Về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 77)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Về phương pháp giáo dục

Phƣơng pháp giáo dục là một yếu tố quan trọng để thực hiện các nội dung cần giáo dục và để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục tại làng trẻ và trƣờng học. Do đó, các em đƣợc đón nhận các phƣơng pháp giáo dục từ phía cán bộ,

nhân viên trong làng và phƣơng pháp giáo dục nhà trƣờng do giáo viên tổ chức đƣợc thể hiện trong phƣơng pháp dạy học ở các môn học.

2.1.2.1. Phương pháp giáo dục các môn học tại trường tiểu học

Việc áp dụng và thực hiện các phƣơng pháp giáo dục trong trƣờng lớp đòi hỏi phải căn cứ vào đặc điểm môn học, đối tƣợng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm của giáo viên. Qua việc tìm hiểu, khảo sát đối với cán bộ, giáo viên trong trƣờng Hermann, chúng tôi đƣợc biết, hầu hết giáo viên ở đây đều sử dụng kết hợp các phƣơng pháp giáo dục truyền thống và phƣơng pháp dạy học hiện đại có sự hỗ trợ của các kỹ thuật, phƣơng tiện hiện đại. Cụ thể các phƣơng pháp bao gồm:

- Phƣơng pháp hỏi đáp: tức là việc giáo viên đƣa ra các câu hỏi, học sinh trả lời sau đó giáo viên nhận xét, kết luận. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở hầu hết các môn học.

- Phƣơng pháp thảo luận và làm việc nhóm: đó là việc giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận một vấn đề, chủ đề do giáo viên đƣa ra, sau đó nhóm đƣa ra ý kiến chung, các nhóm khác bổ sung ý kiến và giáo viên đƣa ra nhận xét về kết quả. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhiều ở các môn học: đạo đức, giáo dục sức khỏe, giới tính, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật.

- Phƣơng pháp đóng vai, xử lí tình huống thực tiễn: giáo viên đƣa ra cho học sinh những tình huống rồi yêu cầu hoc sinh đóng vai. Qua việc đóng vai, học sinh đƣợc trải nghiệm và kết hợp với các câu hỏi của giáo viên các em rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho bản thân. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở các môn học: đạo đức, kỹ năng sống, kể truyện, tập đọc, giáo dục pháp luật.

- Phƣơng pháp dạy học trực quan: giáo viên đƣa ra một số tranh, ảnh, đoạn phim, hình vẽ... để học sinh quan sát. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi và cung cấp những kiến thức có liên quan đến chủ đề học tập để các em trả lời. Phƣơng pháp này phát huy đƣợc nhiều giác quan trong học tập của các em và

thƣờng các em rất hứng thú khi học bài và nó đƣợc áp dụng ở nhiều môn học nhƣ: toán, tiếng việt, lịch sử, địa lí...

- Giáo viên còn sử dụng phƣơng pháp động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh trong dạy học. Đó là việc giáo viên quan tâm, gần gũi, khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhƣng mang tính nghiêm khắc, động viên, khuyến khích kịp thời đối với từng học sinh. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đối với những học sinh cá biệt, những học sinh gặp khó khăn về khả năng học tập hoặc đối với những học sinh có những tố chất, năng khiếu. Do vậy, sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng thú trong học tập. Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh.

- Phƣơng pháp dạy học thông qua hình thức kiểm tra, đánh giá: đó là việc giáo việc giao bài tập cho học sinh làm trên lớp và bài tập về nhà và theo định kỳ. Giáo viên thƣờng xuyên kiểm tra đến vở ghi của các em, vở bài tập, thông qua các bài kiểm tra hàng ngày, hàng tuần, tháng, học kỳ. Thông qua đó, giáo viên đánh giá đƣợc mức độ, khả năng học tập của từng học sinh từ đó phân loại đƣợc học sinh trong lớp để đƣa ra nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức giáo dục phù hợp đối với khả năng của các em.

- Phƣơng pháp dạy học thông qua việc tổ chức nhóm học tập cho các em. Trong nhóm có đủ các đối tƣợng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém… tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ. Giáo viên chỉ hƣớng dẫn cho các em nhóm trƣởng giúp đỡ các bạn học yếu và luôn động viên các bạn học yếu trong nhóm mình trong tổ phát biểu ý kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự tự tin trƣớc tập thể, mạnh dạn trong học tập nhƣng cũng không đƣợc chê trách hay chế giễu bạn khi bạn nói sai, làm sai.

- Phƣơng pháp dạy học liên môn: đó là việc giáo viên kết hợp, vận dụng kiến thức các môn học có liên quan đến cùng một chủ đề, nội dung cần hình thành cho các em một cách rõ ràng, cụ thể, phong phú, sinh động. Để

giúp cho học sinh biết cách liên tƣởng, nhớ lại kiến thức đã học ở các môn học khác trong việc giải quyết các yêu cầu đang đặt ra của giáo viên.

- Một số phƣơng pháp khác: thuyết trình, giao bài tập, đọc chép... đây là những biện pháp chủ đạo đƣợc các giáo viên sử dụng trong dạy học các em.

“Với vai trò là giáo viên đứng lớp bọn em đã áp dụng kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại trong từng môn học sao cho thu hút, hấp dẫn được học sinh. Hầu hết học sinh rất hào hứng tham gia học tập khi làm việc theo cặp – nhóm, các môn học sử dụng phương tiện trực quan và có sự hỗ trợ về phương tiện dạy học máy tính, thiết bị âm thanh... Nhưng việc đầu tư cho các tiết học đó rất tốn kém và công phu nên chủ yếu bọn em sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, đọc chép” (PVS số 5, nữ, 30 tuổi, giáo viên tiểu học)

Nhìn chung, có rất nhiều phƣơng pháp giáo dục đã đƣợc áp dụng trong việc giáo dục cho các em tùy vào đặc thù từng môn học và khả năng tổ chức của giáo viên. Với việc áp dụng phƣơng pháp mới trong cách dạy và học cùng hệ thống các phòng thực hành thí nghiệm, chức năng, nghe nhìn, học sinh đƣợc học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau trong học tập. Xen lẫn giữa các tiết học lý thuyết trên lớp, giáo viên tổ chức các giờ học trên phòng chức năng, có băng hình minh hoạ, có hệ thống đồ dùng dạy học và phƣơng tiện giảng dạy hiện đại cho giờ học. Học sinh có thể nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề ngay trên lớp. Điều này đã đạt đƣợc những hiệu quả tích cực nhƣ đã khuyến khích đƣợc sự tham gia của toàn thể học sinh trong lớp, tạo nên không khí buổi học, lớp học thoải mái, phát huy đƣợc nhiều tố chất của các em. Tuy nhiên, những buổi học hiệu quả đó không nhiều, mà phần đông giáo viên vẫn áp dụng nhiều phƣơng pháp, biện pháp dạy học truyền thống một cách máy móc, không chịu tìm tòi đổi mới phƣơng pháp dạy học và áp dụng những kỹ thuật mới trong dạy học để đạt hiệu quả về

mục đích, mục tiêu giáo dục cho các em. Do đó, hiệu quả trong GDHN vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đề ra. Vẫn còn nhiều HSTH trong làng còn gặp nhiều khó khăn trong học tập các môn học. Nhiều học sinh học lớp 1 mà vẫn chƣa đọc thông viết thạo, thậm chí chƣa ghép đƣợc vần; khả năng tính toán tƣ duy chậm và các bài toán khó, bài toán đố thƣờng không làm đƣợc; viết sai lỗi chính tả, chữ xấu, cẩu thả; tập làm văn diễn đạt kém, câu không rõ ràng. Đặc biệt là nhóm trẻ em đƣợc chuyển từ trƣờng Nguyễn Viết Xuân về làng thì yếu toàn diện, các em bị hổng kiến thức ở hầu hết các môn học và thƣờng chỉ đạt học lực trung bình.

2.1.2.2. Phương pháp giáo dục ngoài các môn học ở trường tiểu học

Ngoài thời gian học ở trƣờng, lớp cùng với thầy, cô, bạn bè cùng trang lứa. Các em còn nhận đƣợc sự giáo dục từ phía các cán bộ, nhân viên, các bà mẹ, dì, trong làng trẻ. Mặc dù chƣa có một tài liệu nào đƣợc biên soạn chính thống trong việc GDHN cho HSTH ở đây. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi, đƣợc biết làng trẻ SOS Hà Nội đã sử dụng các phƣơng pháp giáo dục đối với các em nhƣ sau:

* Phương pháp giáo dục thông qua hoạt động tham vấn, tư vấn, động viên, an ủi

Đây là phƣơng pháp đƣợc các cán bộ, nhân viên, các mẹ, dì trong làng sử dụng đối với các em gặp những vấn đề khó khăn về tâm lí, tình cảm, hoặc khi các em vừa mới về làng cần đƣợc giáo dục về tất cả kỹ năng để sớm ổn định về tâm lí, tình cảm, thói quen để nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với gia đình, cộng đồng làng trẻ: “Khi trẻ được đưa về làng mà gặp những vấn đề khó khăn về tâm sinh lí hay khó khăn về khả năng hòa nhập thì bọn anh sẽ phối hợp với các bà mẹ đồng thời cử cán bộ giáo dục theo dõi, bám sát trẻ, gần gũi, trò chuyện thông qua việc tham vấn, tư vấn để trẻ nói ra những vấn đề mà trẻ đanh gặp khó khăn để từ đó có biện pháp, hình thức trợ giúp cho các em làm sao

hòa nhập nhanh nhất ở môi trường mới” (PVS số 3, nam, 39 tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ), “Những con nào gặp vấn đề khó khăn về tâm lí, hòa nhập thì mẹ dành sự quan tâm nhiều hơn, thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên, an ủi để các con quen dần với cuộc sống trong gia đình, hòa đồng với các anh chị em và các bạn trong làng”(PVS số 8, bà mẹ, 58 tuổi).

Phƣơng pháp giáo dục này còn đƣợc sử dụng khi các em mắc phải những khuyết điểm, lỗi trong làng trẻ hay trong trƣờng học hoặc những trẻ cá tính, những trẻ có dấu hiệu của trầm cảm, sang chấn tâm lí, tăng động... các em sẽ đƣợc cán bộ giáo dục gặp riêng trên phòng tƣ vấn của làng để trò chuyện, chia sẻ, động viên, an ủi để các em có thể nói ra những vấn đề khó khăn của mình, những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó: “Đối với những đứa cá tính vi phạm nhiều lần hay biểu hiện về các bệnh về tâm thần thì các mẹ phải báo cáo lên làng và các cô, chú ấy gặp trực tiếp để nói chuyện, khuyên bảo và có các phương pháp giáo dục phù hợp” (PVS số 7, bà mẹ, 51 tuổi).

Ngoài ra, phƣơng pháp giáo dục trên còn đƣợc các bà mẹ, cán bộ trong làng sử dụng trong việc giáo dục về các kỹ năng sống cho các em nhƣ: kỹ năng vệ sinh cá nhân chăm sóc bản thân, kỹ năng quản lí sắp xếp thời gian, kỹ năng quản lí làm chủ cảm xúc bản thân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử...

* Phương pháp giáo dục thông qua sinh hoạt nhóm, tập thể

Đây là một trong những phƣơng pháp giáo dục giúp cho các trẻ chia sẻ, giúp nhau, hợp tác với nhau trong cuộc sống sinh hoạt, học tập cũng nhƣ vui chơi giải trí. Phƣơng pháp này còn giúp giáo dục cho các em về ý thức tập thể, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, phát huy khả năng sáng tạo, các tố chất tiềm ẩn ở các em có điều kiện phát triển.

Việc sinh hoạt nhóm đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong mỗi gia đình vào cuối tuần các mẹ thƣờng tổ chức họp gia đình để đánh giá về các thành

viên trong gia đình về mức độ hoành thành công việc, nhiệm vụ đƣợc giao, về khả năng học tập, về các tiến bộ cũng nhƣ những khuyết điểm của các em. Từ đó các các hình thức và biện pháp giáo dục nhằm kịp thời điều chỉnh thái độ, hành vi, việc làm của các thành viên: “Vào cuối tuần các mẹ cho họp gia đình để các con tự kể về những việc đã làm được và chưa làm được, mắc những khuyết điểm gì. Các con nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét về bản thân, nhiều lúc chúng cũng cãi nhau ra trò” (PVS số 16, bà mẹ, 56 tuổi).

Ở làng các em đƣợc tổ chức sinh hoạt nhóm theo giới tính đối với trẻ trai, trẻ gái do cán bộ trong làng hƣớng dẫn để các em có điều kiện học hỏi lẫn nhau, đoàn kết, chia sẻ những vấn đề với nhau cũng nhƣ chia sẻ với cán bộ. Bên cạnh đó, hàng năm làng còn tổ chức giao lƣu, sinh hoạt tập thể, cộng đồng cho trẻ trong làng với các cá nhân, đơn vị, tổ chức, tập thể trong các dịp đặc biệt hoặc theo các chủ đề giáo dục: “Hàng năm bọn anh thường tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhóm, tập thể để các em có dịp được giao lưu học hỏi lẫn nhau, được tiếp xúc với các cá nhân, tập thể bên ngoài làng. Các em được nghe nói chuyện về các chủ đề theo lứa tuổi, được tham gia các trò chơi trong các dịp lễ, tết” (PVS số 1, nam, 45 tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ).

Ngay cả trong học tập các em cũng đƣợc tổ chức theo các nhóm có cùng những khó khăn về các môn học đƣợc các lực lƣợng giáo dục trong làng và bên ngoài trợ giúp củng cố kiến thức, nâng cao khả năng học tập: “Đối với những học sinh cùng khối, cùng cấp gặp những khó khăn về các môn học giống nhau. Bọn anh tổ chức thành nhóm khoảng 5 – 10 em và mời các sinh viên tình nguyện vào bổ túc, phụ đạo kiến thức cho các em” (PVS số 1, nam, 40 tuổi, cán bộ giáo dục làng trẻ).

* Phương pháp giáo dục động viên, khích lệ, nêu gương

Giáo dục nêu gƣơng là một trong những phƣơng pháp giáo dục hiệu quả vì nó có tác dụng trực tiếp đến cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ. Các cán

bộ, các bà mẹ trong làng đã sử dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp giáo dục này đối với các em.

Giáo dục nêu gƣơng là việc giáo dục thông qua những ví dụ điển hình về ngƣời thật, việc thật có thể ở xa hay gần với các em. Việc nêu gƣơng ở đây bao gồm cả những tấm gƣơng tốt đẹp và cả những gƣơng xấu. Đối với gƣơng tốt đẹp sẽ làm cho các em ngƣỡng mộ, yêu mến, khâm phục, mong muốn đƣợc làm những việc tốt điều đó tác động tâm lí, tình cảm, ý chí của các em. Nuôi những hoài bảo, ƣớc mơ trong tƣơng lai của mình. Còn đối với những gƣơng xấu để giúp cho các em biết phê phán, lên án những con ngƣời và việc làm sai trái đồng thời cũng là bài học tốt để chính các em không bao giờ mắc phải những khuyết điểm, lỗi lầm: “Việc giáo dục thông qua phương pháp nêu gương chính là để cho các em học hỏi những cái tốt, tránh những cái xấu, lỗi lầm, khuyết điểm. Các em biết phân tích, đánh giá về cái đúng cái sai, những việc được làm, không được làm. Việc giáo dục này tác động trực tiếp đến cảm xúc, thái độ, hành vi của chính các em” (PVS số 1, nam, 40 tuổi, cán bộ giáo dục).

Bên cạnh phƣơng pháp giáo dục nêu gƣơng, các cán bộ trong làng còn sử dụng phƣơng pháp giáo dục khích lệ, động viên dựa vào các thế mạnh của trẻ. Việc khích lệ và động viên kịp thời về những tích cực, ƣu điểm, thế mạnh của trẻ là rất hiệu quả trong việc GDHN. Bởi điều đó sẽ có tác dụng rất lớn để củng có niềm tin, sự mạnh dạn, tự tin ở chính các em. Làm cho các em thấy đƣợc vai trò, vị trí, ý nghĩa của mình trong gia đình, tập thể, bạn bè. Và là điều kiện giúp các em có thêm niềm đam mê, động lực để theo đuổi và phát huy các thế mạnh, năng khiếu của mình: “Bọn anh thường xuyên quan sát trẻ khi vui chơi, tập văn nghệ, các hoạt động ngoại khóa khi phát hiện ở trẻ có các biểu hiện tích cực về năng khiếu về ca hát, vẽ tranh, âm nhạc, thể thao... thì sau khi kết thúc các hoạt động đó, bọn mình đến bên cạnh trẻ động viên, khuyến khích các em, ví dụ: “Chú thấy đôi chân của con rất nhanh và điêu

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)