Thực trạng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Nhà hát Múa

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 61)

3.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực

Về mặt cơ cấu thì lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới trong tổng số nhân lực toàn Nhà hát.

- Lao động nữ có 41 ngƣời, chiếm 47% - Lao động nam có 47 ngƣời, chiếm 53% Về độ tuổi:

- Dƣới 30 tuổi: 14 ngƣời, chiếm 16%

- Từ 30 đến dƣới 50 tuổi: 65 ngƣời, chiếm 74% - Từ 50 đến 60 tuổi: 9 ngƣời, chiếm 10%

Trong đó nguồn nhân lực trực tiếp có độ tuổi trung bình rất thấp qua đó chủ trƣơng trẻ hóa lực lƣợng lao động ngày càng đƣợc đẩy mạnh

3.2.2. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam Việt Nam

Nhà hát đã chú ý đặc biệt đến việc kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực. Các cơ quan trực tiếp tham gia quản lý đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung trong đó có nguồn nhân lực Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣợc phân

53

công quản lý phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của mình theo cơ chế cơ quan chủ quản (là cấp trên trực tiếp quản lý các đơn vị thuộc Bộ, trong đó có 34 cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng huấn luyện). Cơ chế này có thuận lợi là nắm đƣợc các yêu cầu chuyên biệt trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực với yêu cầu phải có năng khiếu trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Đã từng bƣớc áp dụng mô hình mới về quản lý phát triển nguồn nhân lực trong quá trình xã hội hóa đào tạo phát triển nguồn văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với nhiều loại hình sở hữu, nhiều tổ chức và hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực... Đã thử nghiệm phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu để đổi mới mô hình quản lý.

Điểm nóng bức xúc hiện nay tại các nhà hát, các đoàn múa rối nói chung và Nhà hát Múa rối Việt Nam nói riêng là phải làm gì để có con ngƣời hoạt động múa rối chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa. Sân khấu Múa rối đang diễn ra nhiều bất cập về nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật: Tác giả biên kịch, đạo diễn sân khấu rối, họa sĩ tạo hình con rối, diễn viên múa rối, kĩ sƣ nghiên cứu chế tạo bộ máy hoạt động con rối, kỹ sƣ âm thanh ánh sáng, nhạc sĩ, chuyên gia tổ chức biểu diễn, nghệ thuật marketing... Muốn có ngƣời kế tiếp hoạt động múa rối, trƣớc mắt nhà hát đƣa ra giải pháp tình thế: Liên kết đào tạo giữa Trƣờng Đại học Sân khấu Điện ảnh với nhà hát hoặc đào tạo truyền nghề tại chỗ. Phƣơng thức này đang là thế mạnh của Nhà hát cũng nhƣ các phƣờng rối trên cả nƣớc. Những đơn vị sân khấu xã hội hóa đang đào tạo diễn viên tại chỗ, họ muốn tạo ra phong cách đặc trƣng của từng đoàn, từng nhóm mang bản sắc nghệ thuật riêng. Nhƣng về lâu dài, phƣơng thức này chƣa đáp ứng đƣợc chuẩn hóa ngƣời diễn viên nghệ thuật thời đại mới: có nghề, có tâm và tầm văn hóa xã hội. Nghệ thuật múa rối có tính đặc thù riêng... nhƣng mãi là nhƣ thế. Múa rối đào tạo chung cùng các môn sân

54

khấu dân tộc, thực sự chƣa đáp ứng đƣợc nhiều yêu cầu của đơn vị múa rối. Chỉ đơn giản ngƣời diễn viên chèo, tuồng chuyển nghề múa rối phải học lại phƣơng pháp nghệ thuật, hay chính diễn viên múa rối cần nhiều năm khổ luyện đôi tay điều khiển con rối sao cho dẻo dai, linh hoạt, tinh tế mới thành nghệ sĩ tài danh trong công chúng. Còn tác giả biên kịch, đạo diễn không thể đào tạo viết kịch nói, đạo diễn kịch sang sáng tác, dàn dựng múa rối.

Nhà hát Múa rối Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch coi việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm nên sớm ban hành các quy chế, chế độ đào tạo. Hàng năm Nhà hát thƣờng cử các cán bộ đi học và bồi dƣỡng cả về trình độ chuyên môn lẫn trình độ chính trị, các lớp quản lý nhà nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

- Năm 2005: Cử 6 ngƣời đi học Lớp bồi dƣỡng kiến thức thức Quản lý Nhà nƣớc chƣơng trình Chuyên viên.

- Năm 2006: Cử 02 ngƣời đi học lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên; cử 02 ngƣời theo học hệ Đại học tại chức;

- Năm 2007: Cử 02 diễn viên theo học Đại học tại chức chuyên ngành Đạo diễn Sân khấu - Trƣờng Đại học Sân khấu Điện ảnh;

- Năm 2008: Cử 01 ngƣời theo học lớp Cao học - Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội;

- Năm 2010: Cử 11 ngƣời đi học Lớp Bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên, cử 7 diễn viên đi học lớp liên thông từ Cao đẳng lên Đại học - Trƣờng Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

- Năm 2011: Cử 02 diễn viên theo học hệ đại học tại chức chuyên ngành Đạo diễn Sân khấu - Trƣờng Đại học Sân khấu Điện ảnh, cử 02 ngƣời theo học lớp Cao học - Viện Đại học Mở Hà Nội, cử 01 ngƣời đi học nâng cao trình độ tiếng Pháp 3 tháng trong nƣớc và sau đó tiếp tục học tại Pháp

55

Cử 01 ngƣời theo học lớp Cao học - Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Cử 8 ngƣời tham gia lớp đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo cấp phòng

- Năm 2013: Cử 01 ngƣời theo học hệ đào tạo Thạc sĩ, Cử 01 ngƣời tham gia Lớp bồi dƣỡng lý luận phê bình nghệ thuật biểu diễn, 01 ngƣời tham gia lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên cao cấp.

- Năm 2014: Cử 02 ngƣời theo học lớp Đại học tại chức Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, cử 05 ngƣời đi học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, cử 04 ngƣời đi học Lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên

Do cơ chế của các Nhà hát biểu diễn nghệ thuật nói chung và Nhà hát Múa rối Việt Nam nói riêng rất khó tuyển dụng, thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Để bổ sung nguồn nhân lực của Nhà hát, Nhà hát chủ động liên kết với Trƣờng Sân khấu Điện ảnh để đào tạo ra những khóa diễn viên múa rối cụ thể:

- Khóa 1995 - 1999 đã cung cấp cho Nhà hát 12 diễn viên có trình độ Cao đẳng.

- Khóa 2002 - 2006 đã cung cấp 12 diễn viên múa rối có trình độ Đại học. Bên cạnh đó Nhà hát tổ chức tuyển chọn các diễn viên đã tốt nghiệp và công tác từ các ngành nghệ thuật sân khấu khác, sau đó kèm cặp và truyền dạy các kỹ thuật chuyên môn về múa rối.

Ngoài ra Nhà hát còn cử các họa sĩ tạo hình con rối là nguồn nhân lực rất quan trọng, quyết định sự thành công của tác phẩm nghệ thuật, ra nƣớc ngoài học tập và đào tạo nhằm học hỏi những kinh nghiệm và kỹ thuật tiến tiến trong tạo hình nhân vật rối.

56

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)