10. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Gia đình – cộng đồng làng trẻ
Mô hình làng trẻ SOS vừa mang tính gia đình vừa mang tính làng xã giống nhƣ một xã hội thu nhỏ. Do đó, gia đình – làng trẻ có vai trò rất lớn trong quá trình GDHN cho các em. Trƣớc hết đó là vai trò của những cán bộ, nhân viên trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục đối với trẻ. Họ là những ngƣời tiếp thu và thực hiện các mục tiêu của tổ chức SOS Quốc tế, chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Họ là những ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lí, làm việc, giáo dục với các đối tƣợng trẻ em. Họ là những ngƣời đầu tiên đƣa các em vào làng cũng là ngƣời cuối cùng trong việc quyết định đƣa các em hòa nhập với xã hội, cộng đồng khi trƣởng thành. Bên cạnh đó, còn có vai trò của các mẹ, dì, cũng nhƣ anh chị em trong các gia đình cũng có vai trò quan trọng trực tiếp trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc đảm bảo cho các em trong việc ăn, ngủ, vui chơi và học tập. Chính các lực lƣợng giáo dục của làng có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc GDHN cho các em từ khi mới đƣợc đƣa vào trung tâm cho đến khi trƣởng thành. Hay nói cách khác làng trẻ là môi trƣờng
đầu tiên giúp đứa trẻ hòa nhập về tất cả các mặt trƣớc khi hòa các em hòa nhập trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Một khi đứa trẻ đã hòa nhập tốt trong môi trƣờng gia đình, cộng đồng làng trẻ thì không quá khó để các em hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc trong GDHN cho các em thì ở làng trẻ vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn về mặt chuyên môn của cán bộ, nhân viên đặc biệt là chuyên môn về GDHN, CTXH; khó khăn về chế độ trợ cấp, cơ sở vật chất trong việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế, khó khăn của làng trẻ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong công tác GDHN cho HSTH ở đây.