Giải pháp của CTXH trong việc trợ giúp giáo viên thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 104)

10. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Giải pháp của CTXH trong việc trợ giúp giáo viên thực hiện

các nhiệm vụ GDHN tại trường tiểu học

Với đặc điểm hoàn cảnh và tâm sinh lý của HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1 của luận văn thì nhiều em còn gặp những khó khăn về vấn đề tâm lí, tình cảm, những khó khăn về học tập, những phản ứng tiêu cực về thái độ và hành vi... đối với môi trƣờng sinh hoạt, học tập, đối với sự kỳ thị, phân biệt. Cho nên vai trò của NVCTXH ở đây đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trợ giúp giáo viên để xây dựng và đảm bảo một môi trƣờng thuận lợi để các em học tập và hòa nhập tốt nhất. Để làm đƣợc điều đó, NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

* Đối với hoạt động dạy học của giáo viên

NVCTXH đóng vai trò trong việc vận động tổ chức các lớp, các khóa tập huấn về CTXH, về GDHN, về phƣơng pháp làm việc với HS có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra, NVCTXH cần tƣ vấn, chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cho giáo viên đặc biệt đối với giáo viên trẻ để họ nhận thức đúng đắn về bản chất và mục tiêu của GDHN tránh sự phân biệt đối xử trong giáo dục, đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các em học sinh với nhau trong quá trình giáo dục.

Một việc rất quan trọng của NVCTXH đó là giúp giáo viên tiểu học trong việc đánh giá đúng những nhu cầu cần đƣợc giúp đỡ của HSTH ở lớp mình quản lí từ đó phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và giáo dục nhóm có hiệu quả.

Tiếp nữa, NVCTXH trợ giúp cho giáo viên trong việc đánh giá về môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng và không khí lớp học do mình quản lí, thực trạng học tập và mối quan hệ giữa HSTH trong làng trẻ và HS bên ngoài để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều chỉnh các thái độ, hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử giữa các HS trong lớp. Để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp giúp các em HS trong lớp xây dựng đƣợc không khí lớp học thân thiện, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi.

NVCTXH phối hợp cùng với GV tiểu học xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động nhằm truyền thông tới lãnh đạo nhà trƣờng, HS và phụ huynh HS trong toàn trƣờng về quyền của trẻ em, HS nói chung và HS có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng cũng nhƣ những khó khăn, nhu cầu của các em cần đƣợc sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội tránh sự phân biệt, đối xử đảm bảo môi trƣờng học đƣờng thân thiện, tích cực.

* Đối với việc tham gia các hoạt động vui chơi và sinh hoạt tập thể của học sinh

lợi tránh sự kỳ thị, phân biệt, tạo nên sự gắn kết thân thiện, đoàn kết trong các hoạt động tập thể của HS, NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

- Tƣ vấn, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho GV tiểu học trong việc quan tâm, động viên, khích lệ HS trong lớp tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể lành mạnh, an toàn. Giáo dục cho HS các kỹ năng trong giao tiếp, thái độ, hành vi, ngôn ngữ, sự tôn trọng nhau trong khi tham gia các hoạt động chung của cả lớp với tinh thần học hỏi, cộng tác một cách thân thiện hiệu quả. GV tổ chức các hoạt động sao cho tất cả HS trong lớp đều đƣợc tham gia ở các mức độ nhất định, các em xác lập đƣợc vị trí, vai trò của mình trong tổ, nhóm, trong lớp.

- Phối hợp cùng với GV xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hành động cụ thể theo tuần, theo tháng, theo chủ đề hƣớng đến các hoạt động chung của lớp của trƣờng tạo điều kiện cho HS đƣợc học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và hòa nhập với nhau trong các hoạt động vui chơi, học tập một cách tự nhiên.

- Phối hợp với GV trong việc truyền thông thay đổi thái độ, hành vi của các HS ngoài làng và HS trong làng trẻ để xây dựng một môi trƣờng giáo dục trong lớp, trong trƣờng thân thiện không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào từ phía HS với nhau.

- Phối hợp cùng với GV và cán bộ giáo dục trong làng trẻ theo dõi, kiểm tra, đánh giá sự thay đổi, tiến bộ và năng lực hòa nhập của các em để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời về nội dung, hình thức, phƣơng pháp GDHN phù hợp hơn.

* Trong giao tiếp và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của HSTH

HSTH là lứa tuổi đang phát triển các mối quan hệ xã hội do đó nhu cầu giao tiếp cần đƣợc đáp ứng ở mức độ phù hợp. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng giao tiếp tốt, có thể do nhút nhát, mặc cảm, hoặc chƣa có kỹ

năng nói trƣớc đám đông, kỹ năng xác lập các quan hệ xã hội. Có nhiều HS cảm thấy hồi hộp, lo lắng, xấu hổ, sợ hãi khi nói trƣớc đám đông. Những cảm xúc này thể hiện sự khó khăn trong giao tiếp của các em về kỹ năng giao tiếp nhƣ: khả năng thể hiện cảm xúc, diễn đạt ngôn ngữ, xử lí các tình huống... có nghĩa là các em chƣa đƣợc học hỏi và rèn luyện những kỹ năng cần thiết.

Với HSTH, nhu cầu về tham gia các nhóm bạn vô cùng quan trọng. Không ít trƣờng hợp do mâu thuẫn, phân biệt, đối xử trong quan hệ với bạn bè mà có những em đã có thái độ, hành vi ứng xử lệch chuẩn nhƣ nói tục, chửi thề, đánh nhau, bỏ học... Nếu không có sự can thiệp, trợ giúp kịp thời của GV để xử lí các tình huống một cách đúng đắn, khoa học thì có thể dẫn đến những hành động tiêu cực tiếp theo trong quan hệ giữa các em với nhau. Do vậy, việc can thiệp, trợ giúp kịp thời của GV chính là giúp cho HS có đƣợc kỹ năng ứng xử và kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè một cách tích cực. Từ đó giúp cho các em có đủ các kỹ năng và khả năng đối mặt và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè nảy sinh trong lớp học, trong trƣờng và ngoài xã hội.

Với vai trò là ngƣời trợ giúp GV trong việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của HSTH, NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

- Cùng với GV theo dõi và phát hiện kịp thời các mâu thuẫn giữa HSTH trong làng với nhau và giữa HSTH trong làng với HS ngoài làng trẻ.

- Tƣ vấn cho GV các biện pháp, cách thức giải quyết tình huống mâu thuẫn của HSTH.

- Trợ giúp cho GV hiểu thêm về một số kiến thức tâm lí và hành vi của HSTH làm nền tảng cho việc giải quyết các mâu thuẫn, khúc mắc trong các quan hệ bạn bè trong lớp, trong trƣờng và ngoài xã hội.

- Trợ giúp cho GV trong việc tham vấn với một số HS có biểu hiện về tâm lí, thái độ, hành vi tiêu cực do mâu thuẫn bạn bè hoặc là nguyên nhân nảy sinh các mâu thuẫn kịp thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

- Trợ giúp GV trong việc đảm bảo kỷ luật tích cực với các trƣờng hợp do mâu thuẫn mà HSTH có các biểu hiện tiêu cực nhƣ: nói bậy, chửi thề, gây gỗ đánh nhau, phá hoại tài sản...

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 104)