biểu diễn.
Sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ và tiềm lực về con ngƣời hay nguồn nhân lực. Trong số các nguồn lực kể trên thì nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định. Nguồn nhân lực và lực lƣợng lao động là nhân tố của sự phát triển, còn mục tiêu cuối cùng của sự phát triển là nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn con ngƣời, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Nhƣ vậy, con ngƣời vừa là động lực, vừa là cái đích của sự phát triển kinh tế xã hội.
Mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cuối cùng đều là những hoạt động của ngƣời lao động. Họ phát minh, sáng chế và sử dụng tƣ liệu lao động, tác động vào đối tƣợng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mình và cho xã hội. Nguồn nhân lực chính là nguồn "nội lực", nếu biết phát huy, nó có thể nhân lên sức mạnh của nguồn lực khác.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc đòi hỏi phải có nguồn nhân lực không chỉ về chất lƣợng và số lƣợng mà còn có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực đƣợc coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định "nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững" "con ngƣời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa"[12] . Nguồn lực con ngƣời là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con ngƣời và nâng cấp chất lƣợng nguồn nhân lực.
Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nƣớc ngày càng cao đặc biệt đối với khoa học xã hội và nhân văn. Nó là cơ sở cung
23
cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con ngƣời, phát huy những di sản văn hóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới của Việt Nam.
Trong chƣơng trình "Xây dựng văn hóa, phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã phản ánh một cách đầy đủ và súc tích về mối quan hệ các vấn đề văn hóa, nguồn nhân lực gắn quyện với nhau: hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần con ngƣời tạo ra qua giáo dục trở lại với con ngƣời đƣợc con ngƣời kế thừa và phát triển, phải trở thành sức mạnh ở mỗi con ngƣời cũng nhƣ trong từng tập thể lao động, nguồn lực con ngƣời tạo ra các giá trị mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngƣời, nhóm ngƣời, mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc nói chung và của từng tế bào kinh tế nói riêng.
Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trƣớc hết sự phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu cầu phong phú đa dạng. Điều đó tất yếu xã hội phải tạo ra nhiều của cải vật chất theo đà phát triển ngày càng tăng của xã hội; nghĩa là lực lƣợng tham gia vào các hoạt động của nền sản xuất xã hội phải ngày càng nhiều, chất lƣợng lao động phải ngày càng nâng lên, phải nâng cao trình độ trí tuệ và sức sáng tạo của con ngƣời hay nói cách khác phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đó.
Sự cần thiết phải nâng cao trình độ lao động còn cần thiết từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Khi kinh tế phát triển mạnh hơn, xã hội trở nên văn minh hơn thì con ngƣời luôn luôn đƣợc hoàn thiện ở cấp độ cao hơn. Đến lƣợt nó đòi hỏi việc nâng cao trình độ tri thức của ngƣời lao động; nghĩa là không phải chỉ có yêu cầu thực tiễn của sản xuất mà do yêu cầu đòi hỏi từ chính bản thân con ngƣời, hay nói cách khác, chất lƣợng của
24
nguồn nhân lực sẽ tăng lên là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội.
Sự phát triển của nguồn nhân lực còn là một tất yếu do tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, yêu cầu khoa học của tính đồng bộ trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chất lƣợng nguồn nhân lực tăng lên không chỉ có ý nghĩa để sử dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ mà còn có điều kiện để sáng tạo ra tƣ liệu lao động mới. Hơn thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố khách quan, là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nói chung và ngành nghệ thuật biểu diễn đặc biệt là Nhà hát Múa rối Việt Nam nói riêng. Một nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn là nhân tố khắc phục đƣợc những hạn chế của đất nƣớc về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, vị trí địa lý... Là giải pháp hữu hiệu nhất để đƣa đất nƣớc thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng nhanh bền vững.
Với vai trò đặc thù của nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật là sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị nghệ thuật vừa có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục thẩm mỹ (cái hay, cái đẹp, chân, thiện, mỹ) cho cộng đồng vừa có ý nghĩa phục vụ cho việc giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân. Thúc đẩy
25
sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật nói chung và của các đơn vị nghệ thuật nói riêng.
Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật là nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của các tổ chức, đơn vị nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của hoạt động nghệ thuật.
Về phía ngƣời lao động hay nói đúng hơn là nghệ sỹ, nó đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ làm việc có hiệu quả.
Tiếp tục chủ trƣơng phát triển đất nƣớc đã đƣợc Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: " Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, có trình độ phát triển trung bình; chính trị ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cƣơng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau"[13]. Để thực hiện mục tiêu đó, phải huy động ngày càng nhiều nguồn lực mà hàng đầu là nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Vì vậy Đảng và Nhà nƣớc đã chú trọng phát triển nhân lực có chất lƣợng cao phù hợp với đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, trong đó có nhân lực văn hóa, nghệ thuật.
Trong những năm qua, công tác phát triển nhân lực văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống đã đƣợc quan tâm, đạt đƣợc nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành và đất nƣớc. Tuy nhiên, nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của nghệ thuật còn có những bất cập, hạn chế nhƣ thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu nhân lực có kỹ năng nghề và trình độ chuyên môn cao; trình độ quản lý còn non yếu, bất hợp lý trong quản
26
lý và sử dụng nhân lực, đào tạo nhân lực chƣa gắn với yêu cầu thực tiễn... chƣa theo kịp yêu cầu phát triển văn hóa, nghệ thuật theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc.