Tổ chức hoạt động theo nhóm

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 64)

Ý nghĩa của biện pháp:

Hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức tổ chức áp dụng phương pháp dạy học tích cực (active learning). Tổ chức hoạt động theo nhóm ở trường mầm non được hiểu là tạo cơ hội cho nhóm trẻ (từ hai trẻ trở lên) cùng thực hiện hoạt động chung để hoàn thành một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Khi hoạt động theo nhóm, trẻ có quyền tự do quyết định, bàn bạc, thảo luận và giải quyết các tình huống theo cách riêng của mình. Hơn nữa, khi hoạt động theo nhóm, trẻ có cơ hội được trình bày, được đề xướng ý tưởng của mình và lôi cuốn người khác tham gia theo ý tưởng của trẻ. Đó là cơ hội để tính thủ lĩnh của trẻ được phát huy. Đặc biệt, khi hoạt động theo nhóm, những đứa trẻ nhút nhát sẽ dần dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn vì không có sự can thiệp của GV, trẻ tự do phát biểu ý kiến và chia sẻ ý tưởng của mình trong các hoạt động. Như vậy, hoạt động theo nhóm sẽ giúp trẻ chủ động, tự lực, tự tin, biết cách làm việc với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và thỏa thuận để

hoàn thành nhiệm vụ chung.

Nội dung và cách thực hiện:

Tùy theo từng hoạt động mà hình thức tổ chức theo nhóm có thể khác nhau hoặc giống nhau. Ví dụ với hoạt động vui chơi, trẻ có thể tự kết nhóm theo ý thích, hoặc có thể được giáo viên phân công để những trẻ nhút nhát có cơ hội hợp tác với những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Cách thức hoạt động của mỗi nhóm cũng khác nhau ở từng lĩnh vực hoạt động vui chơi, học tập, lao động.

-Hoạt động vui chơi:

Trong hoạt động vui chơi trẻ thể hiện rõ tính thủ lĩnh. Khi chơi, trẻ chủ động, tự do phân vai chơi, thỏa thuận vai chơi, tự do thể hiện những điều mình thích và tự do rút ra khỏi những trò chơi mà mình đã chán. Thế nên, để tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng chỉ huy, khả năng đề xướng, hợp tác, GV cần lưu ý sử dụng linh hoạt nhiều hình thức nhóm phù hợp với các nội dung chơi. Cụ thể:

+ Góc chơi xây dựng: Đây là góc chơi mà trẻ có thể hiện sự hợp tác, chia sẻ, cùng nhau phân công và cùng nhau giải quyết vấn đề (xây cái gì, dùng vật liệu gì để xây, làm thế nào để công trình của mình thật đẹp…). Khi xây dựng cùng nhau trẻ tự giải quyết vấn đề và cảm nhận được lợi ích của việc hợp tác vì vậy ở nhóm cần bầu chọn một người chịu trách nhiệm chung. Đây được gọi “thủ lĩnh” nhóm. Người “thủ lĩnh” này thường phân công, bàn bạc với nhóm, thiết kế các ý tưởng dựa trên những ý tưởng của các thành viên. Tuy nhiên, GV cần lưu ý tạo cơ hội cho tất cả trẻ được luân phiên làm nhóm trưởng, cho các bạn nhút nhát đứng ra tập làm vai chỉ huy để trẻ mạnh dạn và tự tin hơn.

+ Góc chơi đóng vai: Giống như góc chơi xây dựng, trẻ cũng tham gia chơi nhóm và cũng lên kế hoạch chơi, phân công vai chơi, tự nhận vai chơi, thương lượng và thỏa thuận vai chơi. Nhiệm vụ của GV là theo dõi, giúp trẻ kiên trì thực hiện nhiệm vụ khi nhận vai (Mẹ dịu dàng, nấu ăn ngon; bố

nghiêm khắc hơn, phụ mẹ công việc nhà khi đi làm về; con nhặt rau, quét nhà, ngồi vào bàn học…). Trong khi chơi, trẻ phải tuân thủ theo luật chơi, không tự ý bỏ vai khi trò chơi chưa kết thúc. Vì thế, GV cần khuyến khích trẻ nhận vai chơi khi mình thích không áp đặt trẻ để tránh việc bỏ cuộc khi trẻ nhàm chán.

+ Hoạt động học tập: Hoạt động theo nhóm sẽ giúp cho trẻ có cơ hội đóng góp và học hỏi lẫn nhau vì thế GV cần dạy cho trẻ cách làm việc theo nhóm (đề xuất nhóm trưởng, phân công việc, bàn bạc, thực hiện…). Khi giao việc có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó cả nhóm bổ sung (ví dụ: mỗi bạn trong nhóm tự vẽ một bức tranh về biển, sau đó nhóm tự chọn bức tranh ưng ý nhất và cùng bổ sung cho hoàn chỉnh). Cũng có thể giao nhiệm vụ chung cho cả nhóm (cùng hoàn thành một bức tranh về “sự bốc hơi của nước”). Sau khi hoàn thành xong bức tranh nhóm phải cử ra một đại diện để giới thiệu, trình bày trước nhóm và các nhóm khác để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong diễn đạt ngôn ngữ. GV cần chú ý khuyến khích mọi trẻ đều được tham gia và có trách nhiệm đảm nhận vai trò của mình. Điều này giúp tạo bầu không khí giao tiếp tích cực, hợp tác cùng nhau, trẻ cảm thấy mình được coi trọng, không bị khiển trách hay chê cười. Hãy khuyến khích các ý tưởng, các sáng kiến của nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm, thực hiện vai trò trọng tài một cách khách quan, để trẻ cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm. Nếu GV thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin khi thực hiện các yêu cầu đơn giản, xây dựng sự tự tin khi kết bạn, tạo cơ hội cho trẻ chủ động trong học tập, phát triển tốt khả năng tự đánh giá bản thân của mình với người khác.

+ Hoạt động lao động: Không giống như hoạt động vui chơi mang tính tự do, tự nguyện, hoạt động lao động mang tính bắt buộc cao và tính kỷ luật. Ở trẻ 5 tuổi, trẻ đã có ý thức trách nhiệm với công việc được giao, đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ lao động đến cùng, biết tự hào với kết quả lao động do

mình làm ra. Chính vì thế, GV cần hình thành cho trẻ thói quen lao động, phục vụ chung (lao động trực nhật và lao động tập thể). Nâng cao kĩ năng lao động chăm sóc góc thiên nhiên, bảo vệ vật nuôi cây trồng, hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Đây là những nhiệm vụ lao động thật sự với trẻ, đòi hỏi trẻ phải cố gắng để đạt kết quả nhất định.

Với lao động trực nhật: Hình thức này mang tính chất lao động theo nhóm đòi hỏi mỗi trẻ phải tự giác, có tinh thần tập thể, biết phối hợp cùng nhau để thực hiện công việc trực nhật bao gồm: trực nhật giờ học, trực nhật giờ ăn, trực nhật góc thiên nhiên, chăm sóc vật nuôi cây trồng.

Với lao động tập thể: Là hình thức lao động chung với cả lớp hoặc một nhóm trẻ đòi hỏi trẻ phải có trách nhiệm với công việc được giao, biết phục tùng tập thể lớp, biết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, kèm cặp lẫn nhau giữa người biết làm thạo và người còn lung túng trong thao tác. Có thể cuối tuần, cuối tháng tổ chức cho trẻ thu dọn, sắp xếp lại phòng nhóm, rửa đồ chơi, lau cửa kính, lau chùi kệ đồ chơi, kệ để dép, kệ cặp..hoặc trang trí lớp đón các ngày lễ hội.

Trong quá trình lao động, GV chú ý phân công công việc phù hợp, vừa sức đối với trẻ (trẻ khỏe mạnh cần làm những công việc nặng hơn như: xếp ghế, xếp bàn ăn, trẻ yếu hơn thì trải khăn bàn, xếp nệm…). Chia nhóm theo sự lựa chọn của trẻ, bắt nguồn từ mong muốn của trẻ để tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, đoàn kết. GV không nên so sánh trẻ với trẻ khác để tránh trẻ bị giễu cợt hoặc bị áp lực phải giống những trẻ khác trong nhóm.

Đối với trẻ mẫu giáo kết quả lao động không phải là nhiệm vụ chính mà việc phân công cho trẻ lao động như là một phương tiện giáo dục, thông qua lao động hình thành ở trẻ sự hứng thú đối với công việc, biết cố gắng nỗ lực để hoàn thành công việc được giao. Vì thế nên khi phân công lao động, GV nên cố gắng gắn kết với các sự kiện gần gũi, bất ngờ để tạo hứng thú cho trẻ như: trang trí lớp để đón các anh chị lớp một trường tiểu học bên cạnh, trồng

rau, nhổ cỏ, bắt sâu cho rau để có một bữa ăn ngon, giúp cô lao công nhặt rác sân trường để chuẩn bị ngày hội “bé đi đúng luật giao thông”.

Tóm lại tổ chức hoạt động theo nhóm là hình thức hoạt động phù hợp với trẻ 5 tuổi giúp trẻ hình thành và phát triển tính thủ lĩnh. Khi hoạt động theo nhóm trẻ thể hiện sự tự tin, mạnh dạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn, tích cực hứng thú hơn khi hoạt động.

Hình 3.6 Hình 3.7

Hình 3.8

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)