Giải pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 92)

Trong những năm gần đây việc đào tạo, bồi dƣỡng ở Nhà hát Múa rối Việt Nam đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Từ hình thức đào tạo kèm cặp tại chỗ đến đào tạo trung cấp rồi đào tạo đại học chính quy, tại chức đã bổ sung cho

84

Nhà hát một lực lƣợng làm nghề có triển vọng. Đặc biệt lớp diễn viên rối đại học chính quy đào tạo tại Trƣờng Đại học Sân khấu Điện Ảnh Hà Nội có sự kết hợp với 2 Nhà hát múa rối Việt Nam và Nhà hát Múa rối Thăng Long là rất kịp thời và hữu ích. Vì vậy sự chuyển giao giữa các thế hệ diễn viên cao tuổi nghỉ hƣu sang lớp trẻ không bị hụt hẫng. Tuy nhiên với hai hình thức đào tạo thì hình thức đào tạo theo lối truyền nghề là cách đào tạo truyền thống. Nó có ƣu điểm là ngƣời học nghề có khả năng bắt chƣớc nhanh, thuần thục những gì đƣợc học, nhƣng khả năng tƣ duy, sáng tạo độc lập lại hạn chế, bởi chỉ đƣợc truyền những kinh nghiệm và thủ thuật diễn một cách máy móc và dập khuôn. Còn hình thức đào tạo theo trƣờng lớp, học theo khung chƣơng trình, có giáo án, giáo trình, ngoài môn chuyên ngành còn phải học nhiều môn kiến thức cơ bản và liên ngành khác. Vì vậy học viên khi tốt nghiệp có khả năng tƣ duy và sáng tạo độc lập theo ý đồ của đạo diễn cũng nhƣ của tập thể. Theo hình thức này thì có tính khoa học hơn nhƣng thực chất không hiệu quả bằng lối đào tạo truyền nghề. Vì vậy để học viên đƣợc đào tạo một cách khoa học nhƣng vẫn học sâu hơn những kiến thức và kỹ năng về nghề thì cần có một vài điều chỉnh cho phù hợp hơn trong quy trình đào tạo, bởi vì múa rối có tính đặc thù riêng biệt khác với loại hình sân khấu ngƣời. Cần tăng cƣờng về chất lƣợng nội dung giảng dạy cũng nhƣ số lƣợng tiết học ở các môn chuyên ngành nhƣ kỹ thuật điều khiển rối nƣớc - cạn, giải phẫu chế tạo con rối, tâm lý học thiếu nhi, kịch câm... giảm bớt tiết học trong các môn vai mẫu tuồng, chèo... Công tác đạo diễn và kịch bản cũng có nhiều điều phải suy nghĩ. Lâu lắm rồi không có một đạo diễn nào đƣợc đào tạo chính quy của ngành rối. Đào tạo ở nƣớc ngoài đã khó nhƣng ngay ở trong nƣớc cũng không có địa chỉ nào đào tạo đạo diễn múa rối. Toàn là đạo diễn sân khấu ngƣời rồi vì lòng yêu rối mà chuyển sang dàn dựng. Sáng tác kịch bản cũng vậy. Kịch bản rối rất

85

khác với kịch bản sân khấu ngƣời. Nó kiệm lời, cần rất nhiều hành động cho nhân vật.

Tuy nhiên để phù hợp với tình hình hiện nay về yêu cầu tiêu chuẩn hóa bằng cấp cho cán bộ khi tuyển dụng và trình độ chuyên môn cũng nhƣ nhận thức của cán bộ thì cần tuyển dụng những nghệ sỹ đã tốt nghiệp diễn viên sân khấu rồi sau đó đào tạo kèm cặp, truyền nghề nhằm bổ sung cán bộ làm công tác chuyên môn để không bị thiếu hụt khi chuyển giao thế hệ. Huy động trí tuệ, kinh nghiệm của các cán bộ, nghệ sĩ tài năng của Nhà hát đã nghỉ hƣu hoặc đang làm công tác ở trong và ngoài Nhà hát tiếp tục sự nghiệp sáng tạo, tham gia đào tạo, hƣớng dẫn cán bộ trẻ. Khuyến khích cán bộ trẻ tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Bên cạnh đó Nhà hát cần phải tiếp tục liên doanh, liên kết với Trƣờng Sân khấu Điện ảnh để mở lớp đào tạo Diễn viên Múa rối, hệ đại học chính quy để chuẩn bị cho nguồn diễn viên kế cận.

Định kỳ đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Mạnh dạn đào tạo cán bộ, nghê sỹ tại các nƣớc có nghệ thuật rối phát triển nhƣ Trung Quốc, Tiệp Khắc... có cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả cán bộ, nghệ sĩ sau khi đào tạo.

Ngoài ra, Nhà hát cần sớm xây dựng một Trung tâm đào tạo và bồi dƣỡng múa rối với các môn học:

- Nghệ thuật diễn viên múa rối - Nghệ thuật biên kịch múa rối - Nghệ thuật đạo diễn Múa rối - Nghệ thuật Tạo hình con rối

và các môn kỹ thuật sân khấu nhƣ: Trang trí thiết kế, phục trang, âm thanh, ánh sáng sân khấu, chế tạo bộ máy điều khiển con rối, nghệ thuật marketing, tổ chức múa rối toàn cầu... đây là môn học cơ bản của ngành rối, theo quy chế

86

chung sẽ còn nhiều môn học khác đáp ứng nhu cầu đạo tạo diễn viên toàn diện.

Đối với cán bộ công tác ở bộ phận gián tiếp nhƣ Phòng Hành chính Tổng hợp, Tài vụ, Tổ chức Biểu diễn, Ban quản lý Rạp... cần đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, marketing nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng công việc đƣợc tốt hơn.

Ngoài ra, Nhà hát phải phối hợp với Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ, quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nƣớc cho cán bộ, nhân viên của Nhà hát.

Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý là hết sức quan trọng. Nghị quyết Trung ƣơng IV (khóa XI) đã ghi rõ: "Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bƣớc trƣởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, đƣợc nhân dân tin tƣởng. Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý đƣợc tôi luyện, trƣởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tƣởng cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, có ý chí, nghị lực để vƣợt qua mọi khó khăn, gian khổ, đƣa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi".

Nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã cử nhiều cán bộ đi học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ này.

Để không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của Nhà hát Múa rối Việt Nam trong thời kỳ hội nhập,

87

cần phải có chiến lƣợc về đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý đến 2020, tầm nhìn 2030 nhƣ sau:

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

- Cần có quy hoạch chức danh cụ thể, mỗi chức danh quy hoạch từ 2-3 cán bộ nguồn để đào tạo, bồi dƣỡng.

- Cử các cán bộ nguồn trong quy hoạch tham gia các lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc...

- Cử cán bộ trẻ có năng lực đƣợc quy hoạch vào cán bộ nguồn lãnh đạo quản lý đi học các khóa học ngắn hạn và trung hạn về ngoại ngữ tại các nƣớc phát triển hoặc các trung tâm ngoại ngữ có chất lƣợng.

- Cử các cán bộ lãnh đạo quản lý đi đào tạo và đào tạo lại về trình độ ngoại ngữ và tin học để đáp ứng với yêu cầu về hội nhập quốc tế của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

- Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công tác lãnh đạo, quản lý về kinh tế và ngành văn hóa nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)