Bối cạnh mới tác động đến phát triển nguồn nhân lực của Nhà hát

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 77)

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Nhà hát Múa rối Việt Nam. rối Việt Nam.

4.1.1. Bối cạnh mới tác động đến phát triển nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam Múa rối Việt Nam

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục có những bƣớc nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực và các nƣớc, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong điều kiện vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa có cơ hội lại vừa có nhiều thách thức. Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động mạnh đến cơ cấu và sự phát triển kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân công lao động toàn cầu; mỗi biến động kinh tế thế giới đều tác động đến nền kinh tế của các quốc gia, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế mỗi nƣớc. Sự suy giảm kinh tế của những cƣờng quốc về kinh tế nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, hay nguy cơ sụp đổ của đồng tiền chung Châu Âu đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia. Những hoạt động mang tính kinh tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhƣ: công nghiệp điện ảnh, nghe nhìn; phát thanh truyền hình; vui chơi giải trí... không nằm ngoài những tác động đó. Yếu tố này tác động nhiều chiều đến phát triển nguồn nhân lực ngành nghệ thuật biểu diễn nói chung, Nhà hát Múa rối Việt nói riêng.

69

Giao lƣu và hội nhập quốc tế về văn hóa, nghệ thuật biểu diễn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhƣng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc.Quá trình giao lƣu, hội nhập quốc tế về văn hóa, nghệ thuật biểu diễn có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình văn nghệ, đồng thời sự bùng nổ của các phƣơng tiện truyền thông, truyền bá sản phẩm văn nghệ của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, đến công tác phát triển nguồn nhân lực Nhà hát Múa rối Việt Nam. Toàn cầu hóa kinh tế phát triển ngày càng rộng và sâu, trong đó các hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Để tránh tụt hậu và đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn do kết quả toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại, phải tham gia vào nhiều khâu và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Trong một "thế giới phẳng", "nhỏ dần và chật chội hơn", mọi quốc gia đều có thể tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các khâu, các chuỗi giá trị gia tăng khi có nguồn nhân lực đƣợc tham gia đào tạo tốt. Đây là yếu tố mang tính kinh tế đòi hỏi phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa và nghệ thuật phải "kinh tế hóa" hơn nữa.

Quan hệ quốc tế song phƣơng, đa phƣơng ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ môi trƣờng và cả trong việc phòng chống các đại dịch... Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với việc hình thành các khối, các tổ chức hợp tác đa phƣơng, song phƣơng, trong đó có các tổ chức mà Việt Nam chính thức tham gia nhƣ UNESCO, Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO)... sẽ thức đẩy sự di chuyển lao động quốc tế phát triển mạnh trong đó nguồn nhân lực trình độ cao từ các nƣớc phát triển đến các nƣớc đang phát triển để chiếm giữ những vị trí then chốt về khoa học - công nghệ, quản lý, kinh doanh. Sự hợp tác và liên kết giữa các nƣớc trong khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác ngày càng chặt chẽ và toàn diện; mối quan hệ hợp tác

70

Á - Âu ngày càng phát triển và sẽ đảm bảo cho sự ổn định, an ninh và phát triển kinh tế. Châu Á - Thái Bình Dƣơng vẫn là khu vực phát triển năng động, có vai trò ngày càng lớn. Để đáp ứng yêu cầu đàm phán, hoạch định chính sách chung và tổ chức thực hiện các cam kết, hạn chế những rủi ro, bất lợi và thu lợi nhiều hơn từ các quá trình hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Trong bối cảnh phát triển vƣợt bậc của khoa học - công nghệ đã làm tăng tốc độ chuyển giao từ nơi nghiên cứu ra thực tế, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, là tác nhân phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới hành chính và các rào cản khác trong giao dịch của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia. Tất cả dần đƣợc điện tử hóa, internet đã kết nối thế giới lại và theo dự đoán vào Thế kỷ 21 hệ thống thông tin liên lạc cá nhân đƣợc coi là mục tiêu cao nhất trong thông tin liên lạc lý tƣởng của nhân loại, sẽ ảnh hƣởng sâu sắc đến phƣơng thức sản xuất và sinh hoạt, làm cho bất cứ ngƣời nào, bất kể ở đâu đều có thể liên lạc với nhau, internet đƣợc thay thế bằng evernet (nguồn: Dự báo Thế kỷ 21, Nhà xuất bản thống kê, năm 1998). Khoảng cách không gian và thời gian đƣợc rút ngắn, phƣơng pháp tổ chức công việc đƣợc thay đổi (ngƣời lao động làm việc tại nhà và cùng một lúc phối hợp với nhiều ngƣời trên khắp thế giới). Điều này đã đẩy quốc tế hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, kể cả trong đào tạo và phát triển nhân lực văn hóa, đặc biệt là đào tạo nhân lực đặc thù ngành nghệ thuật biểu diễn.

Chu kỳ vòng đời của mỗi sản phẩm ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch vục phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị gia tăng và việc làm. Các ngành nghề biến đổi liên tục, ngành nghề cũ nhanh chóng mất đi, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, yêu cầu nhiều ngành nghề mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp thay cho kỹ năng hẹp. Những

71

điều đó đòi hỏi trình độ và kỹ năng của nhân lực phải không ngừng nâng lên và thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp và bắt kịp với những cái mới do tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại. Học tập suốt đời là yêu cầu bắt buộc đối với nhân lực ở tất cả các lĩnh vực. Muốn có đƣợc thành tựu phát triển lớn, vƣợt bậc và đƣợc xếp vào loại các quốc gia tƣơng đối phát triển đòi hỏi phải có nhân lực chất lƣợng cao, nếu không sẽ bị tụt hậu và không thể tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yếu tố tác động đặc biệt quan trọn đối với sự phát triển nhân lực ngành nghệ thuật biểu diễn và Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Trong thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, bắt buộc các quốc gia vƣơn tới chiếm lĩnh càng nhiều càng tốt công nghệ nguồn và thông tin kinh tế. Việc mở cửa thị trƣờng lao động tạo sự dịch chuyển lao động giữa các nƣớc đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lƣợng nhân lực của mình. Để làm đƣợc những việc này, đòi hỏi phải có nhân lực chất lƣợng cao, yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần phải nhận thức đƣợc vai trò, vị trí hàng đầu của giáo dục, đào tọa và khoa học, công nghệ; đẩy mạnh đổi mới giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ trong phát triển nhân lực ngành văn hóa, nghệ thuật để có thể đáp ứng năng động hơn, hiệu quả hơn và trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nƣớc.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

- Tình hình kinh tế xã hội đất nƣớc

Trong bối cảnh thế giới và trong nƣớc đầy biến động, mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhƣng với sự nỗ lực phấn đầu vƣợt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nƣớc, nền kinh tế đã vƣợt qua khó khăn, thách thức, ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trƣởng khá cao, bình quân đạt 7%/năm; quy mô nền kinh tế tăng lên,

72

các ngành kinh tế - xã hội đều có bƣớc phát triển; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao, tạo đƣợc môi trƣờng hòa bình, ổn định cho phát triển đất nƣớc. Nƣớc ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Một số chỉ tiêu chƣa đạt kế hoạch. Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; kinh tế vĩ mô chƣa vững chắc. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật chậm đƣợc khắc phục.

Năm 2011, khó khăn và thách thức đều lớn hơn sơ với dự báo. Giá lƣơng thực thực phẩm. giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trƣờng quốc tế tăng cao; thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc; tăng trƣởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia... tác động tiêu cực vào nền kinh tế nƣớc ta. Ở trong nƣớc, chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ phát triển hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã đem lại những thành tựu quan trọng nhƣng cũng làm phát sinh những hệ quả tiêu cực. Lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh gây áp lực lên thị trƣờng tiền tệ và tỷ giá; giá vàng trên thị trƣờng biến động bất thƣờng. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn. Chính phủ đã phân tích kỹ tình hình, tham vấn các chuyên gia và ngay đầu tháng 2 đã ban hành Nghị quyết số 11 về những giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Về lĩnh vực nghệ thuật, nhà nƣớc tập trung mọi nguồn lực và nỗ lực cho việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại, nhằm mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020; chính điều này là

73

cơ sở để nghệ thuật phát triển vì nghệ thuật là ngành giải trí, rất cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại.

Đất nƣớc tiếp tục phát triển, nền kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nƣớc là chủ đạo, coi trọng yếu tố con ngƣời, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; điều này cũng phù hợp với tiêu chí phát triển của nền nghệ thuật dân tộc.

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và trình độ dân trí ngày một ngày một nâng cao, nhu cầu hƣởng thụ nghệ thuật cũng ngày một nhiều hơn, giảm dần khoảng cách không đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nền kinh tế nƣớc ta đang bị sức ép của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cả biến động thất thƣờng, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, áp lực cạnh tranh gay gắt với các đối tác ngay tại sân nhà làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, những điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nghệ thuật.

- Tình hình phát triển của ngành Múa rối.

Những năm gần đây, hòa cùng khí thế đổi mới của đất nƣớc, một số vở diễn mới, tạo ấn tƣợng mạnh, đem lại sức sống mới cho nghệ thuật múa rối nhƣ truyện cổ Anđersen sang múa rối đƣợc dƣ luận và giới học thuật đánh giá cao. Đây là những tìm tòi đáng khích lệ.

Là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, nghệ thuật múa rối đã thật sự có ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống văn hóa dân tộc, không chỉ góp phần nâng cao tinh thần của các tầng lớp nhân dân bởi sức hấp dẫn độc đáo của nghệ thuật múa rối mà còn góp phần tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc, 60 năm qua.

74

Hình 4.1. Tiết mục múa rối cạn

(Nguồn: Nhà hát Múa rối Việt Nam)

Các đoàn nghệ thuật của Nhà hát đi biểu diễn ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhằm giới thiệu cho bạn bè quốc tế bộ môn nghệ thuật rối nƣớc độc đáo của Việt Nam. Mỗi lần đi biểu diễn hay tham gia dự liên hoan múa rối quốc tế, Nhà hát đều mang về cho đất nƣớc những phần thƣởng cao quý và sự đánh giá cao của bạn bè khắp năm châu.

“Cần có Đoàn múa rối chuyên nghiệp để các cháu thiếu nhi thêm niềm vui, thêm tiếng cƣời…”. Lời nói đơn giản và gọn gàng ấy đã thực sự là chỉ thị quan trọng, là mục tiêu phấn đấu của ngành múa rối. Gần 60 năm trở lại đây, múa rối đã phát triển lên một tầm cao mới, đã đạt đƣợc một cách nhìn nhận và quan niệm hết sức rộng mở.

Nhà hát đã có một đội ngũ thật đông đảo và trƣởng thành, đào tạo đƣợc 5 thế hệ diễn viên tài năng đủ sức gánh vác sự nghiệp, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, luôn là một điểm sáng văn hoá, là địa chỉ tin cậy cho công

75

chúng và bạn bè quốc tế; có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng “phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Đặc biệt đối với Nghệ thuật Rối nƣớc thì đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân rối nƣớc là những ngƣời có tài và yêu nghề, tâm huyết với nghề. Nghệ sĩ rối đƣợc ví là “nghệ sĩ có đôi tay vàng”. Với đặc trƣng nghề nghiệp, ngƣời nghệ sĩ luôn phải ngâm mình dƣới nƣớc, ẩn mình trong bức mành thƣa, lặng lẽ, khiêm nhƣờng, dấu ngƣời, dấu mặt, chẳng xƣng danh, không son phấn, không cân đai áo mũ, chỉ có đôi tay tài hoa mà làm nên điều kỳ diệu để giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

Hình 4.2. Tiết mục múa rối nƣớc

(Nguồn: Nhà hát Múa rối Việt Nam)

So với các loại hình nghệ thuật truyền thống, sự phát triển của nghệ thuật múa rối nƣớc hiện nay có nhiều yếu tố thuận lợi hơn. Một trong những đặc điểm thuận lợi của nghệ thuật múa rối nƣớc là tính độc đáo. Múa rối nƣớc đƣợc xem nhƣ những câu chuyện kể sinh động về cuộc sống của ngƣời nông dân Việt vùng đồng chiêm trũng không có nhiều thay đổi qua hàng thế kỷ, dựa

76

trên cách thể hiện tài tình của ngƣời nông dân, trên một nền sân khấu kỳ lạ là nƣớc. Nghệ thuật rối nƣớc còn đƣợc xem nhƣ riêng có của ngƣời Việt Nam, vì vậy, nó kích thích sự tò mò của nhiều đối tƣợng khán giả.

Các yếu tố nghệ thuật biểu diễn đƣợc vận dụng một cách linh hoạt, tạo cảm giác kỳ bí cho khán giả, lôi cuốn khán giả vào các tích trò ngắn gọn, xúc tích, cách điệu, đơn giản trong đó lời không đóng vai trò quan trọng bậc nhất đã khiến cho nghệ thuật rối nƣớc trở nên dễ hiểu đối với đa phần khán giả từ ngƣời lớn đến trẻ em (đặc biệt là khán giả nƣớc ngoài).

Trong nhiều Festival trên thế giới, nghệ thuật múa rối nƣớc Việt Nam đƣợc khẳng định “Có một không hai trên thế giới” thƣờng đƣợc coi là “cái đinh” của chƣơng trình đƣợc nhiều quốc gia hâm mộ, trân trọng; bầu bạn năm châu rất quan tâm ngƣỡng mộ; Nhà hát Múa rối Việt Nam đã lƣu diễn gần 80

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam luận văn ths 2015 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)