5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4.4. Mối quan hệ giữa lòng trung thành với mối quan hệ với đồng nghiệp
cho nhân viên trung thành hơn với tổ chức.
1.4.4. Mối quan hệ giữa lòng trung thành với mối quan hệ với đồng nghiệp nghiệp
Con người nhận được từ công việc nhiều thứ chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy được. Đối với phần lớn nhân viên, làm việc cũng là để thỏa mãn nhu cầu tương tác. Mối quan hệ với đồng nghiệp được hiểu là sự tương tác giữa các nhân viên trong công việc và cả trong cuộc sống. Nếu có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì sẽ vừa được đồng nghiệp hỗ trợ trong công việc và vừa có thêm những thú vui trong cuộc sống. Từ đó, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp khiến nhân viên gắn bó hơn với tổ chức.
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa mối quan hệ với cấp trên và lòng trung thành của nhân viên :
Matzler & Renzl (2006) khi nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến lòng trung thành đã chỉ ra mối quan hệ với đồng nghiệp là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất.
Lin & Lin (2011) khi nghiên cứu sự tác động của mối quan hệ giữa những nhân viên đến sự cam kết gắn bó với tổ chức tại các khách sạn tại Đài Loan đã chỉ ra mối quan hệ với đồng nghiệp chỉ có ảnh hưởng tích cực yếu.
Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012) khi nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên ở Công ty Cổ phần Beton 6 lại chỉ ra mối quan hệ với
31
đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành nhưng với mức độ ảnh hưởng yếu.
Vũ Nguyễn Hồng Nhung và Trần Thị Ngọc Thảo (2012) khi nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên của bốn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng tích cực yếu của mối quan hệ với đồng nghiệp đến lòng trung thành.
Phan Quốc Dũng (2009) khi nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên tại các công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra sự ủng hộ từ đồng nghiệp không ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Như vậy, từ các nghiên cứu trên, ta thấy rằng mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ với đồng nghiệp đến lòng trung thành là mối quan hệ tích cực và có mức độ yếu. Nguyên nhân có thể do nét tính cách làm việc cá nhân của người Việt. Tuy nhiên, ở đề tài này, với đối tương nghiên cứu là những nhân viên trẻ tại Hà Nội sẽ có nét khác biệt. Trong những năm gần đây, tinh thần làm việc ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội. Tính hiệu quả của làm việc khiến các doanh nghiệp muốn ứng dụng sâu rộng vào công việc, điều này tăng cường việc tiếp xúc, giao tiếp, hợp tác làm việc giữa các nhân viên. Từ đó xây dựng được mối quan hệ với đồng nghiệp tốt sẽ khiến công việc thuận lợi. Mặt khác, đối với giới trẻ, vốn có thói quen chơi theo hội, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ khiến họ yêu thích và gắn bó hơn với công việc.
Như vậy có thể giả định rằng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.