NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 53)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Mục đích của nghiên cứu định tính là để xem xét mức độ phù hợp các yếu tố cấu thành lòng trung thành của nhân viên trẻ, đồng thời điều chỉnh thang đo lòng trung thành cho phù hợp với tình hình thực tế trong doanh nghiệp trên địa bàn phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. 2.2.1. Thực hiện phỏng vấn tay đôi

Qua nghiên cứu lý thuyết, tác giả đưa ra 9 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trẻ. Từ đó, tác giả đưa ra thang đo nháp cho lòng trung thành và các yếu tố ảnh hưởng. Mức độ phù hợp của các yếu tố và các thang đo sẽ được kiểm định dựa vào kết quả của phỏng vấn.

Dàn bài nội dung phỏng vấn tay đôi được trình bày chi tiết ở Phụ lục 1, trong đó :

 Các thông tin cần thu thập :

o Xác định xem các trưởng phòng quản lý nhân sự hiểu về nhân viên như thế nào ? Theo họ, các yếu tố nào làm cho nhân viên trung thành hơn với tổ chức

o Xác định xem nhân viên mong đợi gì trong tổ chức ? Theo họ, yếu tố nào làm họ trung thành hơn với tổ chức

42

 Đối tượng phỏng vấn :

o Thành phần quản lý : tại Công ty cổ phần Minh Chân, phỏng vấn trực tiếp một Trưởng phòng nhân sự và một Trưởng phòng kinh doanh. Tại Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Tường Vân, phỏng vấn trực tiếp một Trưởng phòng nhân sự.

o Thành phần nhân viên : tại Công ty cổ phần Minh Chân, phỏng vấn trực tiếp 10 nhân viên. Tại Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Tường Vân, phỏng vấn trực tiếp 10 nhân viên.

Kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp như sau :

o Chín nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đều được các đối tượng phỏng vấn chấp nhận.

o Tuy nhiên, có hai nhân viên ở Công ty cổ phần Minh Chân đưa ra ý kiến nên hợp hai nhóm yếu tố : Mối quan hệ với cấp trên và Cơ hội thăng tiến làm một nhóm yếu tố. Họ cho rằng mục đích của mối quan hệ với cấp trên là để tạo cơ hội thăng tiến.

o Các ý kiến về thang đo lòng trung thành và thang đo các nhóm yếu tố ảnh hưởng được ghi nhận để chỉnh sửa.

2.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào kết quả của phỏng vấn trực tiếp, các giả thuyết và kỳ vọng của mô hình nghiên cứu đươc tổng hợp lại như sau :

- H1 : Thu nhập cao sẽ làm cho nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H2 : Điều kiện làm việc thuận lợi làm cho nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H3: Sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp làm cho nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H4 : Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

43

- H5 : Mối quan hệ tốt với cấp trên làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H6 : Mức độ trao quyền tăng làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H7 : Có nhiều cơ hội thăng tiến làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H8 : Chính sách khen thưởng tốt sẽ làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức.

- H9 : Chính sách phúc lợi tốt làm nhân viên trung thành hơn với tổ chức. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau :

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Thu nhập

Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Mục tiêu nghề nghiệp

Quan hệ với đồng nghiệp

Quan hệ với cấp trên

Trao quyền

Cơ hội thăng tiến

Khen thưởng Đặc điểm cá nhân : - Giới tính - Học vấn - Chức vụ - Thâm niên Lòng trung thành của nhân viên trẻ (Nguồn : Tác giả tổng hợp)

44

2.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thể hiện ở phụ lục 2. Biến phụ thuộc là biến “Lòng trung thành”; các biến độc lập bao gồm : (1) thu nhập; (2) điều kiện làm việc; (3) mục tiêu nghề nghiệp; (4) quan hệ với đồng nghiệp; (5) quan hệ với cấp trên; (6) trao quyền; (7) cơ hội thăng tiến; (8) chính sách khen thưởng; (9) chính sách phúc lợi.

 Các biến quan sát của các thành phần độc lập và thành phần phụ thuộc được đo lường bời thang đo Likert 5 , với ý nghĩa như sau :

1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý

3 – Trung lập/Không ý kiến 4 – Đồng ý

5 – Hoàn toàn đồng ý

Phần thông tin về cá nhân bao gồm : - Giới tính : Nam - Nữ

- Học vấn : THPT – Trung Cấp – Cao Đẳng – Đại học – Trên đại học. - Chức vụ : Công nhân/nhân viên – Tổ trưởng/chuyên viên – Quản lý. - Thâm niên : Dưới 3 năm – Từ 3 đến dưới 5 năm – Từ 5 đến dưới 10

năm – Từ 10 năm trở lên. 2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 2.3.1. Thiết kế mẫu

 Tổng thể mẫu nghiên cứu :

Tổng thể mẫu nghiên cứu là những người có độ tuổi từ 18 đến dưới 30, đã hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp.

45

Dựa theo phạm vi nghiên cứu, khung chọn mẫu của đề tài này chỉ giới hạn ở những người có độ tuổi 18 đến dưới 30, đã hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực phường Phúc Tân, Thành phố Hà Nội.

 Phương pháp chọn mẫu :

Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện để dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin từ những người đồng ý tham gia khảo sát. Như vậy giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Kích thước mẫu

Ta có 40 biến quan sát đo lường bởi thang đo Likert 5. Theo quy tắc mẫu tối thiểu, kích thước mẫu tối thiểu là 40 x 5 = 200 mẫu (Bentle & Chou, 1987). 2.3.2. Cách thức xử lý số liệu :

Sử dụng kỹ thuật xử lý dự liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, tiến hành các bước phân tích sau :

- Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha và độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

- Kiểm định các giả thuyết của mô hình và độ phù hợp của tổng thể mô hình. Phân tích ANOVA (Analysis Of Variance) & T-Test giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.

46

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚC TÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚC TÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phường Phúc Tân nằm ở Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có diện tích 760000 nằm ở khu vực rất thuận lợi cho việc giao thương, phía Bắc là cầu Long Biên và khu vực đầu mối chợ hoa quả lớn ở thành phố Hà Nội, phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam là cầu Chương Dương, phía Bắc là tuyến đường Trần Quang Khải. Với việc tiếp giáp cả 3 hệ thống đường sắt, đường thủy và đường bộ, các doanh nghiệp ở phường Phúc Tân rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa.

Về thành phần dân cư, phường Phúc Tân trước đây chỉ là một dải đất ở hữu ngạn bờ sông Hồng, những người khai hóa đất đầu tiên là từ nội thành thành phố, tuy nhiên, trải qua thời gian, những người từ các tỉnh xung quanh Hà Nội (Hà Tây, Bắc Ninh) khi vào nội thành tìm kiếm công việc thường lựa chọn khu vực này để lưu trú. Hiện tại, phường Phúc Tân có 3361 hộ dân với 15313 nhân khẩu. Các nhân viên trẻ tại phường Phúc Tân ngoài những người bản địa thì có đến 40% là những người trẻ từ các tỉnh xung quanh đến Hà Nội để tìm kiếm việc hoặc làm việc.

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở phường Phúc Tân là trên 200 doanh nghiệp và là khu vực đóng góp chủ yếu vào GDP của phường. Với vị trí địa lý và thành phần dân cư như trên, phần lớn các doanh nghiệp ở phường Phúc Tân kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng gồm hai mảng chính là : thi công công trình và buôn bán vật liệu xây dựng.

47

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIÊN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Mẫu khảo sát là những nhân viên trẻ dưới 30 tuổi đang làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng và buôn bán hàng hóa. Mẫu số được thu thập bằng hai phương pháp : Phỏng vấn trực tiếp (50 mẫu) và điều tra trực tuyến qua mail, facebook và google survey (150). Tỷ lệ phản hồi thực tế 97% (195/200), sau khi kiểm tra tính hợp lệ, 3 phiếu bị loại bỏ ( chiếm 1,5%). Số phiếu phản hồi hợp lệ là 192 phiếu (chiếm 96%) được đưa vào phân tích.

3.2.1. Đặc điểm về mẫu khảo sát

3.2.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát về giới tính

Theo kết quả khảo sát, tổng số lượng nhân viên nam là 126 người, chiếm 65.6% và tổng số lượng nhân viên nữ là 66 người, chiếm 34.4%

Hình 3.1. Cơ cấu giới tính của mẫu khảo sát

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

3.2.2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát về học vấn

Theo kết quả khảo sát về học vấn, số lượng người có trình độ Đại học là lớn nhất : 57 người, chiếm 29,7%. Tiếp theo là nhóm người có trình độ Trên đại học : 35 người, chiếm 18,,2%. Nhóm trình độ Cao Đẳng gồm 34

Nam 66% Nữ

người, chiếm 17,7%. Còn nhữn 33 người, mỗi nhóm chiếm

Hình 3.2. Cơ cấu

3.2.2.3. Đặc điểm mẫu kh

Theo kết quả khảo sát về chức vụ lượng nhiều nhất : 114

viên/Tổ trưởng : 60 người người, chiếm 9.4%. Hình 3. 17% 31% 48 Còn những người có trình độ Trung cấp và THPT chiếm 17.2%.

Cơ cấu trình độ học vấn của mẫu khảo sát (Nguồn : Tác gi

u khảo sát về chức vụ

Theo kết quả khảo sát về chức vụ, nhóm Nhân viên/Công nhân có số 114 người, chiếm 59.4%, Tiếp theo là nhóm Chuyên người, chiếm 31.2%. Cuối cùng là nhóm Quản

3.3. Cơ cấu chức vụ của mẫu khảo sát (Nguồn : Tác gi 30% 18% 18% 17% 17% Đại Học Trên Đạ Cao Đẳ THPT Trung C 60% 31% 9% Nhân viên/Công nhân Chuyên viên trưởng Quản lý p và THPT đều có

của mẫu khảo sát

n : Tác giả tổng hợp)

Công nhân có số Tiếp theo là nhóm Chuyên Cuối cùng là nhóm Quản lý : 18 n : Tác giả tổng hợp) c ại Học Đẳng Trung Cấp Nhân viên/Công Chuyên viên/Tổ

3.2.2.4. Đặc điểm mẫu kh

Theo kết quả khảo sát năm chiếm số lượng nhiều nhất thâm niên dưới 3 năm

dưới 5 năm : 37 người, chiếm 16.7%.

Hình 3.4

3.2.2. Đặc điểm chung v

3.2.2.1. Các nhân tố ảnh hư

Kết quả xử lý số liệu đưa ra giá trị trung bình ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trẻ

Các nhân viên đánh giá các nhân

cùng 1 phát biểu, có nhân viên chọn hoàn chọn hoàn toàn không

được thu thập trên nhiều nhiều doanh nghiệp khác nhau

19% 17%

49

u khảo sát về thâm niên

Theo kết quả khảo sát, nhóm người có thâm niên từ 5 năm

nhiều nhất : 72 người, chiếm 37,5%. Tiếp theo là nhóm năm : 51 người, chiếm 26,6%. Nhóm thâm niên

, chiếm 19,3% và nhóm từ 10 năm trở lên

4. Cơ cấu thâm niên của mẫu khảo sát (Nguồn : Tác gi m chung về lòng trung thành và các nhân tố ảnh hư

nh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tr

Kết quả xử lý số liệu đưa ra giá trị trung bình (mean) của các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trẻ như sau (Phụ

ác nhân viên đánh giá các nhân tố từ rất thấp đến rất cao có nhân viên chọn hoàn toàn đồng ý và cũng c chọn hoàn toàn không đồng ý. Điều này có thể lý giải được là được thu thập trên nhiều nhiều doanh nghiệp khác nhau.

37% 27% % Từ 5 năm đến d 10 năm Dưới 3 năm Từ 3 năm đến d năm Từ 10 năm trở năm đến dưới 10 Tiếp theo là nhóm Nhóm thâm niên từ 3 đến năm trở lên có 32 người,

n : Tác giả tổng hợp) nh hưởng

a nhân viên trẻ

của các nhân tố lục 3):

n rất cao. Nghĩa là với cũng có người Điều này có thể lý giải được là do mẫu

n dưới

n dưới 5

50

 Giá trị trung bình (mean) của các biến độc lập có sự khác biệt, thấp nhất là 2,71 và cao nhất là 3,48. Điều này chứng tỏ có sự khác nhau về mức độ quan trọng giữa các biến độc lập.

3.2.2.2. Sự trung thành của nhân viên trẻ

 Giá trị trung bình của các biến trong thang đo lòng trung thành có 3 biến Loy1, Loy2 và Loy3 giá trị trung bình >3. Loy4 và Loy5 nằm trong khoảng từ 2 đến 3. Như vậy nhìn chung, nhân viên có mong muốn gắn bó với doanh nghiệp họ đang làm việc.

3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hai công cụ là hệ số Cronbank’s Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbanh’s Alpha được sử dụng để loại biến rác, các biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbank’s Alpha lớn hơn 0,6.

Chi tiết kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbank’s Alpha được trình bày ở phụ lục 4. Trong đó, kết quả tóm tắt được thống kê trong bảng sau :

Bảng 3.1. Độ tin cậy của thang đo

Thang đo Số biến quan sát Độ tin cậy

Cronbank’s Alpha

Thu nhập 3 0.893

Điều kiện làm việc 5 0.913

Mục tiêu nghề nghiệp 4 0.865

Mối quan hệ với đồng nghiệp 4 0.861

Mối quan hệ với cấp trên 5 0.880

Trao quyền 3 0.860

Cơ hội thăng tiến 4 0.858

Khen thưởng 3 0.887

Phúc lợi 3 0.903

Lòng trung thành 5 0.874

51

 Các thành phần trong mô hình nghiên cứu đều có Cronbanh’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan tổng – biến (Corrected Item-Total Correlation) đều trên 0.4. Như vậy các thành phần này đều đạt yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

3.2.4. Phân tích nhân tố

3.2.4.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Quá trình phân tích nhân tố được thực hiện với 35 biến độc lập và 5 biến phụ thuộc :

 Phân tích nhân tố cho biến độc lập :

Sau khi tiến hành chạy phân tích nhân tố cho 35 biến độc lập, ta được kết quả sau (Phụ Lục 5) :

Bảng 3.2. KMO and Bartlett's Test cho biến độc lập lần 1 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,806

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 6,082E3

df 595

Sig. ,000

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu)

KMO = 0,806 (>0,5) nên phương pháp phân tích nhân tố áp dụng là thích hợp, Sig = 0,000 cho thấy các biến có sự tương quan với nhau.

Tuy nhiên, trong ma trận xoay nhân tố (Phụ lục 5), hai biến Pro1 và Pro2 có hệ số truyền tải (Factor loading) <0.5 nên sẽ bị loại. Ngoài ra, trong số các biến còn lại, biến Man1 xuất hiện ờ Component1 có hệ số truyền tải thấp nhất : 0.549 và mức chênh lệnh so với giá trị ở Component4 <0.3 nên sẽ bị loại bỏ.

Sau khi loại bỏ hai biến Pro1,Pro2 và Man1, tiến hành chạy phân tích nhân tố cho 33 biến còn lại, ta có kết quả sau (Phụ Lục 5) :

52

Bảng 3.3. KMO and Bartlett's Test cho biến độc lập lần 2 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,797

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 5,359E3

df 496

Sig. ,000

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu)

KMO = 0,797 (>0,5), sig = 0,000 và tất cả Factor loading đều >0,5. Eigenvalue >1 thì có 8 nhân tố được rút ra. Tổng phương sai trích là 78,36% ( > 50%) cho biết 8 nhân tố đầu tiên giải thích được 78,36% độ biến thiên của dữ liệu.

 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc :

Kết quả chạy phân tích nhân tố cho 5 biến phụ thuộc (Phụ lục 5) như sau :

Bảng 3.4. KMO and Bartlett's Test cho biến phụ thuộc Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,781 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 561,514 df 10 Sig. ,000

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu) KMO = 0,781, Sig = 0,000, tổng phương sai trích là 67% => Không có biến nào cần loai bỏ.

3.2.4.2. Hiệu chỉnh các nhóm nhân tố

Việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở quan sát ma trận xoay của 33 biến độc lập, ở thành phần Component 2 chứa 4 biến thuộc thành

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)