Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 25)

1.2.2.1. Khái niệm

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện quy mô cơ cấu và nâng cao chất lƣợng từng con ngƣời lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Cũng tƣơng tự nhƣ trong các thuật ngữ tăng trƣởng và phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thể hiện ở việc nâng cao nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khỏe và thể lực cũng nhƣ ý thức hệ, đạo đức của ngƣời lao động. Còn tăng trƣởng nguồn nhân lực gắn với việc tăng về số lƣợng trong lực lƣợng lao động. Phát triển nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế nƣớc ta và ngành nghệ thuật biểu diễn nói riêng.

Nhƣng tăng trƣởng nguồn nhân lực là một yếu tố của phát triển nguồn nhân lực do đó quá trình phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi tạo ra sự biến đổi về mặt số lƣợng và chất lƣợng một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý cần thiết để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển vì sự tiến bộ kinh tế xã hội. Khác với đầu tƣ cho các nguồn lực phi con ngƣời, đầu tƣ cho nguồn nhân lực là sự tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội nói chung.

17

Phát triển nguồn nhân lực đƣợc xem xét trên hai mặt chất và lƣợng. Về chất, phát triển nguồn nhân lực phải đƣợc tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo môi trƣờng thuận lợi cho nguồn lực phát triển. Về lƣợng là gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực, điều này tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản.

Dân số và cấu thành dân cƣ của địa phƣơng là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nguồn lao động. Dân số cung cấp nguồn nhân lực. Tăng dân số sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô nguồn nhân lực. Dân số tăng nhanh sẽ trực tiếp làm tăng nguồn lao động xã hội. Việc này một mặt tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, mặt khác gây sức ép rất lớn trong việc bố trí sử dụng số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động. Mỗi năm nếu số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động tăng thêm này cao hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế - hậu quả là tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.

Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tƣ vào các yếu tố của quá trình sản xuất. Cần lƣu ý rằng trong tất cả các yếu tố đầu tƣ thì đầu tƣ vào con ngƣời, đầu tƣ cho nguồn nhân lực chính là đầu tƣ quan trọng nhất. Đầu tƣ cho con ngƣời đƣợc thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: giáo dục tại trƣờng, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế.

Phát triển nguồn nhân lực dƣới gốc độ của một đất nƣớc là quá trình tạo dựng một lực lƣợng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có quá trình lao động cao, có kỹ năng sử dụng lao động có hiệu quả. Xét ở góc độ cá nhân thì nguồn lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực lao động và chất lƣợng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổng thể phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của ngƣời lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Trí lực có đƣợc nhờ quá trình đào tạo và tiếp

18

thu kinh nghiệm. Thể lực có đƣợc nhờ vào chế độ dinh dƣỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế, môi trƣờng lao động...

1.2.2.2. Nội dung chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực.

 Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Quá trình quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đƣợc thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lƣợc và chính sách phát triển, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau đây:

- Phân tích môi trƣờng, xác định mục tiêu phát triển. - Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực.

- Phân tích quan hệ cung cầu nhân lực, xây dựng các chính sách, kế hoạch chƣơng trình thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

- Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình quản trị phát triển nguồn nhân lực.

- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.

 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển ngành, vùng hay của quốc gia ở một kỳ nhất định. Hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, một ngành đặc thù nhƣng lại tổng hợp rất nhiều nghề nhƣ của Nhà hát Múa rối Việt Nam. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm:

- Giúp ngƣời lao động thực hiện các công việc của mình một cách tốt hơn, đặc biệt khi ngƣời lao động thực hiện các công việc không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẫn mẫu hoặc khi ngƣời lao động có công việc mới.

- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho ngƣời lao động. - Với cơ cấu đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển ngành.

19

Bằng các phƣơng thức đạo tạo khác nhau nhƣ dạy và học trực tiếp tập trung, thông qua các phƣơng tiện truyền thông, đào tạo từ xa, băng hình, đĩa hình chƣơng trình hay đào tạo trực tuyến qua mạng... với các hình thức đào tạo: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ giúp trang bị kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp và các kiến thức quản lý cho nguồn nhân lực.

 Chính sách thu hút, khuyến khích tạo động lực cho ngƣời lao động và duy trì nguồn nhân lực.

Chính sách thu hút, khuyến khích tạo động lực và chiến lƣợc kích thích lao động và động viên họ nhằm duy trì củng cố và phát triển lực lƣợng lao động gắn bó với một cơ quan, đơn vị cụ thể hay rộng hơn là gắn bó với địa phƣơng nơi ngƣời lao động đang công tác, lao động. Nếu cơ quan, đơn vị có lực lƣợng lao động có trình độ và bố trí vào vị trí thích hợp, nhƣng chính sách lƣơng bổng, đãi ngộ không thích hợp thì tinh thần ngƣời lao động sẽ giảm sút, năng suất lao động không cao. Chính sách lƣơng bổng đãi ngộ của cơ quan, đơn vị đối với ngƣời lao động bao gồm: đãi ngộ về mặt tài chính và đãi ngộ về mặt phi tài chính.

- Đãi ngộ về mặt tài chính:

Đãi ngộ về mặt tài chính đƣợc chia ra 2 phần: phần đãi ngộ trực tiếp là trả lƣơng tháng, lƣơng công nhật, tiền thƣởng và đãi ngộ gián tiếp là các khoản phúc lợi và các kế hoạch bảo hiểm. Trong đãi ngộ về mặt tài chính thì hình thức trả lƣơng, thƣởng cũng rất quan trọng. Cơ cấu trả lƣơng đƣợc chia thành trả lƣơng theo khối gián tiếp và trực tiếp. Khối gián tiếp là các nhân viên hành chính và cán bộ quản lý, hình thức trả lƣơng cho khối gián tiếp thƣờng là lĩnh lƣơng theo tháng và các khoản tiền thƣởng. Khối lao động trực tiếp đƣợc lĩnh lƣơng theo thời gian hoặc sản phẩm với các phƣơng pháp trả

20

lƣơng nhƣ: phƣơng pháp trả lƣơng theo từng sản phẩm, trả lƣơng thƣởng 100%, trả lƣơng theo giờ tiêu chuẩn, trả lƣơng cơ bản cộng với tiền thƣởng.

Đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính là các khoản phúc lợi và các kế hoạch bảo hiểm. Các khoản phúc lợi bao gồm: phúc lợi theo quy định của pháp luật và phúc lợi tự nguyện. Phúc lợi theo quy định của pháp luật là các bảo hiểm xã hội: trợ cấp ốm đau, bệnh tật, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thất nghiệp, hƣu trí. Phúc lợi tự nguyện là các khoản phúc lợi không theo quy định pháp luật nhằm khuyến khích ngƣời lao động yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan nhiều hơn: đó là chƣơng trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, các loại dịch vụ, bảo hiểm nhân thọ và các loại trợ cấp khác.

- Đãi ngộ về mặt phi tài chính

Ở Việt Nam hiện nay, do đời sống còn thấp nên đa số ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị còn quan tâm nhiều và chủ yếu đến tài chính để lo cho cuộc sống nên kích thích phi tài chính chƣa thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, trong tƣơng lai khi đất nƣớc phát triển, vấn đề này càng trở nên quan trọng. Hiện nay, ở một số nƣớc có nền kinh tê phát triển, nhiều khi kích thích phi tài chính còn quan trọng hơn các kích thích về tài chính. Kích thích phi tài chính bao gồm chính bản thân công việc có thu hút và làm cho ngƣời lao động thỏa mãn không ? và môi trƣờng, khung cảnh làm việc có thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động chƣa ? Ngoài ra đãi ngộ phi tài chính còn làm thỏa mãn nhu cầu ở thứ bậc cao nhƣ nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc kính trọng, nhu cầu đƣợc thể hiện mình, nhu cầu đƣợc học hành, thăng tiến.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)