Thuyết nhận thức hành vi

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 49)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Thuyết nhận thức hành vi

- Nội dung

Thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu của Sheldon, gần đây lại đƣợc xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura. Nó cũng phát triển vƣợt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế (Glasser- 1965) đƣợc các tác giả nhƣ Beck (1989) và Ellis (1962) đƣa ra. Lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hƣởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trƣờng trong quá trình học hỏi. Nhƣ vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trƣờng. Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ theo quan điểm của Beck là đề cập tới cách tƣ duy lệch lạc về bản thân, về cuộc sống của chúng ta, về tƣơng lai của chúng ta đang hƣớng đến những nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin không hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về những mối đe dọa mà chúng ta trải qua. Năm 1990, tên gọi liệu pháp nhận thức hành vi bắt đầu đƣợc sử dụng. Sự phát triển của mô hình nhận thức tiếp cận nhận thức - hành vi đã đƣa tham vấn cũng nhƣ trị liệu nhận thức hành vi trở nên phổ biến trên thế giới. Có thể cụ thể hóa lý thuyết thông qua công thức: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản ứng, B là hành vi). Thuyết cho rằng con ngƣời có phản ứng do có sự thay đổi của môi trƣờng để thích nghi. Nhƣ vậy, khi có một “S” sẽ xuất hiện nhiều “R” của con ngƣời, nhƣng dần dần sẽ có một “R” có xu hƣớng lặp đi lặp lại do chúng ta đƣợc học hay đƣợc củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Nhƣ vậy, theo thuyết này thì hành vi con ngƣời là do chúng ta tự học mà có và môi trƣờng là yếu tố quyết định hành vi.

Khi tiếp cận lý thuyết nhận thức – hành vi ta thấy: suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con ngƣời liên quan mật thiết với nhau và cảm xúc, hành vi của con ngƣời không phải đƣợc tạo ra bởi môi trƣờng, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con ngƣời học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và đƣợc thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi ngƣời về những gì họ đã trải nghiệm. Suy nghĩ, nhận thức quyết định sự biểu hiện của cảm xúc, hành vi. Do đó, những rối loạn cảm xúc có thể xuất hiện do những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Vì thế, nếu thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực sẽ giúp cá nhân cải thiện đƣợc những rối loạn cảm xúc của bản thân. [31]

Phƣơng pháp sử dụng trong lý thuyết nhận thức – hành vi đó là sử dụng kĩ thuật REBT (cảm xúc hợp). Đây là kĩ thuật mang tính hƣớng dẫn cao, có sự thuyết phục và chấp nhận đƣơng đầu của thân chủ nhằm thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi. Kĩ thuật này đƣợc thiết kế để xác định và kiểm tra nhận định sai lệch của thân chủ từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lí này.

- Ứng dụng lý thuyết

+ Từ bản chất và nội dung của thuyết, ta có thể vận dụng thuyết này trong trị liệu để xác định đâu là nguyên nhân chính, cơ bản dẫn đến thái độ, nhận thức, tƣ duy sai lệch từ đó dẫn đến hành vi lệch chuẩn. Nhà trị liệu sẽ biết cách tiến hành tác động vào yếu tố nào trƣớc, yếu tố nào sau, yếu tố cơ bản và yếu tố bổ trợ.

+ Trong quá trình trị liệu nhận thức – hành vi, thân chủ đƣợc nhà tham vấn trị liệu trợ giúp trong việc nhận biết, kiểm tra và thay đổi những khiếm khuyết suy nghĩ của mình. Đồng thời, thân chủ cũng đƣợc dạy những kỹ năng đặc thù để đánh giá tính đúng đắn trong nhận thức của bản thân. Nhà tham vấn còn trợ giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lí trong việc nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh.

Vận dụng thuyết này trong nghiên cứu để phân tích hành vi của khách thể nghiên cứu, giải thích những nguyên nhân, động cơ của hành vi lệch chuẩn từ đó xây dựng các biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của các em, từ đó hình thành những hành vi đúng đắn tích cực.

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 49)