Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 109)

- Mặc những trang phục phù hợp, nhìn chung càng kín đáo thì càng tốt Không đ−ợc quay phim, chụp ảnh nếu nh− họ không đồng ý.

A.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả xin nhận định khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài d−ới đây.

Nhiệm vụ thứ nhất: nghiên cứu tổng quan việc phân chia loại hình du lịch, cơ sở khoa học của du lịch trekking (nội hàm và đặc tr−ng loại hình) và xác định h−ớng tiếp cận cho việc xem xét du lịch trekking trong hệ thống phân loại loại hình du lịch.

- Việc phân chia loại hình du lịch để khẳng định vị trí của một loại hình du lịch nào đó là tiếp cận đầu tiên của tác giả, làm cơ sở cho nghiên cứu loại hình du lịch trekking. Luận văn đã nêu khái quát các khuynh h−ớng phân chia loại hình du lịch theo các tiêu chí và mục dích khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau căn cứ hiện thực sinh động của hoạt động du lịch của loài ng−ời hay ngành kinh doanh du lịch từ sau Thomas Cook giữa thế kỷ XIX. Và cuối cùng khẳng định các cách/quan điểm phân loại đáng chú ý, h−ớng tiếp cận mà luận văn nhấn mạnh phục vụ mục tiêu riêng của đề tài và tiếp theo đó là vị trí của loại hình du lịch trekking đ−ợc biểu hiện rõ ràng.

Bảng 4.1.Tiếp cận loại hình du lịch trekking

Cách/quan điểm phân loại Vị trí của loại hình du lịch trekking

Quan điểm/tiếp cận kinh tế - sản phẩm/marketing.

Du lịch trekking: một ph−ơng cách đa dạng hoá sản phẩm, tăng c−ờng sức hấp dẫn và làm mới điểm du lịch, một tiềm năng kết hợp với các loại hình khác tạo nên những sản phẩm du lịch chuyên biệt hấp dẫn.

Tiếp cận lịch sử và kinh tế - chính trị

Du lịch trekking: một loại hình du lịch lựa chọn, cân nhắc, có trách nhiệm.

Quan điểm phát triển du lịch bền vững, quan điểm du lịch cộng đồng

Du lịch trekking: một loại hình du lịch giáo dục về thiên nhiên thông qua trải nghiệm, đóng góp tích cực vào đời sống bản địa và thể hiện rõ nỗ lực bảo tồn tính nguyên bản của thiên nhiên và văn hoá nơi đến.

- Luận văn cũng tiến hành làm rõ về căn bản thuật ngữ trek, trekking, du lịch trekking, sự phát triển trên thế giới, sự du nhập vào Việt Nam. Xem xét d−ới góc độ loại hình du lịch, du lịch trekking đ−ợc làm rõ ở các nội dung: nội hàm, đặc tr−ng loại hình, thành tố và cấp độ. Trong t−ơng lai, nếu có sự bổ sung, cọ xát với các công trình khác, chắc chắn luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học loại hình du lịch trekking nói riêng, du lịch khám phá/mạo hiểm và du lịch chuyên biệt nói chung.

Nhiệm vụ thứ hai:khái quát đặc điểm loại hình và ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại Sa Pa từ khảo sát hiện trạng ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại Sa Pa, đặc biệt của một số đơn vị chuyên doanh loại hình này cho các đối t−ợng khách.

- Du lịch Sa Pa qua khảo sát ý kiến du khách: với −u điểm nổi bật về tài nguyên du lịch (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn), Sa Pa đã và sẽ phát triển mạnh trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất cả n−ớc. Khách du lịch đến Sa Pa ngày càng tăng, với hai thành phần chính là khách Việt Nam và khách quốc tế với nhiều điểm giống và khác nhau trong nhận xét về Sa Pa. Khách Việt Nam chiếm phần lớn trong tổng du khách đến Sa Pa, mục đích chính là h−ởng bầu khí hậu mát mẻ, nghỉ ngơi. Chi phí của họ chủ yếu cho l−u trú và ăn uống, còn về dịch vụ du lịch, giải trí không nhiều. Khách du lịch quốc tế, tuy ít hơn nh−ng đang có xu h−ớng tăng mạnh. Họ đến Sa Pa với lý do chính là sự hấp dẫn của vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ và nét văn hoá dân tộc đặc sắc ở Sa Pa.

Các du khách có những nhận xét, đánh giá khá giống nhau về Sa Pa: khí hậu, cảnh quan tự nhiên tuyệt vời, ng−ời dân thân thiện, nh−ng bên cạnh đó là sự lộn xộn của cảnh quan đô thị, môi tr−ờng tự nhiên không đ−ợc bảo tồn, mất vệ sinh, sự chèo kéo quá đáng của ng−ời dân tộc, dịch vụ du lịch còn quá sơ sài, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu du khách... Họ lo lắng cho t−ơng lai Sa Pa nếu tình trạng này tiếp diễn: sự phát triển quá nhanh, không có chính sách, quy hoạch đúng đắn và kịp thời, sẽ làm triệt tiêu dần các tiềm năng, khiến du lịch Sa Pa nói riêng, và nền kinh tế - xã hội Sa Pa nói chung không thể đi lên.

- Du lịch trekking Sa Pa: Với tiềm năng to lớn cả về tự nhiên và văn hoá, du lịch trekking Sa Pa là loại hình du lịch đã và đang thu hút l−ợng khách lớn, cần tiếp tục có sự đầu t− phục vụ phát triển. Loại hình du lịch trekking Sa Pa đã hình thành và phát triển trong hơn 10 năm qua, đến nay đã định hình rõ nét, b−ớc đầu đ−a Sa Pa vào danh mục điểm đến cho sản phẩm du lịch trekking quốc tế.

- Sản phẩm du lịch trekking Sa Pa: hiện tại đã thể hiện những đặc điểm loại hình nói chung và cả những đặc thù riêng của điểm đến Sa Pa, Việt Nam, đáp ứng đ−ợc nhu cầu phong phú của du khách (từ cấp độ thấp đến cao, độ nguyên sơ của thiên nhiên, văn hoá nguyên bản và đa dạng) và đang có khả năng mở rộng, nối kết tour rất lớn ra cả miền núi Bắc Việt Nam và sang cả n−ớc bạn Lào.

- Du khách trekking Sa Pa: Khách du lịch tham gia du lịch trekking Sa Pa chia làm 2 thành phần chính, gồm: du khách Việt Nam đến từ các đô thị, trẻ, thu nhập cao với nhu cầu chính là nghỉ ngơi, là thị tr−ờng tiềm năng cần khai thác và khách quốc tế, chủ yếu từ châu Âu, độ tuổi lớn, thời gian l−u trú lâu hơn, chính là đối t−ợng du khách chủ đạo của du lịch trekking Sa Pa.

- Hiện trạng kinh doanh và ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking Sa Pa còn nhiều vấn đề nổi cộm: giá cả cạnh tranh với mức chênh lệch quá lớn giữa nhà tổ chức chuyên loại hình với các loại cơ sở khác, chất l−ợng dịch vụ, tiêu chuẩn trang thiết bị, an toàn, thông tin và định h−ớng du khách, vấn đề gìn giữ

môi tr−ờng, bảo vệ cộng đồng... còn nhiều vấn đề tiêu cực, thiếu dấu ấn quản lý - quy hoạch - đầu t− bài bản. Bài học từ nghiên cứu thực tiễn du lịch trekking Sa Pa và các ph−ơng thức tổ chức, kinh doanh cụ thể sẽ là bài học cho các điểm đến khác có tiềm năng nh−ng ch−a khai thác cho loại hình này nh− Sơn La, Lai Châu, Điện Biên...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 109)