10. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Giải pháp của CTXH đối với HSTH và gia đình của trẻ
Xuất pháp từ đặc điểm hoàn cảnh, tâm sinh lí của HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội đang còn gặp những khó khăn, hạn chế. Do đó, để trợ giúp các em, NVCTXH đóng vai trò cung cấp cho HSTH và gia đình của trẻ (bà mẹ và các
anh chị em) một số dịch vụ hỗ trợ: hỗ trợ tâm lý, kết nối các nguồn lực, tạo khả năng cho trẻ nâng cao khả năng học tập, hòa nhập.... Tùy vào trƣờng hợp cụ thể, NVCTXH có thể thực hiện những hoạt động trợ giúp sau:
* NVCTXH cung cấp kiến thức kiến chuyên môn cho các bà mẹ và thực hiện tham vấn, tư vấn cho HSTH
NVCTXH thông qua các buổi sinh hoạt nhóm cung cấp, chia sẻ về các kiến thức chuyên môn, các nghiệp vụ can thiệp trợ giúp, phƣơng pháp giáo dục cho các mẹ, các gì trong làng trẻ về các vấn đề, các nhu cầu, khó khăn của trẻ để từ đó họ nắm đƣợc các biện pháp quản lí và giáo dục con mình có hiệu quả hơn. Việc cung cấp thông tin, kiến thức chuyên môn cho các mẹ, các dì còn giúp họ thay đổi các phƣơng pháp giáo dục cũ kém hiệu quả bằng các phƣơng pháp, biện pháp giáo dục hiệu quả và cũng thông qua việc phản hồi thông tin từ các mẹ, các dì sẽ giúp cho NVCTXH điều chỉnh hoạt động, phƣơng pháp giáo dục cho phù hợp với các đối tƣợng học sinh.
Bên cạnh đó, NVCTXH còn trực tiếp tham vấn, tƣ vấn đối với các em học sinh có những biểu hiện khó khăn đặc biệt về tâm lí, tình cảm, có biểu hiện về sức khỏe tâm thần, khó khăn về việc hòa nhập trong sinh hoạt, học tập, vui chơi, lao động để tìm ra các nguyên nhân chính từ đó kết hợp với các lực lƣợng giáo dục để tiến hành can thiệp trợ giúp cho các em. Đồng thời cũng thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, tập thể trong làng, gia đình trẻ, NVCTXH trò chuyện tâm tình, gần gũi thân thiện với các em để giúp các em nói ra những tâm tƣ tình cảm của mình, những khó khăn, nhu cầu của các em từ đó định hƣớng các hoạt động trợ giúp kịp thời cho các em.
Mặt khác, NVCTXH còn giúp gia đình các em trong việc xây dựng kế hoạch sắp xếp lại đồ dùng sinh hoạt, học tập một cách khoa học phù cho các hoạt động ăn ở ngủ nghỉ, sinh hoạt vui chơi, học tập. Tƣ vấn cho các em một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, ăn uống, dinh dƣỡng, vui chơi lành mạnh. Đồng
thới hỗ trợ các em trong việc nâng cao khả năng học tập, hòa nhập trong gia đình, làng trẻ, trƣờng học và xã hội. Tƣ vấn cho các mẹ thay đổi các biện pháp quản lí, giáo dục để mang lại sự thay đổi về hành vi, thái độ tích cực của các em. NVCTXH tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể trong gia đình và làng trẻ phù hợp với độ tuổi, giới tính, sức khỏe một cách linh hoạt, đa dạng đồng thời phối kết hợp với nhà trƣờng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo tính liên tục và toàn diện của hoạt động GDHN cho các em.
* NVCTXH đóng vai trò là người kết nối các nguồn lực trợ giúp HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội
NVCTXH sẽ đóng vai trò hỗ trợ làng trẻ và các em tiếp cận các nguồn lực. Các nguồn lực trong CTXH đƣợc coi là những nguồn tài nguyên về vật chất và tinh thần mà đối tƣợng họ không biết hoặc chƣa tiếp cận đƣợc. NVCTXH sẽ giúp cho thân chủ của mình tiếp cận với các nguồn lực đó để cải thiện tình hình.
Việc hỗ trợ kết nối các nguồn lực trợ giúp HSTH cần đòi hỏi NVCTXH thực hiện một số yêu cầu sau:
Một là, đánh giá nhu cầu của HSTH.
Để đánh giá đƣợc nhu cầu của HSTH, NVCTH cần phải tìm hiểu, thu thập những thông tin cần thiết về gia đình của từng trẻ, những khó khăn mà các em đang gặp phải là gì? Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là gì? Mong muốn và nguyện vọng của các mẹ và HSTH để khắc phục các khó khăn là gì?
Hai là, thảo luận với cán bộ làng trẻ, các mẹ, các dì về các nguồn tài
nguyên hỗ trợ.
Việc thảo luận sẽ giúp cụ thể hơn về cách thức tiếp cận các nguồn lực nhƣ thế nào? NVCTXH sẽ cùng thảo luận với các cán bộ, các mẹ về những vấn đề mà HSTH đang gặp khó khăn và tìm nguồn tài nguyên hỗ trợ phù hợp nhất với các nhu cầu của các em.
Cung cấp cho các cán bộ, các mẹ về các nguồn tài nguyên và những thông tin cần thiết về các nguồn tài nguyên để họ có thể lựa chọn nguồn tài nguyên thích hợp nhất.
Cần giúp cho các mẹ, các dì và các em HS hiểu nguồn tài nguyên mà NVCTXH kết nối với họ chỉ là sự hỗ trợ mang tính chất tƣơng đối, còn hiệu quả thật sự chính ở sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, các mẹ, các dì trong tiến trình thực hiện hoạt động GDHN.
Ba là, NVCTXH cần biện hộ để các cán bộ, các mẹ, các dì đƣợc tiếp
cận với các nguồn lực.
Do trình độ chuyên môn, hoàn cảnh công việc có nhiều khó khăn, vất vả nên việc tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ của các cán bộ, các mẹ, các dì sẽ có nhiều hạn chế. Do đó, NVCTXH sẽ là ngƣời biện hộ để họ tiếp cận với các nguồn lực.
Trong trƣờng hợp tiếp cận nguồn tài nguyên mà họ không có khả năng thƣơng thuyết để đƣợc hƣởng các nguồn lực, NVCTXH sẽ đứng ra giúp họ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lí để thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền.
Các nguồn lực mà NVCTXH có thể hỗ trợ các mẹ, các dì tiếp cận tìm kiếm cho các con của mình đó là các khóa tập huấn miễn phí về CTXH, về y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dƣỡng, giáo dục, kỹ năng sống, các nguồn hỗ trợ về tài chính, vật chất, tinh thần từ các tổ chức đơn vị chức năng, các đoàn thể, các cấp bộ ngành, các doanh nghiệp, các câu lạc bộ, các cá nhân thiện nguyện... NVCTXH hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết về các thủ tục, cách tiếp cận, thƣơng thuyết cho các mẹ, các dì một cách gián tiếp hoặc trực tiếp để làm sao các em nhận đƣợc nhiều nguồn lực hỗ trợ nâng cao điều kiện sống, học tập, kỹ năng và khả năng học tập, hòa nhập trong các môi trƣờng sinh sống và học tập.
* NVCTXH đóng vai trò là người tạo khả năng
tham gia vào các nhóm đồng đẳng và các nhóm bạn khác ở trƣờng học cũng nhƣ cộng đồng nơi các em sinh sống để giúp các em có đƣợc sự chia sẻ, tự tin, học hỏi để khắc phục những khó khăn, nâng cao các kỹ năng sống, học tập của bản thân, chấp nhận, đối diện với thực tế hoàn cảnh của mình để không ngừng vƣơn lên vững vàng trong giao tiếp và các hoạt động xã hội. Và đối với những nhóm bạn là những HS bên ngoài làng trẻ NVCTXH cần làm việc với các nhóm trẻ này nhằm giúp các em nhận thức đƣợc hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi của các bạn trong làng trẻ để từ đó có trách nhiệm, đồng cảm chia sẻ giúp đỡ những khó khăn của các bạn, hòa nhập và giúp các bạn tiến bộ hơn. Đồng thời NVCTXH tƣ vấn cho các em một số cách thức giúp đỡ nhau trong học tập, hoạt động tập thể, vui chơi, lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu lẫn nhau. Trong CTXH học đƣờng, nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng nhóm, tổ hỗ trợ HS có hoàn cảnh đặc biệt ngay trong các trƣờng tiểu học hòa nhập. Hiện tại, trong trƣờng ở một số lớp giáo viên kết hợp với cán bộ giáo dục bên làng trẻ đã thành lập các câu lạc bộ “đôi bạn cùng tiến” để hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập, hoạt động vui chơi, lao động và tăng khả năng hòa nhập. Tuy nhiên, hoạt động này chƣa mang lại hiệu quả cao vì việc triển khai và thực hiện còn mang tính tự phát và không thƣờng xuyên. Nên rất cần sự hỗ trợ từ phía NVCTXH trong việc thành lập các nhóm, tổ hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp từ việc lên kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá đến điều chỉnh bổ sung và lƣợng giá hiệu quả hoạt động của từng tổ, nhóm và sự tiến bộ của từng học sinh.
* NVCTXH đóng vai trò là người liên kết, xây dựng nhóm hỗ trợ cộng đồng
NVCTXH cần tƣ vấn và liên kết xây dựng các nhóm hỗ trợ cộng đồng nhằm giúp đỡ HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội hòa nhập và phát triển toàn diện bản thân. Nhóm hỗ trợ cộng đồng là những thành viên cộng đồng dân cƣ nơi các em sinh sống tự nguyện góp sức, vật chất và tinh thần kết hợp với
nhau thành một nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ các em trong việc đáp ứng các nhu cầu còn đang bị thiếu hụt để tạo điều kiện cho các em hòa nhập tốt vào xã hội cộng đồng. Về thành phần, nhóm hỗ trợ cộng đồng sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phƣơng, NVCTXH sẽ tƣ vấn về thành phần và số lƣợng sao cho phù hợp. Nhóm hỗ trợ cộng đồng bao gồm sự phối kết hợp của đại diện làng trẻ, trƣờng Hermann, đại diện tổ dân phố, thôn xóm, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, các đơn vị kinh doanh sản xuất đóng trên địa bàn... NVCTXH đóng vai trò vận động và liên kết các tổ chức với nhau thông qua việc gặp gỡ và trao đổi với các đơn vị về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập nhóm cộng đồng sau đó tổ chức các cuộc họp với đại diện các tổ chức đơn vị để đi đến thống nhất chƣơng trình, kế hoạch hành động, điều phối hoạt động tƣ vấn và trợ giúp cho các em.
Trên đây là một số hoạt động cơ bản mà NVCTXH trợ giúp cho HSTH sống ở làng trẻ và các mẹ, các dì trong làng. Những hoạt động này đóng vai trò là các giải pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để nâng cao khả năng và hiệu quả của hoạt động GDHN giúp các em hòa nhập tốt trong các môi trƣờng học tập và sinh sống.