10. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Về hình thức tổ chức giáo dục
Hiện nay, nền giáo dục nƣớc ta đang đƣợc tiến hành với phƣơng châm giáo dục kết hợp giữa “gia đình – nhà trƣờng - xã hội”. Mặt khác, mô hình chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ em sống ở làng trẻ SOS Hà Nội là mô hình giáo dục gia đình thay thế kết hợp với giáo dục cộng đồng làng trẻ và giáo dục trƣờng học. Do đó, việc GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội cũng đƣợc tiến hành thông qua các hình thức: giáo dục gia đình - giáo dục cộng đồng làng trẻ - giáo dục trƣờng học.
2.1.3.1. Giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình đối với HSTH ở làng trẻ ở SOS Hà Nội rất quan trọng vì để các em hòa nhập tốt với cộng đồng làng trẻ và trƣờng học, xã hội thì trƣớc tiên trẻ phải hòa nhập tốt từ trong gia đình. Giáo dục gia đình ở đây đƣợc tiến hành với các hình thức giáo dục cá nhân và tập thể. Cụ thể: giáo dục giữa các mẹ, dì và các con; giáo dục giữa các anh, chị, em trong gia đình với nhau
- Giáo dục giữa bà mẹ đối với các con: các bà mẹ có vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục cho đứa trẻ từ khi vào làng cho đến lúc trƣởng thành. Các bà mẹ luôn quan tâm, quản lí, giám sát về khả năng hòa nhập của các con. Nếu trẻ gặp các vấn đề khó khăn thì họ là những ngƣời đầu tiên trực tiếp giúp đỡ bằng sự gần gũi, động viên, an ủi, trò chuyện để tìm hiểu các nguyên nhân khó khăn và tìm các biện pháp khắc phục khó khăn đối với từng đứa trẻ. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng thƣờng xuyên giáo dục các con thông qua việc tổ chức các buổi họp gia đình để đánh giá khả năng hòa nhập, học tập, những mặt tốt, hạn chế của từng trẻ từ đó kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, định hƣớng sự phát triển nhân cách cho các em. Các nội dung giáo dục giữa các bà mẹ và các con đó là giáo dục về tâm lí, tình cảm, giáo dục về cá kỹ năng sống hàng ngày, các thích nghi với môi trƣờng sống mới, hình thành thói quen trong tập thể gia đình để các em hòa nhập tốt với các thành viên khác. Ngoài ra, các bà mẹ còn hỗ trợ các con trong học tập trong khả năng của mình, trong việc đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra và phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục giáo dục toàn diện cho các em về nhân cách, đạo đức, kỹ năng, tri thức.
- Giáo dục giữa các anh, chị, em trong gia đình với nhau: việc quản lí, chăm sóc một gia đình có từ 9 – 10 ngƣời con từ nhỏ đến lớn là rất nặng nề vất vả đối với các bà mẹ. Do đó, sau buổi sinh hoạt đầu tiên khi đứa trẻ đƣợc đƣa vào làng, bà mẹ sẽ phân công nhiệm vụ, công việc của từng thành viên trong gia đình trong việc giúp đỡ đối với thành viên mới của gia đình, giúp thành viên đó nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với môi trƣờng mới. Dƣới sự quản lí, giám sát của bà mẹ, sự động viên, an ủi, phân tích điều hay lẽ thiệt các thành viên có sự chia sẻ, bảo ban, kèm cặp nhau trong sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập và lao động. Chính điều này sẽ giúp cho các thành viên mới sớm ổn định về tâm lí, tình cảm có đƣợc niềm tin gắn bó trong
môi trƣờng mới này: “Việc hỗ trợ của các anh, chị, em trong gia đình với mẹ trong việc giáo dục cho các thành viên mới rất quan trọng. Các con cũng đỡ được phần nào cho mẹ trong việc bảo ban nhau thực hiện các công việc mẹ giao cho, nhắc nhở, giám sát, kèm cặp các em mới thay mẹ lúc bận rộn vắng nhà, lúc ốm đau” (PVS số 13, bà mẹ, 58 tuổi).
- Sự hỗ trợ của các lực lƣợng giáo dục đối với trẻ trong gia đình. Đó chính là sự hỗ trợ của cán bộ giáo dục của làng, các sinh viên tình nguyện trong việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lí, tình cảm, kỹ năng sống và khả năng hòa nhập.
Tuy nhiên, hình thức giáo dục gia đình ở đây cũng có những hạn chế nhất định xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh: đây là gia đình khuyết thiếu. Đó chính là việc thiếu vắng tình thƣơng ngƣời cha. Trong gia đình, ngƣời cha thƣờng giáo dục cho con những đức tính mạnh mẽ, tự tin, dũng cảm và định hƣớng về tƣơng lai cho những đứa con sau này. Bà mẹ ở đây vừa đảm nhận chức năng vừa làm mẹ vừa làm cha dẫu có thế nào thì cũng không thể bù đắp những thiếu hụt về mặt tinh thần đó. Nên trong làng vẫn còn hiện tƣợng các em gặp khó khăn về vấn đề tâm lí, tình cảm nhƣ: sang chấn tâm lí, trầm cảm, tăng động... Bên cạnh đó, các anh, chị, em trong gia đình không có chung huyết thống nên mức độ gắn kết, chia sẽ, giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình chỉ đạt đƣợc ở một mức độ nhất định. Vì vậy, gia đình ở đây thực chất chỉ là gia đình xã hội với các quan hệ xã hội giữa các thành viên với nhau.
2.1.3.2. Giáo dục trong cộng đồng làng trẻ
Ở làng trẻ, HSTH còn đƣợc giáo dục từ phía cộng đồng làng. Trong làng có Hội đồng giáo dục do ông giám đốc làm chủ tịch. Do vậy, Hội đồng giáo dục sẽ quyết định về các kế hoạch, chủ trƣơng, nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục cho các em.
Theo kết quả khảo sát chúng tôi đƣợc biết, cán bộ giáo dục trong làng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cụ thể, cán bộ giáo dục phải xây dựng đƣợc một đội ngũ lực lƣợng sinh viên tình nguyện ở các trƣờng đại học, cao đẳng đặc biệt là các trƣờng sƣ phạm trong việc trợ giúp những vấn đề khó khăn về học tập cho học sinh. Việc trợ giúp của lực lƣợng sinh viên nhằm khắc phục tình trạng hổng kiến thức cho học sinh đồng thời nâng cao khả năng học tập giúp các em hòa nhập tốt với các bạn trong lớp, trong trƣờng. Việc hỗ trợ về học tập của sinh viên dƣới các hình thức kèm 1 – 1 hoặc tổ chức thành một nhóm nhƣ lớp học nhóm cho những học sinh có chung vấn đề khó khăn về học tập đƣợc. Việc làm này đã mang lại những hiệu quả nhất định cần đƣợc duy trì, phát triển rộng. Tuy nhiên, hình thức trợ giúp này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định nhƣ đã trình bày ở mục 2.1 những nhu cầu của trẻ.
HSTH học ở làng trẻ còn nhận đƣợc sự giáo dục trực tiếp của cán bộ, nhân viên trong làng. Đối với những trƣờng hợp trẻ gặp các vấn đề khó khăn đƣợc các mẹ báo cáo, đề nghị thì cán bộ sẽ trực tiếp làm việc với trẻ thông qua các hình thức tham vấn, tƣ vấn về tâm lí, tình cảm. Cán bộ có trách nhiệm quan sát, theo dõi, gần gũi với các em để đánh giá khả năng thích nghi, phát triển của các em. Bên cạnh, đó đối với những học sinh cá biệt, cá tính cũng đƣợc cán bộ gặp riêng để phân tích, trò chuyện, giải thích về những vi phạm kỉ luật, những khuyết điểm đang tồn tại của các em.Từ giúp các em hiểu biết những sai trái của mình và có biện pháp giáo dục để không tái phạm. Song song với việc can thiệp hỗ trợ trực tiếp cho học sinh. Làng còn phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục bên ngoài, các cá nhân, tập thể tiến hành các hoạt động sinh hoạt tập thể theo chủ đề, các hoạt động ngoại khóa hàng năm.... Hình thức giáo dục này chính là nhằm giúp các em có thêm những tri thức, kiến thức, kỹ năng sống, các em đƣợc giao lƣu, học hỏi có cơ hòa nhập với
cộng đồng, xã hội: “Hàng năm thông thường vào dịp hè, làng sẽ kết hợp với các tổ chức, các cộng tác viên, các chuyên gia để mở các lớp giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống, về đạo đức, pháp luật...” (PVS số 1, nam, 39 tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ).
Ngoài sự giáo dục của các cán bộ trong làng thì trẻ còn nhận đƣợc sự giáo dục từ phía các bà mẹ, dì, các anh, chị, em trong làng với tƣ cách là hàng xóm, láng giềng đối với đối đứa trẻ. Các bà mẹ, dì nói chung trong làng cũng nhƣ các anh, chị, em trong làng ngoài việc chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình mình quản lí còn có trách nhiệm, vai trò trong việc nhắc nhở, giáo dục chung cho tất cả trẻ em trong làng khi các em gặp khuyết điểm hay có thái độ, hành vi lệch chuẩn: “Các bà mẹ, dì và trẻ lớn trong làng còn được bọn anh nhắc nhở và giao cho trách nhiệm để ý, giám sát đối với tất cả các trẻ trong cộng đồng làng. Kịp thời phản ánh cho các gia đình, cán bộ biết những trường hợp trẻ vi phạm kỉ luật, mắc khuyết điểm để có hình thức giáo dục kịp thời chấn chỉnh đứa trẻ” (PVS số 3, nam, 39 tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ).
Bên cạnh đó, trong làng các em còn nhận đƣợc sự giáo dục từ phía các lực lƣợng giáo dục bên ngoài đƣợc làng mời, liên kết hoặc các lực lƣợng giáo dục từ thiện – tình nguyện nhƣ: lực lƣợng sinh viên tình nguyện ở các trƣờng cao đẳng, đại học trong Hà Nội, các cá nhân, tập thể, đơn vị, các chuyên gia giáo dục. Việc tiến hành tổ chức giáo dục ở đây chủ yếu là các hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động vui chơi – giải trí, hoạt động ngoại khóa hoặc các hoạt động mang tính chuyên đề.
Tuy nhiên, việc GDHN trong làng trẻ cũng còn nhiều hạn chế xuất phát từ vấn đề cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, phƣơng pháp làm việc với đối tƣợng trẻ; các hình thức hoạt động giáo dục chƣa thật sự phong phú và mức độ không thƣờng xuyên; hạn chế về vấn đề kinh phí hỗ trợ nên ảnh hƣởng đến hiệu GDHN cho các em.
2.1.3.3. Giáo dục trường học
Giáo dục trƣờng học có vai trò quan trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cũng nhƣ khả năng hòa nhập cộng đồng xã hội cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội.
Ở trƣờng học, các em đƣợc tham gia học tập chính khóa trên lớp và ngoại khóa do trƣờng tổ chức. Trong các giờ học kiến thức trên lớp, giáo viên sử dụng các hình thức giáo dục chuyên ngành sƣ phạm nhƣ: hình thức giáo dục chia cặp, chia nhóm; thành lập các câu lạc bộ đôi bạn cùng tiến để các em học khá kèm cặp các em học trung bình, các em có học lực giỏi kèm các em học khá. Với hình thức giáo dục này đã mang lại những hiệu quả đƣợc các cán bộ giáo dục bên làng ghi nhận.
Ngoài thời gian học trên lớp, học sinh trong trƣờng còn đƣợc tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, đƣợc đi tham quan tìm hiểu những địa danh, những di tích lịch sử. Các hoạt động ngoại khoá đƣợc tổ chức theo chủ đề từng tháng với hình thức là các cuộc thi tài giữa các đội trong trƣờng với tinh thần “Học mà chơi, chơi để học” đã thu hút phần lớn các em tham gia. Với hình thức này, các em có thể tự khẳng định ƣu thế của mình, luyện cho mình phong cách tự tin trong giao tiếp, hoà mình vào tập thể và sống trong không khí đoàn kết cùng nhau học hỏi và tiến bộ.
Qua việc khảo sát thực trạng GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội, chúng tôi thấy ngoài những tích cực đạt nhƣ: việc tiến hành tổ chức giáo dục một cách toàn diện cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục để hình thành những phẩm cách cơ bản ban đầu cho các em; đảm bảo về đời sống nhu cầu cần thiết cho các em về vật chất, tinh thần, học tập, vui chơi – giải trí, lao động nhƣ đã trình bày; phƣơng pháp và hình thức giáo dục cho các em khá phong phú, đạng dạng trong việc chuyển tải các nội dung giáo dục. Tuy nhiên, hiệu quả của GDHN cho học sinh ở đây vẫn còn nhiều hạn
chế nhất định về phƣơng pháp, biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục nên dẫn đến khả năng hòa nhập của HSTH còn có nhiều hạn chế, rào cản nhất định. Việc GDHN ở đây chƣa đạt đƣợc hoàn toàn những tiêu chí đánh giá mức độ hòa nhập của học sinh mà chúng tôi đƣa ra ở chƣơng 1 của luận văn. Điều đó cho thấy việc GDHN ở đây chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sự phát triển của trẻ trong làng nói chung và HSTH nói riêng.