Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính thủ lĩnh của trẻ

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 31)

mẫu giáo 5-6 tuổi

Tính thủ lĩnhcủa trẻ MG cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có thể đề cập đến một số yếu tố cơ bản sau:

1.2.4.1. Vai trò của người lớn: sự gương mẫu, quan điểm và cách thức chăm sóc giáo dục

Hiện tượng “thủ lĩnh” xuất hiện trong nhóm bạn bè là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng luôn luôn chỉ có một em đứng ra chỉ huy còn những đứa trẻ khác thì chỉ biết phục tùng một cách thụ động. Cần phải phát hiện trong nhóm còn nhiều em khác có khả năng làm “thủ lĩnh” để lần lượt phát huy vai trò các em đó. Nhiều khi lại cần phải cho một số em nhút nhát, tự ti đứng ra tập làm vai chỉ huy để chúng mạnh dạn lên và từ đó mà phát huy được nhiều sáng kiến[12], [13], [14].

Để giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ thì việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động trong gia đình và các công việc ở nhóm lớp tại trường mầm non có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu cha mẹ và giáo viên không yêu cầu trẻ tham gia lao động tự phục vụ và giúp đỡ việc nhà (những công việc đơn giản mà trẻ có thể làm được) hoặc nếu người lớn thường làm thay trẻ mọi việc thì sẽ làm mất đi giá trị to lớn của việc giáo dục gia đình, giáo dục ở nhà trường, làm mất đi của trẻ niềm vui với hoạt động sáng tạo, một cơ hội để phát triển tính thủ lĩnhcủa trẻ.

Thông qua quá trình hoạt động trẻ được hình thành tính thủ lĩnh, phát triển tính kiên trì, chăm chỉ, có trách nhiệm và chủ động trong công việc của mình. Từ đó hình thành cho trẻ tính nghiêm túc và biết quý trọng lao động.

Tình yêu thương và sự tôn trọng nhân cách trẻ, sự động viên khuyến khích trẻ của người lớn cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính thủ lĩnh của trẻ. Nếu chúng ta hiểu, đồng cảm, yêu thương và tôn trọng trẻ sẽ tạo cho trẻ hứng thú hơn và tích cực hơn, chủ động hơn trong các hoạt động, vì trẻ được tự do thể hiện ý tưởng, sáng kiến của mình trong hoạt động vui chơi, lao động, học tập, sáng tạo trong các hoạt động tạo hình. Trẻ sẽ tự tin hơn khi trình bày ý kiến, nguyện vọng, mong muốn của mình.

Những yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tự ý thức, tính tích cực chủ động, tính tự tin, tính sáng tạo…Vì vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính thủ lĩnhcủa trẻ MG.

1.2.4.2. Môi trường sống, hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất để trẻ tham gia hoạt động

Môi trường sống, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng tích cực đến tính thủ lĩnh của trẻ. Trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ, giàu tình yêu thương, biết quan tâm tới bạn bè, người thân nếu được sống trong một môi trường hòa thuận, thoải mái, vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương của mọi người. Một môi trường sống tốt đẹp, thân thiện trẻ cảm thấy được yêu thương, được chú ý, được âu yếm, được tôn trọng và như thế sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội thể hiện bản thân. Môi trường của trẻ có thể kể đến như: bạn bè, cô giáo, gia đình, trường lớp xung quanh trẻ…

Tính thủ lĩnh của trẻ được biểu hiện thông qua các hoạt động mà trẻ chiếm lĩnh và thể hiện trong cuộc sống như hoạt động vui chơi, học tập, giao tiếp, lao động. Tính thủ lĩnh của trẻ được hình thành, thể hiện và phát triển thông qua các hoạt động khác nhau. Vì thế các hoạt động mà trẻ tham gia ảnh hưởng rất lớn đến tính thủ lĩnhcủa trẻ.

Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thần. Chơi là để học hỏi làm người, là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩa to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng là một cách để rèn luyện và phát huy tính thủ lĩnh.

Có thể nói trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện động tác qua lại giữa đứa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ chơi chính là chúng đang sống một cuộc sống thực, bởi vì lần đầu tiên chính trong trò chơi chứ không phải trong một hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, thích trò chuyện, giao tiếp với nhau và chủ động tự nguyện vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có. Điều quan trọng là làm sao cho trẻ em dần dần chuyển sang những trò chơi đòi hỏi sự tác động qua lại chặt chẽ hơn giữa các thành viên và do đó, buộc chúng phải quan tâm đến nhau nhiều hơn. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đã đề cập đến vấn đề vui chơi của trẻ và cho rằng: “Trong khi chơi, không phải mọi việc đều thuận lợi. Các tình huống “có vấn đề” luôn đặt ra với trẻ khi làm các mô hình: lúc thiếu đồ chơi, không có vật liệu với kích thước cần thiết, làm sao để cái nhà đang làm chứa nổi chậu hoa to? Bằng cách nào để có được cây cầu dài từ những miếng gỗ “ngắn ngủn”…Giải quyết những “vấn đề của trò chơi” là cơ hội để trẻ được rèn luyện tính nỗ lực, sự cố gắng vượt khó để đi tới đích [5].

Trò chơi của trẻ khác với trò chơi giải trí của người lớn, do đó không phải ngẫu nhiên mà N.K.Cơrupcaia đã viết: “Đối với trẻ em trước tuổi học thì trò chơi có một ý nghĩa cực kì quan trọng, trò chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc”

Hoạt động lao động: Lao động tự phục vụ là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường MN. Ở trẻ MG 5-6 tuổi, nội dung lao động tự phục vụ phong phú, mang tính chất thường xuyên và phần lớn đã chuyển thành nhiệm vụ của các trẻ trực nhật. Trẻ gìn giữ sạch sẽ lớp

học, ngoài sân; sửa chữa đồ chơi, dán lại sách vở, giúp bạn hay em nhỏ hơn mình, yếu hơn mình. Trẻ MG 5-6 tuổi phải biết tổ chức các công việc, luôn tỏ ra cố gắng, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt kết quả tốt, được đánh giá cao. Điều này khẳng định tính thủ lĩnhcủa trẻ được hình thành thuận lợi thông qua quá trình trẻ tham gia lao động tự phục vụ tại trường mầm non.

Hoạt động học tập: Khác với hoạt động vui chơi, học tập lấy nhận thức của trẻ làm mục đích hoạt động và có thể kiểm tra được từ phía người lớn. Hoạt động học tập ở trẻ MG 5-6 tuổi chỉ đúng nghĩa là “tập đi học”, tập làm quen với một số “luật” ở nhà trường, tập làm quen với một số kỹ năng cần thiết (biết tập trung chú ý, biết kềm chế hành vi, tuân theo nội quy). Tiết học ở trường MG thường mang tính tổng hợp và lấy trò chơi (đặc biệt là trò chơi học tâp) làm phương pháp chủ yếu thông qua các trò chơi học tập, tạo niềm hứng thú đối với các lĩnh vực tự nhiên và xã hội ở trẻ.

Điều kiện cơ sở vật chất ở đây có thể kể đến là đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu…hỗ trợ cho trẻ trong quá trình hoạt động. Nếu những đồ dùng đồ chơi…càng phong phú đa dạng, được sắp xếp bố trí phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự lấy, tự thiết kế, bày biện, trang trí theo mục đích, nhiệm vụ hoạt động và ý tưởng của mình, đó cũng là một điều kiện cho việc thể hiện tính thủ lĩnhcủa trẻ trong các hoạt động.

1.2.4.3. Trạng thái sinh lý, thể lực của trẻ

Ở trẻ MG 5-6 tuổi hệ thần kinh phát triển nhanh, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh đều tăng lên. Hệ thần kinh phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện, hiện tượng lan tỏa chiếm ưu thế, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế. Nếu trẻ làm việc quá nhiều, chơi trong một thời gian quá dài, sẽ phát sinh hiện tượng mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến hứng thú, sự say mê, kiên trì đối với hoạt động mà trẻ tham gia và ảnh hưởng đến sự nỗ lực, cố gắng thực hiện đến cùng mục đích, nhiệm vụ đặt ra của trẻ. Đây là những dấu hiệu rất quan trọng của tính thủ lĩnh của trẻ

Ở lứa tuổi này, các cơ bắp dài ra và rắn chắc hơn. Các động tác vận động vững vàng và khéo léo hơn. Vì vậy, trẻ làm được các động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn, có thể làm được những việc tương đối khó, phức tạp và một số công việc trong hoạt động vui chơi, học tập…Qua đó người lớn nên nắm vững những đặc điểm này của trẻ để giáo dục, duy trì và phát triển tính thủ lĩnh cho trẻ.

1.2.4.3. Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ

Vốn sống, vốn kinh nghiệm đa dạng, phong phú thì sẽ giúp trẻ tiến hành có hiệu quả các hoạt động. Việc lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức được thực hiện thông qua nhiều con đường như giao tiếp với xung quanh và thông qua các giờ học tập, vui chơi, lao động ở trên lớp, các hoạt động tập thể ở trường và ở nhà, ở nơi công cộng. Vốn sống, vốn kinh nghiệm là yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ. Khi trẻ có nhiều vốn sống, kinh nghiệm trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và sáng tạo hơn. Chẳng hạn, khi cho trẻ xây bệnh viên, nếu trẻ có nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm, ngoài việc xây bệnh viện với đầy đủ các phòng ban, căn tin, nhà gửi xe…trẻ còn có thể nghĩ thêm làm cách nào để giúp người đi bộ đi qua bệnh viện mà không gặp nguy hiểm. Với những đứa trẻ được đi nhiều nơi, được xem tranh, nghe kể chuyện, trẻ sẽ nêu lên ý tưởng là xây cầu vượt để giúp người đi bộ qua đường đến bệnh viện an toàn. Ý tưởng này của trẻ là một ý tưởng sáng tạo, lôi cuốn bạn bè tham gia cùng trẻ để hoàn thành công trình. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ xem thêm tranh ảnh, trò chuyện với trẻ sau khi đi tham quan hoặc về một câu chuyện nào đó đã có nội dung về tính thủ lĩnh mà trẻ thích hoặc tạo những tình huống hấp dẫn để trẻ giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, ngày mai chúng ta sẽ tổ chức sinh nhật cho những bạn sinh vào tháng 3, theo các con chúng ta sẽ làm gì?...Hay chiều nay chúng ta đến nhà bạn Lan Anh để thăm bạn đang bị bệnh, chúng ta không biết nhà bạn, chúng ta sẽ làm cách nào?…

các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm, lớp (chơi đóng vai, chơi ngoài trời, cùng làm chung một việc nào đó, cùng nhau chăm sóc cây, cùng vẽ, cùng nhảy múa…). Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như thảo luận, trao đổi ý tưởng, giải quyết xung đột, thay đổi nội quy, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau…Tạo cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động khiến trẻ thấy mình là một thành viên trong một nhóm và trẻ có thái độ hợp tác với nhau [1].

Tận dụng mọi tri thức trong khả năng của trẻ để giúp trẻ có nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm sẽ là điều kiện cần thiết giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo và thể hiện khả năng thủ lĩnh.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)