]. Năm 1997 đã có khoảng 30,800 du khách đến Sa Pa trong đó có 9.000 du khách ngoại quốc [Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan, 2000, tr.20]. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, l−ợng khách nội địa (2001: 58,591; 2002: 64,668; 2003: 97,000) và quốc tế (2001: 18,420; 2002: 26,060; 2003: 28,000) đều tăng với tốc độ rất cao [UBND huyện Sa Pa, 2004].

Những năm gần đây, khách du lịch quốc tế chiếm tới 45% tổng số khách đến Sa Pa, bao gồm 60 quốc tịch khác nhau [Lý Thị Sẽ, báo Lào Cai, 12/1998; Chi cục thuế huyện Sa Pa, 1999; UBND huyện Sa Pa, 2000]. Tính đến tháng 6/2003, thị trấn Sa Pa có 26 khách sạn, 44 nhà nghỉ, 15 công ty, xí nghiệp du lịch (khối Nhà n−ớc: 3; khối t− nhân: 11; khối liên doanh: 1) [UBND huyện Sa

Pa, 2004]. Ngoài những công ty du lịch, hầu hết các đơn vị kinh doanh l−u trú trên có dịch vụ lữ hành, thiết kế và bán tour cho khách du lịch (chủ yếu là những du khách đang nghỉ tại cơ sở l−u trú của mình), trong đó có du lịch trekking.

Nh− thế, Sa Pa phục vụ hai thị phần du lịch chính: du khách nội địa là những ng−ời chủ yếu đến Sa Pa vào mùa hè nhằm trốn nắng nóng oi ả của vùng đồng bằng và th−ởng thức khí hậu mát mẻ miền núi và du khách quốc tế

là những ng−ời bị hấp dẫn bởi tính đa dạng của các cộng đồng dân tộc thiểu số và môi tr−ờng miền núi của họ. Hai nhóm còn có thể đ−ợc phân biệt bởi hình thức hoạt động (nghỉ ngơi th− giãn, đi dạo đối lập với du lịch trekking và thăm quan các làng bản dân tộc); nguyện vọng và nhu cầu (nhà nghỉ hiện đại, nhà hàng, các tiện nghi du lịch và giải trí đối lập với các trang thiết bị đích thực, truyền thống và những điều hấp dẫn còn ít ng−ời biết đến); hành vi đối với môi tr−ờng (ví dụ nh− việc du khách nội địa tìm mua phong lan của V−ờn quốc gia Hoàng Liên là khá phổ biến). Các cơ quan chức năng đã vấp phải tình thế nan giải là phải đồng thời vừa thỏa mãn cả hai loại du khách vừa phải đảm bảo cho quá trình phát triển du lịch bền vững.

Đối với khách nội địa, các tour du lịch d−ờng nh− chỉ gói gọn ở các dịch vụ chính và thăm quan một vài điểm quen thuộc nh− Thác Bạc, Cầu Mây, chợ, nhà thờ, khu du lịch Hàm Rồng... thêm chút cảm nhận bản dân tộc Cát Cát cách Sa Pa vài chục phút đi bộ. Nói chung hoạt động du lịch ở đây đã đáp ứng đ−ợc nhu cầu của một số đông du khách nội địa đến Sa Pa nghĩ d−ỡng là chính. Nh−ng chính sự thụ động trong việc tổ chức của các cơ sở du lịch và sự thụ động trong khuynh h−ớng du lịch thụ h−ởng của du khách (mà chủ yếu là du khách nội địa) đang và sẽ làm cho hình ảnh du lịch Sa Pa thiếu đi sức hấp dẫn một cách không đáng có.

Từ 1993, khi du khách quốc tế bắt đầu đến Sa Pa với số l−ợng lớn, chính quyền địa ph−ơng đã kiểm soát và hạn chế việc du khách ngủ lại trong làng bản. Tuy nhiên, cho đến nay, đã có sự chuyển biến lớn về quan điểm và

chính quyền địa ph−ơng đã bắt đầu quan tâm đến việc mở cửa và phát triển các tuyến trekking đ−ợc cấp phép chính thức. Sự quan tâm của du khách quốc tế đã giúp cộng đồng ở Sa Pa nhận thức đ−ợc một tiềm năng du lịch mới.

Trong những năm đầu thế kỷ 21 này, đa dạng hoá loại hình du lịch, đ−a vào khai thác những loại hình du lịch ở trình độ cao, khai thác những mặt còn ẩn giấu của tài nguyên, đảm bảo tính sinh thái - bền vững, không t−ơng khắc với cộng đồng - là cách mà nhà quản lý và đặc biệt là những nhà kinh doanh du lịch ở Sa Pa đã làm và đang mang đến hình ảnh mới cho du lịch của điểm dến này, cũng là mang đến cho du khách sự háo hức khám phá một hình ảnh mới của Việt Nam. Du lịch trekking chính là loại hình du lịch có thể coi là điểm nhấn hiện tại, cũng là mấu chốt của các biện pháp làm mới điểm đến truyền thống này, và là sự đảm bảo cho một giai đoạn phát triển tiếp theo trong t−ơng lai của Sa Pa.

Cho đến nay Sa Pa vẫn đang trong quá trình hiện thực hoá một kế hoạch chiến l−ợc tổng thể về du lịch theo h−ớng bền vững. Chính quyền huyện còn thiếu nguồn lực và những nhà qui hoạch có kinh nghiệm, thiếu các nhà quản lý và những ng−ời có hiểu biết về du lịch bền vững. Các quá trình ra quyết định, lập kế hoạch du lịch và thực hiện còn thiếu sự tham gia của cộng đồng, và còn tồn tại sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối t−ợng khác nhau ví dụ nh−

giữa các chủ khách sạn.

Tuy nhiên, những sáng kiến ban đầu nh− sự ra đời của Phòng du lịch và Ban chỉ đạo hỗ trợ du lịch là những b−ớc đi tích cực quan trọng h−ớng tới việc cải thiện tình trạng nêu trên. Những hoạt động này phản ảnh sự cam kết của chính quyền huyện nhằm tìm ra những giải pháp cho các tồn tại về du lịch trong huyện, đồng thời phản ảnh nguyện vọng của họ sẵn sàng tiếp nhận những ý t−ởng hay cơ chế mới nhằm đạt đ−ợc du lịch bền vững.

Tựu chung, Sa Pa là một điểm đến thuận lợi, có tầm cỡ cũng nh− từng có kinh nghiệm du lịch suốt gần một thế kỷ qua [Đảng bộ Sa Pa, 1996, tr.62]. Lịch

sử này cũng góp phần khẳng định uy tín của Sa Pa tr−ớc khách du lịch nói chung, trong đó có du khách trekking.

Hình 2.4. Sơ đồ dự kiến các tuyến và phạm vi khai thác du lịch Sa Pa (Nguồn: Sở TMDL Lào Cai)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 45)