Các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 40)

1.2.7.1. Khái niệm biện pháp

Thông thường biện pháp được hiểu là cách thức thực hiện, cách làm, cách giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra.

Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê: “Biện pháp là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể” [10].

Trong giáo dục, biện pháp là những thành tố cụ thể của phương pháp, là mặt kĩ thuật của phương pháp. Biện pháp là một khái niệm thuộc phạm trù phương pháp. Phương pháp dạy học hướng đến giải quyết trọn vẹn, toàn thể những nhiệm vụ còn biện pháp hướng đến giải quyết những nhiệm vụ đơn lẻ, cụ thể [9].

“Biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh là cách làm, cách tác động, cách thức tổ chức cuộc sống sinh hoạt của trẻ MG 5-6 tuổi một cách có định hướng của GVMN nhằm giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ”.

1.2.7.2. Biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi

Việc lựa chọn, thiết kế và triển khai các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi phải tuân theo quy luật tổ chức của quá trình giáo dục. Nghĩa là phải căn cứ vào mục đích, nội dung, các phương tiện giáo dục và đặc điểm phát triển của trẻ. Ở lứa tuổi này, nhờ có biện pháp tổ chức của cô mà trẻ lĩnh hội được những kĩ năng về tính thủ lĩnh và vận dụng những hiểu biết đó vào trong các tình huống, các mối quan hệ khác nhau. Vì thế, để giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi đòi hỏi cần phải tìm ra các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ thích hợp nhất.

Để giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5- 6 tuổi, trước hết chúng tôi xin hệ thống lại các biện pháp thông dụng giáo viên sử dụng như sau:

-Khuyến khích, động viên trẻ

-Tạo tình huống có vấn đề để kích thích trẻ tham gia -Hướng dẫn và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn

-Phối hợp với cha mẹ rèn tính thủ lĩnh tại nhà -Gợi ý để kích thích sự sáng tạo của trẻ

-Giao nhiệm vụ cho trẻ

Tùy theo từng nội dung hoạt động và từng thời điểm tổ chức, GV cần linh hoạt, uyển chuyển trong việc lựa chọn cách thức hướng dẫn nào là phương pháp chủ đạo và cách thức nào là biện pháp hỗ trợ để trẻ phát huy

tính thủ lĩnh một cách hiệu quả nhất. Với các biện pháp nêu trên chưa hình thành được nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chưa chủ động và độc lập trong các hoạt động cũng như trách nhiệm của trẻ khi thực hiện công việc, vì vậy trẻ thường xuyên bỏ dở công việc khi gặp khó khăn và luôn chờ đợi yêu cầu từ GV, chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến. Biểu hiên tính thủ lĩnh của trẻ còn thấp và chưa ổn định.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi nhận thấy:

Tính thủ lĩnh giúp trẻ luôn tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp; nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động tập thể, có sức ảnh hưởng đối với bạn bè, những người xung quanh và có khả năng lãnh đạo người khác.

Ở trẻ MG, tính thủ lĩnh thể hiện ở khả năng tự nhận thức của trẻ với một số nét đặc trưng như: thái độ tự tin vào khả năng của bản thân, khả năng tự đặt mục đích, nhiệm vụ hành động, tự đánh giá, điều khiển, điều chỉnh bản thân, luôn chủ động, tích cực trong mọi hoạt động và hành động để đạt mục đích đề ra.

Đối với trẻ trước tuổi học, đặc biệt là trẻ 5 tuổi, tính thủ lĩnh xuất hiện trong nhóm bạn bè là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đầu tiên đứa trẻ đó thể hiện là một thủ lĩnh tích cực: luôn dẫn đầu, luôn quan tâm, chia sẻ với người khác, tôn trọng bạn bè, chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Tuy nhiên, cũng có thể lâu dần, đứa trẻ đó tự mãn, kiêu căng nên trở nên bắt nạt bạn, hung hăng với bạn. Thế nên, để tìm hiểu những biểu hiện thủ lĩnh của trẻ và giáo dục trẻ trở thành một người dẫn đầu, một người có sức ảnh hưởng đến người khác thì người lớn cần phải tìm ra những biện pháp giúp trẻ phát huy tính thủ lĩnh một cách tích cực, tạo đà cho sự phát triển nhân cách

một cách toàn diện cho trẻ.

Qua kết quả tổng hợp và phân tích cơ sở lí luận của đề tài, ta cần làm rõ: + Nhận thức của giáo viên về giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.

+ Biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

+ Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng nhằm giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH THỦ LĨNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6

TUỔI

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 40)