Văn bản pháp lí Việt Nam về quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 52)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Văn bản pháp lí Việt Nam về quyền trẻ em

Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đƣa tinh thần và nội dung của Công ƣớc vào luật pháp quốc gia nhƣ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự... đƣợc ban hành hay sửa đổi, bổ

sung đều quan tâm đến quyền lợi của trẻ em. Sau đây là một số quyền cơ bản của các em đƣợc thể hiện trong hệ thống văn bản pháp lí Việt Nam:

Quyền được khai sinh và quyền có quốc tịch

Trong Khoản 1 điều 11 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền đƣợc khai sinh và có quốc tịch”. Trong Hiến pháp cũng ghi nhận tại điều 49: “Công dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngƣời có quốc tịch Việt Nam”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 45: “Cá nhân có quyền có quốc tịch…” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Vì vậy, mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đƣợc xác định rõ quốc tịch và có quyền có quốc tịch.

Quyền được chăm sóc, tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự

Trong Hiến pháp đã quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”(Điều 64) “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”(Điều 65). Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những quy định trên: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”.

Hiến pháp tại điều 17 đã ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”. Nó còn đƣợc thể hiện trong các bộ luật: Hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Bộ luật Dân sự 2005.

Quyền được học tập, vui chơi giải trí và phát triển năng khiếu

Quyền đƣợc học tập là một quyền vô cùng quan trọng đối với con ngƣời đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Cùng với hiến pháp, quyền này còn đƣợc cụ thể hóa Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật giáo dục năm 2005.

Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”.

Quyền đƣợc phát triển năng khiếu đƣợc Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “ Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng” Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật Giáo dục năm 2005.Các quy định trên cho thấy việc phát triển năng khiếu của trẻ em luôn đƣợc quan tâm chú trọng. [10]

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 52)