Phân tích hồi quy về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lòng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 67)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.4.4. Phân tích hồi quy về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lòng

thành của nhân viên trẻ

Phân tích hồi quy được thực hiện với 8 biến độc lập : Thu nhập (SALa), Điều kiện làm việc (CONa), Mục tiêu nghề nghiệp (TARa), Mối quan hệ với đồng nghiệp (COLa), Hỗ trợ từ cấp trên (SUPa), Trao quyền (EMPa), Khen thưởng (BONa) và Phúc lợi (BENa) và biến phụ thuộc là Lòng trung thành (LOYa).

Trong đó giá trị của các biến độc lập được tính bằng giá trị trung bình của các biến quan sát trong thành phần biến độc lập đó. Giá trị của biến phụ thuộc là giá trị trung bình của 5 biến quan sát về lòng trung thành của nhân viên trẻ.

 Kết quả thống kê mô tả của các biến đưa vào phân tích hồi quy như sau (Phụ lục 6) :

 Đối với biến độc lập, giá trị trung bình bé nhất là 2,9005 thuộc về biến SALa, như vậy thu nhập được đánh giá thấp nhất. Giá trị trung bình cao nhất là 3,349 thuộc về biến COLa, như vậy mối quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá cao nhất.

 Biến lòng trung thành LOYa có giá trị trung bình là 3,1031, chứng tỏ mức độ lòng trung thành của mẫu quan sát chỉ ở mức trung.

 Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter. Kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 6) cho ta thấy :

56

 Hệ số hiệu chỉnh là 0.764 ≠ 0 cho thấy kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu có giá trị.

 Kết quả kiểm định F cho ta F = 78,211 va sig = 0,000.

 Tolerance của các biến đều lớn và VIF của biến có giá trị lớn nhất là 2,044 < 10

 Mô hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu và không có hiện tượng đa cộng tuyến

 Kết quả hồi quy (phụ lục 6) còn cho thấy rằng, trong 8 nhóm yếu tố tác động thì có 6 nhóm yếu tố có quan hệ tuyến tính với sự lòng trung thành của nhân viên trẻ, đó là các yếu tố : SALa ( sig = 0,000), TARa ( sig = 0,007), COLa ( sig = 0,000), SUPa (sig = 0,000), BONa (sig = 0,000) và BENa (sig = 0,000).

Bảng 3.5. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -,893 ,179 -5,000 ,000 SALa ,212 ,040 ,235 5,293 ,000 ,626 1,598 CONa ,018 ,042 ,019 ,433 ,665 ,637 1,571 TARa ,130 ,048 ,128 2,709 ,007 ,556 1,797 COLa ,273 ,050 ,237 5,439 ,000 ,650 1,538 SUPa ,242 ,062 ,195 3,887 ,000 ,489 2,044 EMPa -,003 ,051 -,003 -,061 ,951 ,554 1,806 BONa ,268 ,050 ,263 5,350 ,000 ,510 1,961 BENa ,150 ,039 ,180 3,863 ,000 ,569 1,759 a. Dependent Variable: LOYa

57

 Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lòng trung thành của nhân viên trẻ với 6 biến độc lập : Thu nhập (SALa), Mục tiêu nghề nghiệp (TARa), Mối quan hệ với đồng nghiệp (COLa), Sự hỗ trợ từ cấp trên (SUPa), Khen thưởng (BONa) và Phúc lợi (BENa) thể hiện qua biểu thức sau :

Lòng trung thành = -0.893 + 0.212*Thu nhập + 0.130*Mục tiêu nghề nghiệp + 0.273*Mối quan hệ với đồng nghiệp + 0.242*Sự hỗ trợ từ cấp trên + 0.268*Khen thưởng + 0.150*Phúc lợi.

 Trong đó, để xác định biến độc lập nào có vai trò quan trọng hơn đến lòng trung thành của nhân viên trẻ, ta dùng hệ số tương quan riêng phần (Partial Correlation).

Bảng 3.6. Bảng xác định tầm quan trọng của các biến độc lập

Model

Correlations

Zero-order Partial Part

1 (Constant) SALa ,602 ,364 ,186 CONa ,463 ,032 ,015 TARa ,536 ,196 ,095 COLa ,563 ,373 ,191 SUPa ,673 ,276 ,137 EMPa ,410 -,005 -,002 BONa ,651 ,368 ,188 BENa ,664 ,275 ,136

a. Dependent Variable: LOYa

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu)

 Từ bảng trên, ta thấy, lòng trung thành chịu tác động nhiều nhất bởi Mối quan hệ với đồng nghiệp (Partial = 0.373), lần lượt tiếp theo là Khen thưởng (Partial = 0.368), Thu nhập (Partial = 0.364), Hỗ trợ

58

từ cấp trên (Partial = 0.276), Phúc lợi (Partial = 0.275), và Mục tiêu nghề nghiệp (Partial = 0,196).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)