Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 51)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

Trẻ em cần phải đƣợc bảo vệ và chăm sóc một cách đặc biệt là quan niệm của loài ngƣời từ trƣớc tới nay. Chính vì vậy, ngay từ thế kỷ XIV, XV ở châu Âu đã có những tổ chức cộng đồng hoạt động trên lĩnh vực này mà tiêu biểu là bệnh viện Spê-đan Đi-gơ-li In-nâu-xân-ti ở Flo-ren (Italia). Quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu (thế kỷ XVII - XIX) đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách phổ biến. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh cùng khổ. Vì vậy, năm 1919, một số tổ chức cứu trợ trẻ em đã đƣợc thành lập ở Anh và Thụy Điển. Những năm tiếp theo, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số Công ƣớc nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, những văn kiện thời kỳ đó chƣa đặt vấn đề dƣới góc độ các “quyền” của trẻ em.

Vì vậy, cần phải có điều ƣớc quốc tế đa phƣơng ghi nhận và điều chỉnh trong lĩnh vực này. Với sự nỗ lực của các quốc gia, Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đã đƣợc thông qua và ký kết ngày 20/11/1989 (còn gọi là Công ƣớc Quyền trẻ em năm 1989) và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, hiện nay đã có 197 quốc gia thành viên tham gia. Công ƣớc để ngỏ cho các quốc gia tham gia ký kết, phê chuẩn và gia nhập. Ngoài lời nói đầu, nội dung của Công ƣớc gồm 3 phần với 54 điều khoản, bao quát đƣợc tất cả những khía cạnh liên quan đến quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em và quyền con ngƣời nói chung.

Công ƣớc ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em đƣợc bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; đƣợc phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội. Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, Công ƣớc còn đề cập đến việc bảo vệ quyền của những nhóm trẻ em đặc biệt (tàn tật, lang thang cơ nhỡ, trẻ em mồ côi ...); đồng thời, xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em nhƣ bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hƣởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang... Cùng với các điều đó, Công ƣớc còn xác lập một cơ chế quốc tế để giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em trên thế giới, tạo điều kiê ̣n cần thiết để trẻ em đƣợc phát triển đầy đủ.

Với nội dung trên, Công ƣớc đƣợc coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay.

Ngày 26/01/1990 Việt Nam đã ký Công ƣớc về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/02/1990 (không có bảo lƣu nào). Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc, Việt Nam phê chuẩn 2 nghị định thƣ bổ sung Công ƣớc, đó là: Nghị định thƣ (không bắt buộc) về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa khiêu dâm trẻ em; Nghị định thƣ (không bắt buộc) về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.

Nhƣ vậy, Việt Nam phê chuẩn Công ƣớc quyền trẻ em 1989 đã tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam đồng thời làm thay đổi nhiều hoạt động đảm bảo có hiệu quả quyền của trẻ em. [10]

Một phần của tài liệu Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)