Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 44)

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là phương pháp bổ trợ.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài sử dụng bảng câu hỏi dành cho 40 GV đang phụ trách trẻ MG 5- 6 tuổi ở 4 trường: MN Phú Lý, MN Phong Lan, MN Mã Đà, MN Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và bảng hỏi dành cho 80 phụ huynh có con học tại các trường này.

 Với phiếu hỏi dành cho GV trực tiếp đứng lớp có 3 phần: mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và nội dung hỏi. Phần nội dung bảng hỏi như sau:

+ Phần 1: Phần này có 3 câu hỏi với nội dung tìm hiểu nhận thức của GVMN về tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi.

Câu 1 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn Câu 2 là câu hỏi có 5 mức độ, GV chỉ chọn 1 mức độ Câu 3 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn.

+ Phần 2: Gồm 2 câu hỏi với nội dung tìm hiểu mức độ biểu hiện tính thủ lĩnh và các mức độ ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi tại

trường MN.

Câu 4: Có nhiều nội dung với 5 mức tương ứng, GV chỉ chọn 1 mức độ duy nhất

Câu 5: Có 5 mức độ, GV chọn 1 mức độ duy nhất

+ Phần 3: Phần này có 2 câu hỏi với nội dung tìm hiểu các biện pháp GV sử dụng và những khó khăn khi giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ.

Câu 6 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn. Câu 7 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn.

Cách tính điểm của bảng hỏi

Sau khi thu về bảng hỏi chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành thống kê:

+ Tính phần trăm (%) và vẽ biểu đồ cho những câu hỏi có nhiều lựa chọn

+ Tính điểm trung bình và vẽ biểu đồ cho những câu có 5 mức độ, đối tượng khảo sát chỉ chọn một mức độ.

Cách tính điểm của bảng hỏi như sau:

Căn cứ vào câu trả lời của GV sẽ tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS 16.0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỉ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

Cách quy đổi điểm: Tính theo điểm trung bình, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức cụ thể như sau:

+ Từ 1 đến 1,5: Rất thấp + Từ 1,51 đến 2,5: Thấp

+ Từ 2,51 đến 3,5: Trung bình + Từ 3,51 đến 4,5: Khá cao + Từ 4,51 đến 5: Cao

 Đối với phụ huynh

thuộc trường MN Phú Lý, MN Phong Lan, MN Mã Đà, MN Trị An nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về tính thủ lĩnh của trẻ.

b. Phương pháp quan sát

Chúng tôi tiến hành dự giờ nhiều lần trong 4 chủ đề Quan sát các biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ

Quan sát cách tổ chức, đặc biệt là các biện pháp tổ chức giáo dục tính thủ lĩnh của GV

Trong quá trình dự giờ chúng tôi ghi chép lại các hoạt động của GV và của trẻ, đặc biệt là quan sát tính thủ lĩnh của trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày nhằm phát hiện mức độ biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ.

c. Phương pháp phỏng vấn

Đề tài tiến hành phỏng vấn GVMN và trẻ nhằm bổ sung tư liệu cho các phương pháp khác góp phần làm rõ thực trạng.

Các câu hỏi phỏng vấn GVMN với nội dung: nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về tính thủ lĩnh, cách giáo dục tính thủ lĩnh mà GV thường xuyên sử dụng, các biện pháp được GV cho là hiệu quả khi giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ, những tình huống GV đưa ra để trẻ xử lý…Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Ngoài việc phỏng vấn GVMN trực tiếp dạy trẻ MG 5-6 tuổi, đề tài còn tiến hành phỏng vấn một số trẻ MG 5-6 tuổi trong tất cả các hoạt động trong ngày với các câu hỏi như: Để giờ chơi hấp dẫn hơn, con sẽ làm gì? Khi thấy các bạn đang nói chuyện trong giờ học, con sẽ làm gì? Khi thấy bạn khóc, con sẽ làm gì?...Kết quả thu được sẽ giúp hiểu rõ hơn về thực trạng tính thủ lĩnh của trẻ ở trường MN từ đó làm cứ liệu để đưa ra các biện pháp cho đề tài.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tính thủ lĩnh và các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi

2.2.1. Thực trạng mức độ tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi thông qua sự đánh giá của GVMN

Với câu hỏi số 1: “Thầy/Cô hiểu như thế nào về tính thủ lĩnh?” Tỉ lệ GVMN lựa chọn 3 khái niệm: “là người luôn đề xướng trong các hoạt động” là 80%, “là người có sức ảnh hưởng đến người khác” và “là người giỏi nhất trong nhóm” là 77.5%. Bên cạnh đó, có đến 55% GVMN lựa chọn khái niệm “là người hay bắt nạt bạn”. Thực tế cho thấy tính thủ lĩnh tiêu cực xuất hiện ở trường MN khá nhiều và là điều GVMN phải đặc biệt quan tâm tới trẻ nhiều hơn nữa. Có thể nói, tất cả GV được phỏng vấn đều có suy nghĩ về tính thủ lĩnh rằng: Người có tính thủ lĩnh là người luôn giúp đỡ bạn, là người luôn sáng tạo, là người luôn tự tin, là người ham học hỏi, là người gương mẫu…

Bảng 2.1. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi

STT Lựa chọn trả lời Tần số Tỉ lệ

(%)

1 Là khả năng dẫn dắt và lãnh đạo người khác 23 57.5

2 Là người đứng đầu một nhóm 27 67.5

3 Là người luôn đề xướng các hoạt động 32 80

4 Là người có sức ảnh hưởng đến người khác 31 77.5

5 Là người được người khác tín nhiệm và suy tôn 10 25

6 Là người giỏi nhất trong nhóm 31 77.5

7 Là người hay bắt nạt bạn 22 55

Với câu hỏi số 2: “ Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi?”, GV đã chọn lựa các mức độ trả lời như sau:

Bảng 2.2. Mức độ tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi Mức độ Tỉ lệ(%) Rất cao 0 Cao 2.5 Trung bình 45 Thấp 47.5 Rất thấp 5

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.2 cho thấy sự đánh giá của GV về tính thủ lĩnh của trẻ MG ở mức thấp (47.5%) và trung bình (45%). Đây quả là con số đáng quan tâm và suy ngẫm. Bởi trong quá trình quan sát trẻ thực tế ở trường MN, mức độ trẻ có tính thủ lĩnh rất ít, thậm chí trong một lớp chỉ có 1 đến 2 trẻ có tính thủ lĩnh nhưng biểu hiện chưa cao, trẻ chưa tự tin trong hoạt động tập thể. Có trẻ có tính thủ lĩnh nhưng không bền vững, không duy trì lâu dài trong nhiều hoạt động. Chúng tôi hy vọng rằng mức độ về tính thủ lĩnh của trẻ MG cần được nâng cao hơn nữa mà trong đó GV sẽ là người đóng vai trò khá quan trọng. Có thể mô tả kết quả trên thông qua biểu đồ 2.1y:

Biểu đồ 2.1: Sự phân bố số lượng trẻ theo từng mức độ về tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi

Với câu hỏi số 3: “trẻ MG 5-6 tuổi thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động nào?”, đa số GV trả lời là “tất cả các hoạt động trong ngày” với tỉ lệ 87.5%. Điều này cho thấy GV nhận thấy tính thủ lĩnh của trẻ xuất hiện ở tất cả các hoạt động trong ngày chứ không riêng hoạt động nào. Tuy nhiên,vẫn có 62.5% GV chọn câu trả lời là “hoạt động vui chơi” và “hoạt động trực nhật”, và có 60% GV chọn câu trả lời là “hoạt động lao động”, còn lại là 50% GV chọn “hoạt động học tập”.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)