Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 112)

- Mặc những trang phục phù hợp, nhìn chung càng kín đáo thì càng tốt Không đ−ợc quay phim, chụp ảnh nếu nh− họ không đồng ý.

B. Một số khuyến nghị

B.1. Khuyến nghị từ ý kiến của du khách

Khi đến Sa Pa, hầu hết khách Việt Nam ở trong thị trấn, chỉ đến thăm những địa điểm du lịch gần đó... Họ đề nghị xây dựng thêm nhiều khu vui chơi, giải trí trong thị trấn. Trong khi đó, du khách quốc tế mong Sa Pa giữ nguyên đ−ợc vẻ hoang sơ, tự nhiên nh− nó vốn có, còn các khu vui chơi nên quy hoạch ra khu vực khác tách khỏi thị trấn. Nh− vậy, cần có sự giải quyết

nhanh chóng, đáp ứng tốt nhu cầu du khách, với các ý kiến trái ng−ợc, sự giải quyết cần có tính hòa hợp, hợp lí, nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả các bên, đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại Sa Pa. Có lẽ cũng phải hy sinh một phần những lợi ích nhìn thấy tr−ớc mắt và việc phục vụ nhu cầu khách Việt Nam để giữ đ−ợc nét nguyên sơ của thiên nhiên và nguyên bản của văn hoá điểm đến, góp phần khẳng định hình ảnh du lịch mới của Sa Pa: du lịch trekking.

Về phát triển loại hình du lịch trekking Sa Pa: nhu cầu của khách Việt Nam và quốc tế giống nhau về một số điểm cơ bản. Du khách đề nghị cần có sự thay đổi, giải quyết các tồn tại từ vấn đề an toàn, vệ sinh, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi tr−ờng, danh thắng, h−ớng dẫn viên, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ... Tất cả cần có sự giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, với các nhu cầu trái ng−ợc, cần có sự giải quyết mang tính hợp lý, hòa hợp. Cần kiểm soát và tổ chức cho sự tăng tr−ởng du lịch trekking Sa Pa trên toàn thể các mặt, đặc biệt là cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng cơ sở, các tour tuyến tham quan, các bản làng.

B.2. Khuyến nghị cụ thể nhằm mục tiêu phát triển hài hoà du lịch trekking với các yêu cầu kinh tế – x hội khác tại Sa Pa trekking với các yêu cầu kinh tế – x hội khác tại Sa Pa

An toàn

Qua nghiên cứu, có thể kết luận an toàn là mối bận tâm chính của mọi du khách, đ−ợc coi nh− một −u tiên cần giải quyết trong du lịch trekking ở Sa Pa.

An toàn giao thông: cần cải thiện hệ thống đ−ờng giao thông Lào Cai - Sa Pa, với những biển báo, hàng rào chắn phòng tai nạn..., sửa chữa, cải tạo các tuyến đ−ờng đến thôn bản một cách phù hợp, tránh xu h−ớng bê tông hoá. Có sự quản lý về đội xe chuyên chở, chất l−ợng xe và trình độ lái xe.

Y tế: cần có đầy đủ trang thiết bị y tế cứu th−ơng, là chìa khóa cho phát triển du lịch khám phá/mạo hiểm tại Sa Pa. Cụ thể: hiện đại hóa các dịch vụ

tại bệnh viện Sa Pa; xây dựng ph−ơng án ứng cứu nhanh chóng kịp thời với đội xe l−u động; các bác sĩ có trình độ tốt về chuyên môn, ngoại ngữ.

An toàn vệ sinh trong các khách sạn, nhà hàng: các cơ quan chức năng cần can thiệp, kiểm tra, buộc các khách sạn, nhà hàng phải tôn trọng chặt chẽ các qui định về an toàn và vệ sinh, đ−a ra các tiêu chuẩn xếp hạng, thông báo rộng rãi cho khách hàng.

Vệ sinh và môi tr−ờng đô thị

Đô thị phát triển lộn xộn là một hiểm họa cho du lịch Sa Pa nói chung, du lịch trekking Sa Pa nói riêng. Cần có sự qui hoạch đúng đắn và nhanh chóng, việc áp dụng phải đi kèm việc giám sát trong quản lý hành chính. Qui định về tôn trọng và bảo vệ môi tr−ờng là một trong những điều quan trọng nhất đối với du lịch trekking Sa Pa, từ thu gom, xử lý rác, đến công tác thông tin tuyên truyền...

Cải thiện các dịch vụ

Dịch vụ thông tin du lịch và du lịch trekking: bên cạnh việc xây dựng trung tâm cung cấp các thông tin du lịch cho du khách về các mặt hoạt động, dịch vụ du lịch, các nhóm dân tôc, quản lý thông tin, tr−ng bày bảo tàng, cần gia tăng các hoạt động thông tin - t−ơng tác đi kèm với công tác thông tin - quảng bá và giáo dục du khách. Cần chú ý các ấn phẩm thông tin về du lịch trekking hiện ch−a có, chẳng hạn bản đồ trekking Sa Pa, cẩm nang nên và không nên làm khi đi du lịch trekking Sa Pa.

Hệ thống chất l−ợng nhà hàng – khách sạn: Tiến hành khảo sát, đánh giá chính xác nhất về hiện trạng chất l−ợng nhà hàng, khách sạn tại Sa Pa. Bên cạnh đó tổ chức đào tạo cho ngành l−u trú này. Việc quản lý, đào tạo đó cần đ−ợc nhân rộng tới bản làng. Mô hình homestay đã đến lúc phải chuẩn hoá, nhân rộng và có tính đến đặc thù địa ph−ơng và văn hoá dân tộc bản địa. Các dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác liên quan đến sự tham gia của ng−ời dân địa

ph−ơng vào du lịch trekking Sa Pa cần có sự quan tâm thích đáng để h−ớng dẫn họ tham gia một cách phù hợp nhất.

H−ớng dẫn viên: cần có sự đào tạo và đào tạo lại về mọi mặt, kiến thức, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ; nên bắt đầu từ các h−ớng dẫn viên đang làm việc tại Sa Pa.

Bảo vệ di sản

Công việc này cần đ−ợc thực hiện liên tục, bao gồm cả di sản tự nhiên và nhân văn. Tại các bản làng, cần giữ vững đặc tính và kiến trúc bản làng. Duy trì sự phong phú, đa dạng và hoang sơ của tự nhiên. Thực tế đây là một công việc rất khó khăn vì phải đ−ơng đầu với yêu cầu phát triển đời sống và dân trí địa ph−ơng với các trào l−u không thể đi ng−ợc: cơ giới hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế dịa ph−ơng, kiên cố hoá cơ sở hậ tầng, cơ sở vật chất xã hội...

Các vấn đề khác

Sự đeo bám của ng−ời dân tộc bán hàng cần đ−ợc ngăn chặn, có hình thức bán hàng tập trung, theo qui hoạch đặc biệt là ở khu vực thị trấn.

Công tác quảng bá, giới thiệu du lịch trekking Sa Pa phải đ−ợc đặc biệt coi trọng bởi các nhà quản lý du lịch địa ph−ơng. Để du khách có thể giúp Sa Pa quảng bá bản thân bằng cách “truyền khẩu”, cần xác định, xây dựng và duy trì hình ảnh phục vụ tận tình và nhiều ấn t−ợng tốt đẹp khác với các du khách của hiện tại.

Một trong những yêu cầu cấp bách là việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong du lịch trekking nói riêng và với du lịch Sa Pa nói chung. Cần mở rộng hơn các tuyến tham quan, thiết lập sự liên kết tuyến... tạo sức thu hút hơn nữa với du khách bởi những sản phẩm mới mẻ.

Việc phát triển nhanh chóng của du lịch trekking Sa Pa đòi hỏi cơ quan quản lý du lịch phải tăng c−ờng quản lý, điều tra và bố trí tại chỗ công cụ thống kê liên tục để quản lý những vấn đề mới đặt ra.

Tiến đến hạn chế các hình thức kinh doanh trekking không chuyên,

tránh cạnh tranh không lành mạnh, phá giá tour.

B.3. Khuyến nghị chung từ nghiên cứu trờng hợp du lịch trekking tại Sa Pa

Tr−ờng hợp của Sa Pa với tính điển hình rõ nét cho những điểm đến

trekking tiêu biểu trên thế giới cho thấy Việt Nam có một tiềm năng rất lớn trong việc khai thác loại hình du lịch đặc sắc này. Những bài học của Nepal, đ−ợc coi là điểm đến trekking sớm và thành công nhất cho đến nay, cần đ−ợc nghiên cứu kỹ l−ỡng và áp dụng phù hợp cho không chỉ Sa Pa mà cả một số địa ph−ơng khác cũng trong xu thế chuẩn bị trở thành điểm đến của du lịch trekking Việt Nam. Các vấn đề tiêu cực mà Sa Pa từng tồn tại từ việc khai thác du lịch trekking nhất thiết là những bài học phải đ−ợc rút kinh nghiệm ở các địa ph−ơng đi sau. Đồng thời cũng phải tránh lối học tập một cách thiếu suy nghĩ, tràn lan và không tính đến đặc thù địa ph−ơng, gây cảm giác lặp lại nơi du khách, làm giảm sức hấp dẫn điểm đến trekking Việt Nam nói chung.

Từ việc nghiên cứu tr−ờng hợp Sa Pa, bên cạnh đề xuất phát triển các điểm đến khác trong n−ớc cho du lịch trekking cũng cần tính đến việc mở rộng các tuyến trekking ra ngoài biên giới, sang các n−ớc láng giềng có chung điều kiện khai thác, nh− Lào là một ví dụ tiềm năng. Đồng thời cũng cần nghiên cứu và áp dụng các hình thức du lịch khám phá/mạo hiểm tổng hợp với nhiều loại hình khác nhau, tạo thành những sản phẩm du lịch chuyên biệt thực sự hấp dẫn để tiến tơi tạo lập th−ơng hiệu riêng cho du lịch theo mảng này ở Việt Nam và khu vực Đông D−ơng./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)