Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp giáo

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 52)

dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi

a. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi

Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ Các yếu tố ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp

Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cha mẹ

5 82.5 12.5 0 0

Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cô giáo

70 27.5 2.5 0 0

Số lượng trẻ trong lớp 2.5 77.5 20 0 0

Sinh lý của trẻ (Thể lực, sức khỏe) 0 75 25 0 0 Môi trường nơi trẻ sống và tiếp xúc 10 67.5 22.5 9 0 Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ 55 42.5 2.5 0 0

Giới tính của trẻ 8 40 40 0 0

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, với yếu tố “Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cô giáo” thì mức độ ảnh hưởng rất cao chiếm 70%; mức độ cao chiếm 27.5% và mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 2.5%. Điều này cho thấy GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính thủ lĩnh của trẻ. Nếu GV biết quan tâm, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, luôn động viên, khuyến khích trẻ trong quá trình hoạt động thì tính thủ lĩnh của trẻ sẽ được hình thành và phát triển tốt. Trong khi đó “Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cha mẹ” ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi với mức độ cao là 82.5% , trung bình là 12.5% và rất cao là 5%. Điều này cho thấy sự chăm sóc và giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tính thủ lĩnh của trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế ở trường MN, có một số phụ huynh chỉ chú ý đến việc học chữ, đếm số mà không mấy quan tâm đến kĩ năng xã hội của trẻ, đặc biệt là khả năng dẫn dắt và lãnh đạo người khác cũng như tính tự lập, sự tự tin trong hoạt động tập thể, trong các ngày hội

ngày lễ. Đôi khi cha mẹ còn nuông chiều con thái quá mà không để trẻ tự giải quyết vấn đề, luôn có suy nghĩ con họ còn nhỏ chưa thể làm được một số việc nên đã tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác và luôn thiếu tự tin, chủ động trong việc giải quyết tình huống xảy ra. Điều này đã có những ảnh hưởng không tốt đến tính thủ lĩnh của trẻ. Tiếp đến là yếu tố “vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ” với mức độ cao chiếm tỉ lệ 55%. Trao đổi với một số GVMN, họ cho rằng vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ rất quan trọng trong việc hình thành tính thủ lĩnh. Khi trẻ có nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm hơn những đứa trẻ khác, trẻ tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình trong khi chơi, trong khi hoạt động, trẻ thường chủ động đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến và có khả năng thuyết phục được bạn đồng ý theo ý tưởng của mình hơn là những đứa trẻ không có nhiều vốn sống.

Trong khi đó với yếu tố “Môi trường nơi trẻ sống và tiếp xúc” có 67.5% GV lựa chọn ở mức độ cao, 22.5% GV lựa chọn ở mức độ TB và 10% GV chọn lựa ở mức độ rất cao. Với yếu tố “số lượng trẻ trong lớp”và “sinh lí của trẻ” tỉ lệ GV lựa chọn ở mức độ cao cũng gần tương đương nhau. Có 77.5% GV lựa chọn mức độ cao với yếu tố “số lượng trẻ trong lớp” và 75% GV lựa chọn mức độ cao cho yếu tố “sinh lí của trẻ”. Họ cho rằng số lượng trẻ trong lớp nếu quá đông sẽ làm ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ vì trẻ có tính adua, bắt chước. Nếu tính thủ lĩnh của trẻ là tích cực thì sẽ giúp cho những đứa trẻ khác học theo và làm đúng. Tuy nhiên, nếu trẻ có tính thủ lĩnh tiêu cực, hay ăn hiếp, bắt nạt bạn thì những đứa trẻ khác cũng hùa theo mà không thể phân biệt được hành động đó đúng hay sai. Số lượng trẻ trong lớp quá đông sẽ rất khó để GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn từng trẻ. Điều này cho thấy, các GVMN cần được sự giúp đỡ, tạo điều kiện hơn nữa trong việc giảm áp lực giảng dạy để có thời gian quan sát, tổ chức, lên kế hoạch nhằm GD tính thủ lĩnh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

chiếm tỉ lệ tương đương nhau là 40%. Chỉ có 8% GV lựa chọn ở mức rất cao. Một số GV cho rằng với giới tính “nam”, khả năng chỉ huy, lãnh đạo của trẻ sẽ được các bạn nghe theo hơn là nữ, bởi nữ thường dịu dàng, nhút nhát, e dè. Tuy nhiên có một số GV cho rằng, giới tính chỉ là thứ yếu trong việc dẫn dắt, chỉ huy người khác, quan trọng là người thủ lĩnh đó phải giỏi, tự tin, có nhiều sáng kiến.

b. Những khó khăn của GV trong việc tổ chức giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi

Bảng 2.6. Những khó khăn khi GV tổ chức GD tính thủ lĩnh cho trẻ

Nội dung Tỉ lệ(%)

Chương trình giảng dạy nặng nề 45

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế 35 Trẻ chưa được khuyến khích thể hiện bản thân mình 35

Số trẻ trong lớp quá đông 45

Trẻ còn ít vốn sống 47.5

Trẻ có thói quen dựa dẫm 25

Sau khi tổng hợp thông tin, có thể phân tích kết quả như sau: Có đến 47.5% GVMN cho rằng trẻ còn ít vốn sống là khó khăn mà họ đang gặp phải. Điều này cũng dễ hiểu bởi huyện Vĩnh Cửu là một trong những huyên nghèo của tỉnh Đồng Nai. Các trường phân bổ rải rác ở các xã nghèo, chỉ có trường MN Phong Lan thuộc khu vực thị trấn, 3 trường còn lại nằm ở 3 xã nghèo, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn vì thế vốn sống của trẻ còn nghèo nàn. Kế đến là hai khó khăn với tỉ lệ như nhau là: Chương trình giảng dạy nặng nề và số trẻ trong lớp quá đông chiếm tỉ lệ 45%. Đối với chương trình giảng dạy, khi tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy chương trình hiện nay ở bậc học mầm non đã giảm tải nhiều, nếu GV cảm thấy áp lực là do GV chưa có sự linh hoạt trong

việc sắp xếp thời gian chăm sóc giáo dục trẻ cũng như lên kế hoạch hoạt động cho trẻ chưa khoa học. Còn với số lượng trẻ trong lớp đông là vấn đề chung của hầu hết các trường MN hiện nay của huyện Vĩnh Cửu khi mà ở mỗi xã chỉ có một trường MN. Qua đó, ngành MN của huyện cần lắm những chính sách đầu tư thích đáng về việc xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất từ các Ban, ngành. Với khó khăn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế và trẻ chưa được khuyến khích thể hiện bản thân mình cùng chiếm tỉ lệ là 35%. Qua đây cho thấy GVMN đã rất chú ý đến việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ bằng việc luôn tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề, luôn quan tâm, kịp thời động viên, khuyến khích trẻ thể hiện mình trong các hoạt động, tuy nhiên vì việc GD tính thủ lĩnh đang là vấn đề mới mà chương trình GDMN chưa thể hiện chi tiết việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ cũng như chưa có chuyên đề nào bồi dưỡng cho GVMN, qua các buổi khảo sát, GVMN cũng mong muốn được nhà trường hỗ trợ hơn nữa về trang thiết bị, dụng cụ học tập, đồ dùng đồ chơi cho lớp.

Nội dung trẻ có thói quen dựa dẫm chiếm tỉ lệ 25% là tỉ lệ thấp nhất trong bảng khảo sát. Tuy nhiên tỉ lệ này cũng nói lên thói quen cưng chiều trẻ của một số phụ huynh có đời sống khá giả. Họ thường làm hết việc cho con và không để trẻ tự lập trong một số hoạt động đơn giản hàng ngày. Chẳng hạn: xách cặp cho con, để dép con lên kệ khi đến lớp, cầm hộp sữa giúp con khi con uống,…Điều này đã khiến cho GV gặp không ít khó khăn trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện tính thủ lĩnh.

Ngoài những khó khăn đã được liệt kê, trong mục “ý kiến khác”, GVMN cũng đã nêu thêm một số khó khăn. Đa số GV đưa ra các khó khăn là “phụ huynh chưa kết hợp với GV trong việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ”, “cha mẹ chưa quan tâm đến trẻ”. Đây cũng là vấn đề mà yêu cầu mỗi GV phải làm công tác tuyên truyền, khéo léo trao đổi với phụ huynh mỗi ngày để phụ huynh hiểu sự cần thiết của tính thủ lĩnh trong đời sống sinh hoạt của trẻ cũng

như khả năng lãnh đạo của trẻ trong tương lai.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phú lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)