Các ph−ơng pháp/cách thức vận hành các ph−ơng tiện, công cụ (hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật) phục vụ du lịch trekking.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 106)

- Mặc những trang phục phù hợp, nhìn chung càng kín đáo thì càng tốt Không đ−ợc quay phim, chụp ảnh nếu nh− họ không đồng ý.

3.5.3. Các ph−ơng pháp/cách thức vận hành các ph−ơng tiện, công cụ (hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật) phục vụ du lịch trekking.

Cơ sở vật chất cho du lịch trekking Sa Pa hiện là vấn đề nổi cộm nhất trong hiện trạng ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại nơi này. Vấn đề nan giải nhất là hệ thống cơ sở l−u trú, đặc tr−ng là ngủ bản (homestay) và ngủ lều (camping). Ngủ bản hiện tại mơi đáp ứng đ−ợc nhu cầu rất nhỏ, và biện pháp tình thế để du khách dễ chấp nhận khi mà ng−ời dân tộc thiểu số ch−a có thói quen phục vụ cũng nh− áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh là xây dựng các nhà nghỉ theo dạng nhà của ng−ời dân tộc đặt trong làng, bản dân tộc, nh−ng du khách sẽ ở độc lập, có ng−ời phục vụ độc lập. Rõ ràng, trong t−ơng lai, sự đièu chỉnh sẽ đến từ cả hai phía, du khách, và ng−ời dân địa ph−ơng để ngủ bản (homestay) đạt đ−ợc đầy đủ ý nghĩa của nó.

Ngủ lều hiện tại có một thực trạng đa dạng về nguồn cung cấp trang thiết bị, dụng cụ. Cũng nh− trang thiết bị, dụng cụ đi bộ mạo hiểm, nhiều đơn vị kinh doanh chủ tr−ơng nội địa hoá. Điều này không phải là không tốt, tuy nhiên, thực tế nó là cái cớ che đậy cho một việc làm thiếu nghiêm túc, cắt giảm dịch vụ để hạ giá thành sản phẩm, coi th−ờng sức khoẻ, tính mạng của du khách khi không đảm bảo tiêu chuẩn trang thiết bị và các biện pháp an

toàn. Một số công ty chuyên nghiệp nhập ngoại trang thiết bị cơ bản và có những tài liệu, tập huấn h−ớng dẫn sử dụng giúp du khách thuận tiện, an toàn trong thực hiện tour đồng thời bảo vệ môi tr−ờng.

Tiểu kết ch−ơng 3

Ch−ơng 3 đã giải quyết phần còn lại của đối t−ợng nghiên cứu thứ hai của đề tài (ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking ở Việt Nam (tr−ờng hợp Sa Pa)) với việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khái quát ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại Sa Pa từ khảo sát hiện trạng ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại Sa Pa, đặc biệt của một số đơn vị chuyên doanh loại hình này.

Khái quát lại, có thể thấy, ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking tại Sa Pa hiện nay thể hiện ở ba nội dung cơ bản:

Du khách trekking và sản phẩm trekking hiện tại ở mức độ trung hoà, ch−a có dấu hiệu quá tải hay thiếu cân xứng: du khách quốc tế có sự phù hợp nhất định với loại sản phẩm du lịch này, các sản phẩm chính (10 tuyến trek) thể hiện sự đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách cả trong và ngoài n−ớc.

Các hình thức kinh doanh du lịch trekking Sa Pa tạm thời phân thành 3 loại từ các đơn vị chuyên doanh đến việc kinh doanh xen ghép và bán tour cho khách lẻ, khách vãng lai và giá rẻ cũng cho thấy chất l−ợng sản phẩm cung ứng cũng giảm dần và ph−ơng thức tổ chức cũng giảm bớt tính chuyên nghiệp.

Ph−ơng thức tổ chức du lịch trekking cụ thể (cơ sở vật chất, kỹ thuật, cách vận hành, các b−ớc thực hiện tour...) tại Sa Pa thể hiện sự du nhập tập quán quốc tế vốn đ−ợc thừa nhận rộng rãi nh− một tiêu chuẩn cho loại hình này. Tuy nhiên, số đơn vị áp dụng đầy đủ các yêu cầu về an toàn và tính chuyên nghiệp còn quá ít, số còn lại về ph−ơng thức tổ chức không có gì mới mẻ hơn, chỉ giảm thiểu ít nhiều các hạng mục phục vụ và ph−ơng tiện mà thôi. Và hiện trạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phát triển kinh doanh du lịch trekking ồ ạt, thiếu bền vững, từ đó làm giảm uy tín điểm đến Sa Pa cho loại hình du lịch trekking.

Kết luận và khuyến nghị A. Kết luận về việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ về du lịch trekking ở sapa việt nam (Trang 106)