10. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội và
và các TTBTXH
Sự phát triển của con ngƣời diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ lúc ấu thơ (từ 0 đến 03 tuổi), rồi đến tuổi mầm non (từ 03 đến 05 tuổi), đến tuổi học tiểu học (từ 06 đến 11 tuổi) và các giai đoạn phát triển tiếp sau đó. Ở mỗi giai đoạn phát triển đó có các đặc trƣng về sự phát triểm tâm sinh lí. Ngoài những đặc điểm chung về tâm sinh lí của lứa tuổi, HSTH sống ở các TTBTXH nói chung và ở làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng có những đặc điểm về tâm sinh lý nhƣ sau:
- Sự phát triển về mặt sinh lý
Ở giai đoạn này, cơ thể của các em đang trong thời kỳ phát triển chƣa hoàn thiện cả về hệ xƣơng, hệ cơ và hệ thần kinh. Vì thế, trong quá trình giáo dục chúng ta cần phải chú ý lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em. Theo quan sát, khảo sát nhìn chung HSTH sống làng trẻ SOS Hà Nội có chiều cao, cân nặng thấp hơn so với các em HSTH khác cùng lứa tuổi. Một số em có thể trạng ốm yếu và có dấu hiệu của hiện tƣợng suy dinh dƣỡng. Những khó khăn, thiệt thòi này ảnh hƣởng nhất định đến quá trình học tập và sinh sống. Do đó, rất cần những biện pháp và sự hỗ trợ để giúp nâng cao hơn nữa sức khẻo thể chất cho các em tạo điều kiện để các em hòa nhập tốt hơn trong các hoạt động học tập, vui chơi với các bạn trong trƣờng học.
- Đặc điểm tâm lý
HSTH có hoàn cảnh khó khăn sống ở các TTBTXH nói chung có các đặc điểm tâm lí nhƣ sau:
Do đặc điểm hoàn cảnh môi trƣờng sống và hoạt động nên ở các em thƣờng có một số niềm tin đƣa các em tới chỗ cƣ xử hoặc suy nghĩ, theo những hƣớng tiêu cực có hại cho các em nhƣ:
Về niềm tin, với đặc điểm môi trƣờng sống tập trung có sự quản lí của các bà mẹ, của cán bộ ... nên các em phải tuân thủ các nội quy của gia đình, của làng. Do đó, hình thành nên trong suy nghĩ của các em là phải làm những điều ngƣời khác muốn chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân. Điều đó đƣa đến trong ý thức của các em không có lựa chọn nào khác là phải tuân thủ thực hiện vì vậy không tránh khỏi hiện tƣợng một số em cảm thấy thất vọng chán nản, lầm lì, ít giao tiếp hoặc cáu giận dễ nổi nóng. Bên cạnh đó, trong việc chăm sóc, giáo dục nhiều cán bộ, nhân viên vẫn còn nặng về cách giáo dục truyền thống nên khi làm việc với trẻ còn mang tính áp đặt, ra lệnh nên khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thực hiện các yêu cầu của cán bộ mang tính chất đối phó, miễn cƣỡng. Chính từ hoàn cảnh môi trƣờng sống và cách chăm sóc, giáo dục đó đã đƣa đến các hiện tƣợng trẻ không nói thật, hoài nghi, thiếu tin tƣởng vào ngƣời lớn. Bởi trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thƣờng có đủ lý do để ngờ vực.
Về tâm trạng, có thể nói trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sống trong các TTBTXH nói chung và ở làng trẻ SOS nói riêng có biểu hiện đa dạng về mặt tâm trạng nhƣ: Mặc cảm, tự ty, buồn bã lo lắng, rụt rè sống khép mình thậm chí một số em có dấu hiệu của sang chấn tâm lí, trầm cảm. Bên cạnh đó lại có nhiều em khó kiểm soát cảm xúc, hành vi nên rất dễ nổi cáu, giận dữ, hung hăng và phá phách vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, cảm xúc bị dồn nén trẻ có thể đánh đập ngƣời khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi hoặc có thể trẻ bắt chƣớc những hành vi của ngƣời lớn mà các em đã nhiều lần chứng kiến hoặc là nạn nhân.
Do đó, trong việc chăm sóc, giáo dục nếu hiểu biết những đặc điểm tâm lý của trẻ có hoàn cảnh khó khăn và các nguyên nhân đƣa đến hoàn cảnh đó sẽ giúp chúng ta trong việc hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ, giúp trẻ thay đổi tích cực để dễ dàng hội nhập và phát triển một cách bình thƣờng trong cuộc sống bình thƣờng.
- Sự phát triển về mặt xã hội
Song song với hoạt động học tập HSTH sống ở Làng trẻ SOS Hà Nội còn đƣợc tham gia các hoạt động khác nhƣ hoạt động vui chơi (hầu hết trẻ là các em tự chơi với nhau, hoặc chơi cùng các anh chị trong Làng). Bên cạnh đó, các em cũng bắt đầu tham gia các hoạt động nhƣ tự phục vụ bản thân và gia đình nhƣ vệ sinh cá nhân tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, các em còn tham gia lao động tập thể ở trƣờng lớp nhƣ trực nhật, trồng cây, trồng hoa. Ngoài ra các em đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động nhƣ: các phong trào của trƣờng, của lớp và của cộng đồng dân cƣ, của Đội thiếu niên tiền phong, tham gia các buổi giao lƣu, tham quan dã ngoại do trƣờng và làng tổ chức.
Trong gia đình: gia đình của các em chính là các TTBTXH nên các em thiếu hẳn tình thƣơng yêu và tấm gƣơng của ngƣời cha mẹ. Các em thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần. Các em tham gia các công việc trong gia đình vừa mang tính tự giác vừa theo sự phân công của mẹ hoặc của các anh chị trong gia đình.
Ở trƣờng học: hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học tập và vui chơi. Tuy nhiên, theo quan sát thì sự hồn nhiên của các em không đƣợc nhƣ các bạn cùng trang lứa và vẫn có một khoảng cách nhất định khi tham gia các hoạt động tập thể. Nhiều em còn mặc cảm, tự ty, nhút nhát, rụt rè do không có cha mẹ, gia đình đúng nghĩa và đặc biệt vào mỗi buổi sáng đến lớp và khi chiều tan trƣờng các em chứng kiến các bạn cùng trang lứa đƣợc bố, mẹ đƣa đi đón về, quan tâm, chiều chuộng mua quà, đƣa đi chơi ... ánh mắt và thái độ của các em có phần ghen tỵ, có sự mong muốn đƣợc đầy đủ nhƣ các bạn của mình.
Ngoài xã hội: các em sống tập trung trong một xã hội thu nhỏ là TTBTXH – làng trẻ SOS Hà Nội. Ngoài thời gian học ở trƣờng thì các em không đƣợc tự do đi ra khỏi làng. Các em chịu sự quản lí của ngƣời mẹ chung và của ban quản lí làng. Hàng năm các em cũng có một vài dịp đƣợc tham gia các hoạt động xã hội ngoài làng, của trƣờng nhƣ tham quan, dã ngoại. Do đó, khi đƣợc tham gia hoạt động các em rất háo hức và hiếu động.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ, nhân viên, các mẹ ở làng trẻ SOS Hà Nội và giáo viên ở trƣờng thì chính hoàn cảnh của các em lại tạo nên sức chịu đựng và khả năng tự lập của các em cao hơn các bạn cùng trang lứa. Các em rất háo hức, nhiệt tình đón nhận và tham gia các phong trào, hoạt động của làng, của trƣờng và cũng từ đây nhiều em đã thể hiện đƣợc những năng khiếu, sáng tạo của mình. Do đó, trong quá trình giáo dục, cần nghiên cứu nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục linh hoạt đa dạng để phát huy những thế mạnh của các em. Điều này sẽ nâng cao khả năng hòa nhập một cách tự nhiên cho các em.
- Sự phát triển của quá trình nhận thức, tình cảm, nhân cách
Cũng nhƣ các bạn cùng trang lứa, HSTH sống ở Làng SOS Hà Nội có những đặc điểm giống học sinh tiểu học nói chung về quá trình phát triển nhận thức đó là nhận thức cảm tính (sự phát triển của các cơ quan cảm giác, tri giác), nhận thức lý tính (tƣ duy, tƣởng tƣợng, ngôn ngữ, sự chú ý, trí nhớ, ý chí...). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy học sinh tiểu học sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội có một số đặc điểm:
- Theo đánh giá của cán bộ và giáo viên trực tiếp giảng dạy thì khả năng tƣ duy lô-gic, tƣ duy sáng tạo có phần hạn chế hơn so với các học sinh tiểu học khác. Điều này đƣợc thể hiện trong việc ghi nhớ, học thuộc, làm toán và các năng khiếu (làm thơ, làm văn, vẽ tranh …) thì học sinh tiểu học sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội thƣờng có kết quả học lực về môn toán kém hơn so với các bạn trong lớp và hầu nhƣ các em không có điều kiện để phát triển các năng khiếu của mình.
- Theo quan sát, khả năng chú ý của HSTH sống tại làng trẻ SOS Hà Nội thƣờng không bền vững, chƣa tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập bởi chính tính tự do, hiếu động vốn có của các em trong môi trƣờng sống của Làng. Thậm chí có nhiều em còn bị tính tăng động giảm trí nhớ khó kiểm soát, điều khiển hành vi nên hay gây gỗ, phá bĩnh trong các giờ học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.
- Về khả năng ngôn ngữ, nhìn chung học sinh tiểu học sống ở Làng trẻ SOS đều có ngôn ngữ nói và viết thành thạo. Tuy nhiên, qua việc khảo sát thực trạng GDHN, chúng tôi thấy các em còn một số hạn chế, khó khăn về mặt ngôn ngữ nhƣ: “nói ngọng, nói lắp, nói nhanh, giọng địa phương (do các em từ nhiều địa phương, vùng miền tập hợp về), nhiều em đọc, viết chậm, đánh vần sai điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tuy duy học tập của các em”(PVS số 3, nam, 39 tuổi, cán bộ cán bộ quản lí làng trẻ).
Qua tìm hiểu và tiếp xúc với các em, chúng tôi nhận thấy HSTH ở Làng trẻ SOS Hà Nội khá mạnh dạn, dễ gần gũi, thân thiện, hồn nhiên, trong sáng. Trẻ dễ xúc động biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cƣời, rất hồn nhiên vô tƣ… Trong quá trình tiếp xúc, có những em rất dễ gần gũi, thân thiện, nhƣng cũng có em lại thờ ơ, né tránh, nghi ngờ, thăm dò. Điều này, cho chúng ta thấy sự đa dạng, phức tạp trong đời sống tình cảm của các em. Do đó, trong quá trình giáo dục rất cần tình yêu thƣơng, quan tâm giúp đỡ hơn nữa từ phía cộng đồng, xã hội để bù đắp sự thiệt thòi cho các em.
HSTH sống ở Làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng và HSTH nói chung ở độ tuổi của các em tính cách đang dần đƣợc hình thành, đặc biệt trong môi trƣờng nhà trƣờng còn khá mới lạ, các em có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đƣờng" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chƣa đƣợc bộc lộ rõ rệt, nếu có đƣợc tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển. Đặc biệt, nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ đƣợc hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện, hoàn cảnh và môi trƣờng sống của học sinh tiểu học sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội ít có điều kiện đƣợc hoà nhập trong các hệ thống xã hội, các em nhận đƣợc ít sự quan tâm, chăm sóc, yêu thƣơng hơn so với các bạn cùng trang lứa. Sự định hƣớng trong phát triển nhân cách cũng nhƣ tƣơng lai của các em cũng bị hạn chế. Do vậy, nếu không có các phƣơng pháp giáo dục nhân cách đúng đắn, hiệu quả để hƣớng các em hòa nhập tốt trong các môi trƣờng xã hội thì có thể dẫn đến sự phát triển lệch lạc trong nhân cách của các em. Thay vì hòa nhập vào các môi trƣờng có sự định hƣớng tốt của gia đình, nhà trƣờng, xã hội các em lại tìm cách hoà nhập vào những hệ thống không đƣợc xã hội chấp nhận, chẳng hạn nhƣ vào các nhóm trẻ em lang thang, phạm pháp, các băng đảng trên đƣờng phố …
Do đó, trong vấn đề giáo dục nhân cách cho các em, các nhà giáo dục cần hiểu, thấm nhuần các đặc điểm trên của trẻ và tuyệt đối không đƣợc "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải sử dụng những phƣơng pháp giáo dục chuyên ngành một cách linh hoạt, đa dạng để hƣớng các em đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính các nhà giáo dục là những hình mẫu nhân cách ấy. Và đặc biệt để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo
dục nhân cách cũng nhƣ giáo dục hòa nhập cho các em có hiệu quả và bền vững rất cần sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trƣờng và xã hội một cách toàn diện dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tế. Bởi vì, đây chính là những yếu tố quyết định đến hiệu quả và thành công của quá trình GDHN trẻ.