Lý thuyết hệ thống môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 43)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Lý thuyết hệ thống môi trường sinh thái

- Nội dung:

Thuyết hệ thống môi trƣờng sinh thái dựa trên kiến thức của thuyết Hệ thống/Systems theory và khoa học về Môi sinh/Ecology đƣợc áp dụng từ giữa những năm 1970 đến nay trong nhiều ngành khoa học trên thế giới đặc biệt là trong Công tác xã hội. Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có một môi trƣờng sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trƣờng sống và họ cũng ảnh hƣởng ngƣợc lại môi trƣờng sống quanh họ.

Nhƣ vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là: Con ngƣời sống trong môi trƣờng, con ngƣời chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, con ngƣời ảnh hƣởng ngƣợc trở lại với môi trƣờng.

Thuyết hệ thống sinh thái vận dụng sức mạnh của các lý thuyết khác trong việc mô tả hành vi phức tạp của con ngƣời. Nó chỉ ra hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và những mối quan hệ kết nối của họ tạo ra bối cảnh lý tƣởng để giúp đỡ cá nhân. Lý thuyết tập trung làm sáng tỏ sự hoà hợp giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ nhƣ thế nào để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề của thân chủ.

Theo quan điểm hệ thống sinh thái, con ngƣời và môi trƣờng không tách rời nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể gộp hai yếu tố đó vào làm một. Nghĩa là chúng ta không phải hiểu về con ngƣời là hiểu đƣợc môi trƣờng mà họ sinh sống. Mặt khác, chúng ta phải luôn kiểm tra sự tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Mô tả về mối quan hệ này, thuyết sinh thái cho rằng con

ngƣời và môi trƣờng vật lý - xã hội – văn hoá của họ luôn tác động lẫn nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và bổ sung sự trao đổi tài nguyên cho nhau.

Theo lý thuyết sinh thái, con ngƣời là sự tổng hợp của các nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hoá với những suy nghĩ, cảm giác và những hành vi có thể quan sát đƣợc. Do đó, quan điểm sinh thái thừa nhận rằng con ngƣời phản ứng một cách có ý thức và tự chủ, nhƣng cũng có thể hành động bột phát và không tự chủ. Mặt khác, con ngƣời vừa là một cá thể, vừa là thành viên của một nhóm. Do vậy, hành động của con ngƣời thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng, nói cách khác con ngƣời định hƣớng môi trƣờng xung quanh cũng nhƣ việc môi trƣờng định hƣớng con ngƣời. [31]

- Ứng dụng của lý thuyết:

Lý thuyết hệ thống môi sinh là căn cứ lý luận để NVCTXH áp dụng vào thực tế khi xem xét, tìm hiểu nguyên nhân, mức độ các vấn đề của HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống mà đứa trẻ đang sinh sống. HSTH là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn. Do đó, NVCTXH cần phải xem xét và tìm hiểu về môi trƣờng gia đình sống của trẻ, môi trƣờng làng trẻ SOS Hà Nội, môi trƣờng trƣờng học và cộng đồng xung quanh khu vực trẻ sinh sống để thấy đƣợc sự tác động của các hệ thống này đối với trẻ trong các vấn đề chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục và ảnh hƣởng của các hệ thống này đối với vấn đề hòa nhập của trẻ.

Lý thuyết này ứng dụng trong nghiên cứu còn nhằm mục đích xây dựng quan điểm liên ngành trong nghiên cứu CTXH để xem xét các vấn đề của thân chủ (HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội) trong một hệ thống tƣơng tác lẫn nhau. Tƣ đó xác định đƣợc những vấn đề còn tồn tại ảnh hƣởng tới hiệu quả của công tác GDHN cho trẻ đồng thời xây dựng các mối quan hệ trợ giúp mới, cải biến các mối quan hệ hiện có trong sự tƣơng tác giữa HSTH với hệ thống lớn cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)