Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 52)

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam Nam

Đặc thù của hoạt động nghệ thuật biểu diễn là ngành nghệ thuật tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ sân khấu, âm nhạc, hội họa... gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhận thức, giáo dục thẩm mỹ và là một ngành giải trí, là công cụ sắc bén để giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao trình độ nhận thức, thẩm mỹ cho nhân dân.

Thực trạng hoạt động nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, về sáng tạo nghệ thuật, về công tác đào tạo, lý luận, phê bình, hợp tác quốc tế. So với các ngành nghệ thuật khác thì nghệ thuật biểu diễn là ngành nghệ thuật có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chƣa đầy đủ, hoạt động xã hội hóa diễn ra quá chậm. Đầu tƣ cho nghệ thuật biểu diễn cả về đào tạo lẫn dàn dựng và biểu diễn đều đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và thời gian thu hồi vốn không nhanh. Vì vậy nhiều tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn vẫn chƣa mạnh dạn, chờ đợi sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, dẫn đến một số hoạt động còn mang tính cầm chừng, tạm bợ.

Nguồn nhân lực sáng tác và biểu diễn nghệ thuật còn yếu và thiếu, số ngƣời đƣợc đào tạo chính quy bài bản không nhiều.

44

Bảng 3.2. Thống kê lực lƣợng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật của ngành văn hóa năm 2014

TT Chức danh Số lƣợng Trình độ Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Biên kịch viên 19 02 16 2 Hoạ sĩ 90 18 62 10 3 Đạo diễn 34 06 28

4 Biên đạo múa 18 03 15

5 Diễn viên hạng II 9 02 07

6 Diễn viên hạng III 971 02 449 239 281

7 Âm thanh viên 26 03 23

8 Kỹ thuật viên 228 01 102 83 42

(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)