Làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 68)

Ý nghĩa của biện pháp:

Các hoạt động trẻ tham gia sẽ là hiệu quả nếu như vốn sống vốn kinh nghiệm của trẻ đa dạng, phong phú. Chẳng hạn như trong trò chơi, nếu trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm phong phú thì trò chơi của trẻ diễn ra hấp dẫn, lôi cuốn bạn cùng chơi. Còn nếu vốn kinh nghiệm của trẻ nghèo nàn thì trò chơi

sẽ khô cứng, chủ đề chơi cứ lặp đi lặp lại hàng ngày không có gì mới sẽ làm cho trẻ mất hứng thú, dễ chán nản và dễ bỏ giở giữa chừng.

Trẻ có nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm sẽ là điều kiện cần thiết để phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong trò chơi cũng như trong các hoạt động học tập. Vốn sống, vốn kinh nghiệm càng nhiều trẻ càng có nhiều ý tưởng để phát triển chủ đề chơi, nội dung chơi và trong các hoạt động khác ở trường mầm non. Chính vì thế, việc lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức được thực hiện thông qua nhiều con đường như giao tiếp với thế giới xung quanh, thông qua các giờ hoạt động có chủ đích và ở mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức như trò chuyện, trải nghiệm, quan sát để kích thích óc tò mò, thích khám phá của trẻ, từ đó tư duy của trẻ phát triển đồng nghĩa với việc phát triển khả năng sáng tạo. Xem tranh ảnh, nghe kể chuyện về những câu chuyện nào đó có nội dung về bạn bè trong nhóm, về những thủ lĩnh trong nhóm chơi. Bên cạnh đó cho trẻ xem phim hoặc gặp gỡ những nhân vật thiếu nhi nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn để trẻ có dịp tiếp xúc, trò chuyện và rèn cho trẻ lòng tự tin, mạnh dạn khi tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng như hình thành khả năng dạn dĩ trước đám đông và dám thể hiện mình trước tập thể.

Nội dung và cách thực hiện:

Trong phần thực nghiệm, GV đã giúp mở rộng và làm giàu vốn sống, kinh nghiệm cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát, xem video, tranh ảnh, mô hình hay kể các câu chuyện cho trẻ nghe, cùng với những cuộc trò chuyện gợi mở GV giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh.

Gắn với chủ đề Phương tiện giao thông (PTGT), GV cho trẻ tìm hiểu về các loại PTGT đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không bằng những hoạt động như sau:

+ Cho trẻ xem phim hoạt động của máy bay và các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. So sánh sự khác nhau về công dụng, tốc độ của các loại phương tiện giao thông và giải thích cho trẻ hiểu ai là người điều khiển các loại phương tiện giao thông đó.

+ Tổ chức cho trẻ tìm hiểu thêm khi sử dụng các loại PTGT đó cần chú ý mang theo vật dụng gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

+ Cô cho trẻ nghe nhạc và vận động theo nhạc, hát những bài hát có chủ đề về phương tiện giao thông như: Bạn ơi có biết, Bác lái xe tài ghê, đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố, đèn giao thông…

+ Đọc thơ và đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ đó như: đèn giao thông, qua đường,

+ Kể cho trẻ nghe các câu truyện về chủ đề giao thông: ba ngọn đèn, cún con đi ô tô…

+ Khi tổ chức hoạt động góc, ở các góc chơi, cô quan tâm tới các hoạt động cũng như nội dung gắn liền với kiến thức mà cô đã cung cấp để trẻ vận dụng vào trò chơi của mình. Ví dụ: Góc phân vai, trẻ chơi các trò chơi gắn với chủ đề PTGT: đại lý honđa, đại lý Yamaha,…của hàng thức uống tự chọn…; góc xây dựng: xây bãi đậu xe; góc học tập: phân nhóm, phân loại các loại PTGT; góc nghệ thuật: vẽ, nặn, xé, dán các loại PTGT; hát, vận động theo nhạc các bài hát mang chủ đề PTGT.

+ Tổ chức cuộc thi “bé đi đúng luật giao thông” để trẻ có cơ hội thực hành đi đúng luật giao thông.

Gắn với chủ đề “Quê hương-Đất nước-Bác Hồ”, “Các hiện tượng tự nhiên” và “Trường tiểu học” GV cho trẻ tìm hiểu sâu về Bác Hồ, về quê hương, đất nước, về cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống (trang phục, món ăn…), các hiện tượng tự nhiên, về trường tiểu học bằng các hoạt động sau:

+ Cho trẻ xem phim, tranh ảnh về Bác Hồ, về những cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội của quê hương đất nước, về các hiện tượng tự nhiên: mưa, bão,

lũ lụt, gió, sự bốc hơi của nước…

+ Cùng đàm thoại với trẻ về Bác Hồ, về cảnh đẹp quê hương đất nước, về các lễ hội truyền thống của quê hương…

+ Làm các thí nghiệm đơn giản về các hiện tượng tự nhiên như: sự bốc hơi của nước, vật nổi vật chìm, …

+ Kể chuyện về Bác Hồ, về cảnh đẹp quê hương, đất nước.

+ Trò chuyện với trẻ về trường tiểu học, và tổ chức tham quan trường tiểu học.

+ Hát các bài hát về Bác Hồ, về quê hương, đất nước, về hiện tượng tự nhiên, trường tiểu học như: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nhớ ơn Bác, Bác Hồ người cho em tất cả, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Miền Nam của em, cái trống trường em, chúng em là học sinh lớp Một, Đi học, em yêu trường em…

+ Đọc thơ về chủ đề Bác Hồ, quê hương, đất nước: Ảnh Bác, Bác Hồ của em, hoa quanh lăng Bác ….; chủ đề hiện tượng tự nhiên: Mưa,… ; chủ đề: trường tiểu học: Cái trống trường em, quyển vở của em…

Khi tổ chức hoạt động góc, ở các góc chơi Cô quan tâm tổ chức các hoạt động để trẻ vận dụng các kiến thức vào trong trò chơi. Ví dụ góc phân vai: cửa hàng bán trang phục truyền thống, cửa hàng bán trái cây; góc xây dựng: xây lăng Bác, xây trường tiểu học,…; góc nghệ thuật: vẽ cảnh đẹp quê hương, vẽ về biển, vẽ trường tiểu học; góc thiên nhiên:chăm sóc cây, gieo hạt, trồng cây; góc học tập: phân loại các đồ dùng lớp Một, kể chuyện, đóng kịch về Bác Hồ…

Cùng với thời điểm tiến hành thực nghiệm, nhà trường đã tổ chức các lễ hội như: 8.3, thi đồ dùng đồ chơi, thi trò chơi dân gian cho trẻ, tổ chức ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.04; ngày quốc tế lao động 1.5, ngày sinh nhật Bác 19.05. Cô cùng trò chuyện với trẻ và tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động phù hợp để trẻ mở rộng vốn kiến thức và kinh nghiệm.

Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)