10. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Giải pháp của CTXH trong việc trợ giúp cán bộ quản lý làng trẻ
trẻ và cán bộ quản lý trường học
NVCTXH cần trợ giúp làng trẻ và trƣờng học nơi HSTH đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, học tập, vui chơi giải trí trong việc xây dựng một môi trƣờng hòa nhập thân thiện. Môi trƣờng giáo dục theo nghĩa tổng thể bao gồm các yếu tố của môi trƣờng vật chất và yếu tố môi trƣờng tâm lí. Hai yếu tố này vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. Việc xây dựng môi trƣờng giáo dục thân thiện chính là giúp cho các em có cơ hội phát triển tối đa khả năng của mình. Môi trƣờng đó phải đạt đƣợc các tiêu tiêu chí: đảm bảo cho HS có đƣợc cảm giác an toàn, HS đƣợc thừa nhận và tôn trọng, HS tự tin và hứng thú tham gia các hoạt động, HS đƣợc tƣơng tác, hợp tác, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.
Để xây dựng đƣợc môi trƣờng hòa nhập thân thiện, NVCTXH cần tƣ vấn cho làng trẻ và trƣờng Hermann về nội dung, phƣơng pháp, hình thức GDHN, về môi trƣờng cơ sở vật chất phục vụ việc ăn nghỉ, vui chơi, học tập... Để làm sao các em cảm thấy sự an toàn, đƣợc tôn trọng. Môi trƣờng đó phải tạo điều kiện để các em đƣợc tƣơng tác, đƣợc thể hiện khả năng của mình, đƣợc chia sẻ, hợp tác. Đây là môi trƣờng diễn ra sự tƣơng tác về tâm lý, tình cảm, kỹ năng, giữa HS với HS; giữa HS với cán bộ quản lý – giáo dục; giữa HS với giáo viên; giữa HS với môi trƣờng vật chất và nó đƣợc thống nhất trong một quá trình biện chứng của hoạt động GDHN. Các tiêu chí cho việc xây dựng môi trƣờng giáo dục thân thiện bao gồm:
- Tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt đối xử trên cơ sở nhìn nhận tính đa dạng của cá nhân.
- Cán bộ, nhân viên, giáo viên trong làng, trong trƣờng tin tƣởng và hỗ trợ nhau trong các hoạt động GDHN.
- Đảm bảo sự hợp tác, sự tham gia của đa số HS, cộng đồng, chính quyền địa phƣơng, các cấp ngành và các lực lƣợng xã hội khác.
- Thúc đẩy phƣơng pháp giáo dục và dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Trong phƣơng pháp giáo dục cần giảm tính mệnh lệnh, hạn chế tối đa phƣơng pháp đe nẹt, đòn roi xây dựng môi trƣờng, không khí thân thiện giữa cán bộ, nhân viên, giáo viên với HS.
Về lâu dài để công tác GDHN cho HSTH ở làng trẻ có hiệu quả, NVCTXH cần tƣ vấn cho cán bộ quản lí làng trẻ và trƣờng học trong việc tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ NVCTXH chuyên nghiệp làm việc ở trong làng và trƣờng học. Ở những nơi này, cần thành lập tổ CTXH và phòng tham vấn học đƣờng do những ngƣời có chuyên môn sâu và kinh nghiệm đảm nhận để thực hiện công tác trợ giúp kịp thời cho các em, giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn của mình hòa nhập tốt với môi trƣờng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Qua quá trình khảo sát và phân tích thực trạng GDHN cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội, chúng tôi nhận thấy mặc dù làng trẻ SOS Hà Nội và trƣờng học các em đang theo học đã tiến hành việc GDHN cho các em từ nhiều năm nhƣng công tác GDHN ở đây vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Nhƣ vấn đề về quan điểm, nhận thức, kiến thức, kỹ năng về GDHN của đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên còn nhiều hạn chế đặc biệt là thiếu về đội ngũ nhân viên GDHN, NVCTXH chuyên nghiệp; cơ sở vật chất và môi trƣờng giáo dục chƣa đƣợc phát triển đồng đều; các chế độ chính sách về GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chƣa đƣợc kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của các em. Bên cạnh đó, việc GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội chỉ mới dừng ở mặt kinh nghiệm chƣa có một cơ sở lí luận vững chắc. Việc GDHN ở đây thiếu nguồn tài liệu đƣợc biên soạn về GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về: lí luận chung, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục. Đây là một trong những hạn chế cần khắc phục trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài trong công tác giáo dục ở làng trẻ.
Tuy vậy, bên cạnh những hạn chế đó, làng trẻ SOS Hà Nội cũng nhƣ trƣờng học nơi các em đang theo học đã từng bƣớc xây dựng đƣợc những tiền đề cơ bản về GDHN cho các em học sinh tiểu học nhƣ: môi trƣờng sống, học tập, vui chơi, lao động tƣơng đối hòa đồng, thân thiện. Các em cũng nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ban ngành, các tổ chức xã hội, tập thể, cộng đồng kể cả những cá nhân có tấm lòng quan tâm, yêu thƣơng, chia sẻ... Đây là cơ hội để các em hòa nhập một cách bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội” chúng tôi đƣa ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
GDHN cho học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội là một vấn đề khó khăn, phức tạp cần đƣợc sự quan tâm cấp bách của các cơ quan ban ngành, cán bộ, giáo viên, phụ huynh và toàn bộ xã hội. Từ khi thành lập đến nay hơn 20 năm, làng trẻ SOS Hà Nội đã chăm sóc, nuôi dạy cho nhiều lớp trẻ trƣởng thành có đầy đủ tài năng và tự lực phát triển một cách toàn diện và vững vàng trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Các em ở làng trẻ SOS Hà Nội nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, Ủy ban nhân thành phố Hà Nội, các cơ quan đoàn thể, các cá nhân hảo tâm trong và ngoài nƣớc, sự giúp đỡ của địa phƣơng. Làng trẻ SOS Hà Nội hoạt động dựa trên nguồn kinh phí hoàn toàn do tổ chức SOS Quốc tế và những tấm lòng hảo tâm khắp nơi tài trợ.
Các em đƣợc chăm sóc, nuôi dạy bởi một đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên của làng và trƣờng có chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có lƣơng tâm nghề nghiệp, yêu nghề, yêu trẻ. Đặc biệt, làng còn có đội ngũ các bà mẹ, dì hết lòng vì các con, làm trụ cột của gia đình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em, chăm sóc, nuôi dạy các em theo khuôn phép trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội. Các mẹ nguyện hi sinh cả đời để gắn bó chăm lo cho các em.
Cuộc sống vật chất của các em trong làng tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng những nhu cầu cơ bản các em. Về cở sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội và trƣờng Hermann Gmeiner đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản thiết yếu
cho các em về ăn ở, ngủ nghỉ, vui chơi, học tập, lao động. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho việc GDHN tƣơng đối đầy đủ.
Học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội đƣợc hƣởng chế độ giáo dục chung đƣợc quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về các mặt: thời gian, hình thức, nội dung và phƣơng pháp giáo dục nhƣ những học sinh tiểu học khác. Về thời gian, hình thức, nội dung, phƣơng pháp giáo dục tƣơng đối hợp lí phù hợp với trình độ nhận thức lứa tuổi của các em. Ngoài học chính khóa, các em còn đƣợc tham gia các hoạt động giáo dục ngoại khóa phong phú, đa dạng. Các em nhận đƣợc sự dạy bảo ân cần từ các cán bộ, nhân viên, giáo viên của làng, của trƣờng đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các em hòa nhập sau này.
Các em đƣợc nhận vào làng có lí lịch rõ ràng, không bị khuyết tật, không phải là trẻ bụi đời, phạm pháp, tuổi đời còn nhỏ. Các em đƣợc nuôi dạy theo mô hình gia đình – làng xóm – cộng đồng, có tình thƣơng yêu của ngƣời mẹ, anh chị em trong gia đình, bà con lối xóm, ban quản lí làng và các cán bộ nhân viên trong làng. Do đó, làng SOS Hà Nội là nơi tập trung nhiều trẻ khó khăn nhƣng hầu hết các em đều chăm ngoan, thảo hiền, ý thức đƣợc bản thân và biết yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau, biết nghe lời mẹ và các cán bộ nhân viên, giáo viên, trở thành con ngoan trò giỏi.
Trên đây là những thuận lợi tích cực cho GDHN học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội. Những thuận lợi đó là điều kiện cơ bản để thực hiện công tác GDHN cho các em trong hiện tại và tƣơng lai.
Tuy nhiên, việc GDHN cho học sinh tiểu học ở làng trẻ SOS Hà Nội cũng còn những khó khăn hạn chế nhất định.
Cơ sở vật chất cần sự đầu tƣ sửa chữa, bổ sung, xây dựng trang bị thêm phục vụ nhu cầu chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục nói chung và các trang thiết bị phƣơng tiện phục vụ cho GDHN một cách toàn diện hơn ở làng trẻ và
trƣờng Hermann. Nguồn kinh phí tại chỗ thì eo hẹp, chế độ chính sách hỗ trợ cho GDHN còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, rất cần thêm nguồn hỗ trợ của các tổ chức tập thể, cá nhân trong và ngoài nƣớc để cải thiện thêm về đời sống vật chất và tinh thần cho các em.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên phục vụ cho hoạt động GDHN vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt chuyên phục vụ cho GDHN nhƣ: Công tác xã hội, GDHN, tâm lí lứa tuổi ... điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình và hiệu quả GDHN cho các em. Do đó, nhu cầu về nguồn cán bộ, nhân viên, giáo viên có trình độ chuyên môn am hiểu sâu sắc về vấn đề GDHN, về công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là rất cần thiết. Thực tế, ở cả làng trẻ SOS Hà Nộ và trƣờng Hermann đều chƣa có NVCTXH chuyên nghiệp làm việc để hỗ trợ về GDHN cho học sinh ở đây. Vì lí do chỉ tiêu nhân sự, kinh phí hỗ trợ, chế độ thù lao.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa làng, gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội chƣa chặt chẽ. Còn có những quan điểm thiếu thống nhất giữa nhà trƣờng và làng trẻ trong việc giáo dục học sinh về vai trò, trách nhiệm tổ chức quản lí giáo dục nên có lúc xảy ra bất đồng và có những độ chênh nhất định trong sự phối hợp về GDHN cho các em. Việc áp dụng nội dung, phƣơng pháp, hình thức GDHN ở cả làng trẻ và trƣờng Hermann vẫn còn những hạn chế nhất định cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đối tƣợng học sinh.
Mặt khác, việc GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội vẫn còn gặp những khó khăn rào cản từ phía cộng đồng trong trƣờng học và ngoài xã hội nhƣ vẫn còn tồn tại thái độ phân biệt, kì thị về hoàn cảnh của các em. Vẫn còn hiện tƣợng từ chối giúp đỡ về công ăn việc làm khi các em trƣởng thành sống hòa nhập vào xã hội. Trong khi đó, hiệu quả của việc GDHN cho các em phụ thuộc rất lớn từ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía cộng đồng xã hội cả về vật chất, lẫn tinh thần.
Ngoài ra, trẻ em đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục ở làng SOS Hà Nội ở nhiều lứa tuổi khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau. Các em thiếu mất tình thƣơng và tấm gƣơng của ngƣời cha để vƣợt lên số phận. Hơn nữa, cách quản lí, nuôi dạy của làng trẻ còn theo khuôn khổ, máy móc, cứng nhắc, phƣơng pháp giáo dục còn nhiều hạn chế chƣa phát huy đƣợc tính tự giác, sáng tạo, kìm hãm mối quan hệ với xã hội bên ngoài của các em.
Chính từ những hạn chế và khó khăn nói trên trong công tác GDHN nên hiệu quả GDHN cho HSTH nói riêng và trẻ em trong làng trẻ nói chung chƣa cao, chƣa đạt đƣợc mục tiêu của GDHN, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ. Do đó, vẫn còn tồn tại hiện tƣợng nhiều học sinh gặp những vấn đề khó khăn về tâm lí, tình cảm, niềm tin, ý thức vƣơn lên trong cuộc sống, những khó khăn về khả năng học tập, kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử... đây là những rào cản trong quá trình hòa nhập vào môi trƣờng cộng đồng xã hội đối với các em.
Do vậy, để cho công tác GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS nói riêng và trẻ em ở đây nói chung có hiệu quả nhƣ mong muốn, yêu cầu của xã hội thì cần phải từng bƣớc có những giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, tồn tại đã nêu trên. Xuất phát từ những thực trạng trên chúng tôi đƣa ra những khuyến nghị.
2. Khuyến nghị
Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những khó khăn, hạn chế của GDHN cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội cũng nhƣ những nhu cầu các em trong cuộc sống sinh hoạt, vui chơi và học tập. Do vậy, để khắc phục những hạn chế, khó khăn và để đáp ứng nhu cầu tốt cho các em, chúng tôi đƣa ra một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với làng trẻ SOS Hà Nội
- Cần tăng cƣờng kiến nghị, kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ về tài chính, trợ cấp từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để tăng thêm mức trợ cấp hàng tháng cho các em. Để tiến hành GDHN cho các em đƣợc thuận lợi, thì điều quan
trong đầu tiên là về kinh phí thực hiện cũng nhƣ cải thiện về đời sống vật chất, sức khỏe, trí tuệ đƣợc nâng cao, đời sống tinh thần vui chơi giải trí đƣợc cải thiện sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ở các em nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2 của luận văn.
- Cần tu sửa, xây dựng mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho GDHN đƣợc tốt hơn. Nhƣ việc sửa chữa, thay giƣờng, chiếu, chăn màn, quạt điện để đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ cho các em về mùa đông cũng nhƣ mùa hè. Làng cũng cần xây dựng, mở rộng thêm các sân chơi, các đồ chơi cho trẻ bởi vì các thực trạng các trò chơi, đồ chơi cho các em trong làng còn thiếu thốn, nghèo nàn. Điều này sẽ hạn chế bớt tình trạng hàng ngày trẻ em bỏ ra ngoài đi chơi tự do, đi chơi điện tử. Làng cũng cần lên các kế hoạch, chủ chƣơng để đề xuất, trình lên cấp trên để đƣợc hỗ trợ về kinh phí thực hiện.
- Thƣờng xuyên cập nhật, nắm bắt các thông tin về chủ trƣơng, chính sách về GDHN cho các em do Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Từ Sở, Thành phố Hà Nội ban hành. Đồng thời cần chủ động, mạnh dạn triển khai các chƣơng trình GDHN nội bộ trong làng một cách thƣờng xuyên.
- Cần tiến hành làm các bài test đối với trẻ em mới vào làng để chủ động có kế hoạch, cách thức trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục giúp các em nhanh chóng hòa nhập với môi trƣờng mới.
- Cần liên kết phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục bên ngoài trong việc hỗ trợ GDHN cho trẻ trong làng. Đặc biệt xây dựng đội ngũ lực lƣợng sinh viên tình nguyện từ các trƣờng đại học, cao đẳng ở Hà Nội nhằm hỗ trợ về nâng cao khả năng học tập cho trẻ. Việc này cần phối hợp một cách chặt chẽ và sâu rộng hơn để đảm bảo việc trợ giúp cho trẻ một cách đều đặn liên tục.
- Về lâu dài, trong hoạt động GDHN cho HSTH ở làng trẻ nói riêng và cho học sinh trong làng nói riêng, làng trẻ cần tổ chức hợp tác với với các chuyên gia, những ngƣời có trình độ chuyên môn sâu về GDHN, CTXH để tiến
hành biên soạn bộ tài liệu về GDHN dành riêng cho trẻ trong làng phù hợp với