Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn 4 sao thành phố hải phòng luận văn ths du lịch (Trang 101)

6. Bố cục của đề tài

3.2.5. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

Đa dạng hóa là xu hƣớng phát triển của các ngành DV và trong đó kinh doanh khách sạn không nằm ngoài sự phát triển chung đó mà ngƣợc lại phải là lĩnh vực đi đầu trong hoạt động này. Khách hàng ngày nay họ đến khách sạn không chỉ nhằm mục đích ngủ nghỉ là chính nữa mà nhu cầu cho các DV khác ngoài DVLT đã trở lên phổ biến. Một khách sạn có nhiều DV chắc chắn sẽ thu hút lƣợng khách nhiều hơn so với các khách sạn khác trên cùng một địa bàn kinh doanh. Tại thành phố Hải Phòng hiện nay thì chỉ có Camela Hotel & Resort là có nhiều DV bổ sung nhất còn các khách sạn còn lại các DV bổ sung còn hạn chế.

Có một số lý do mà các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đặc biệt là các khách sạn nằm trong khu nội thành chƣa có nhiều DV bổ

sung nhƣ thiếu vốn, không có diện tích đủ rộng… nhƣng các khách sạn nên biết tận dụng từng tiềm năng của các DV, sự đa dang hóa phải thể hiện trong từng DV: Ví dụ DVLT nên có nhiều loại phòng, nhiều mức giá để đáp ứng các nhu cầu của khách đặc biệt là các phòng có chất lƣợng cao phục vụ cho khách hàng cao cấp hoặc trong DV ăn uống nên có nhiều món ăn phong phú phù hợp với các châu lục khác nhau. Hay khi khách thích một chƣơng trình du lịch không có sẵn trong danh sách tour tuyến của khách sạn thì không nên từ chối khách nay mà hãy nghĩ đó là một ý tƣởng mới để thực hiện một chƣơng trình du lịch mới. Nhƣ vậy, sự đa dạng trong DV chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các khách sạn trên thị trƣờng đầy gay gắt nhƣ hiện nay.

3.2.6. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở nên vô cùng phổ biến, nó giúp ích cho các hoạt động từ kinh doanh sản xuất vật chất cho đến các ngành DV. Sự đầu tƣ cho công nghệ thông tin là điều nên làm cho hoạt động của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố nói chung. Các khu vực cần đầu tƣ đó là nơi làm việc của quầy lễ tân, khu vực phòng thông tin chung của khách sạn nên có những hệ thống máy tính hiện đại hơn nữa tạo thuận lợi cho công việc của nhân viên và quá trình sử dụng DV của khách hàng.

Hệ thống internet trên phòng ở và khu vực công cộng của các khách sạn cũng cần đƣợc nâng cấp, nên chọn các gói có tốc độ cao bởi khách chủ yếu của các khách sạn là khách công vụ.

Các phần mền quản lý khách sạn cũng nên thay đổi và sử dụng một số loại phần mềm tiên tiến nhƣ Opera, smile… việc đầu tƣ này rất quan trọng vì nó sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian làm các thủ tục tính toán, nhập dữ liệu và điều quan trọng là khả năng sai sót sẽ ít đi tạo nên sự chuyên nghiệp trong phục vụ cho khách hàng.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ lƣu trú của các khách sạn 4 sao thành phố Hải Phòng sạn 4 sao thành phố Hải Phòng

3.3.1. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cần có các chính sách quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chất lƣợng DV du lịch nói chung và chất lƣợng DVLT nói riêng tại các khách sạn trên địa bàn thành phố.

+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về các tiêu chuẩn sản phẩm DV theo tiêu chuẩn thứ hạng của các khách sạn. Các điều kiện CSVCKT, chất lƣợng phục vụ cũng nhƣ chính sách về giá có phù hợp với từng thời điểm hay không để đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch.

+ Quản lý chặt chẽ về nguồn nhân lực của các khách sạn hiện nay về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học vấn cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ.

+ Hàng quí nên có các buổi tổng kết để đánh giá về chất lƣợng DV thực tại và quan điểm cũng nhƣ kế hoạch nâng cao chất lƣợng của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố thông qua báo cáo trực tiếp của ngƣời lãnh đạo cao nhất hoặc ngƣời chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý chất lƣợng DV của các khách sạn.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng kết hợp với UBND Thành phố Hải Phòng thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động quảng bá, khuyếch trƣơng trong nƣớc và quốc tế, để thu hút khách du lịch đến với các khách sạn trên địa bàn thành phố, từ đó nâng cao doanh thu của các khách sạn, đồng thời khách sạn sẽ có điều kiện quan tâm tới đời sống cán bộ nhân viên hơn.

3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành thành phố Hải Phòng

UBND thành phố Hải Phòng cần quan tâm và thực hiện đến các chính sách về thuế, các thủ tục hành chính trong các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh trên địa bàn thành phố tạo nên một môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn thông thoáng để thu hút các nhà đầu tƣ, qua đó tạo thêm các nguồn khách giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các khách sạn.

Các cơ quan ban ngành về giáo dục cần có sự kiểm tra thƣờng xuyên về công tác đào tạo du lịch tại các trƣờng trên địa bàn thành phố. Các chƣơng trình dạy

và học nên sát với thực tế với sự phát triển của du lịch hiện tại của địa phƣơng. Sinh viên nên đƣợc đƣa đến các khách sạn để quan sát và thực tập nhiều hơn, điều này giúp các bạn sinh viên khi ra trƣờng sẽ không bỡ ngỡ với môi trƣờng làm việc và các khách sạn cũng không mất quá nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại.

Các Sở Y tế, Tài nguyên và Môi trƣờng và Phòng cháy chữa cháy, Ban quản lý xuất nhập cảnh phối hợp để thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên các khách sạn có đƣợc thực hiện đúng tiêu chuẩn và quy định hay không. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ các công tác đào tạo cho cán bộ và nhân viên của các khách sạn nhƣ chƣơng trình Phòng cháy chữa cháy, công tác sơ cứu cũng nhƣ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3 tác giả dựa trên những mục tiêu phát triển du lịch của thành Phố Hải Phòng, những phƣơng hƣớng kinh doanh và quan điểm nâng cao chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng DVLT. Các giải pháp này góp phần nâng cao từ chất lƣợng CSVCKT, chất lƣợng đội ngũ lao động cho đến việc tăng cƣờng công tác quản lý, nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Một khi các khách sạn thực hiện các giải pháp này một cách đồng đều thì chắc chắn chất lƣợng của DVLT sẽ ngày một tốt lên xứng đáng hơn với thứ hạng của các khách sạn, tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng khi lựa chọn DV. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hải Phòng, UBND Thành phố Hải Phòng và các Cơ quan, Ban, Ngành liên quan có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giúp đỡ các khách sạn nâng cao chất lƣợng DV của mình.

KẾT LUẬN

Kinh doanh khách sạn muốn đạt hiệu quả thì việc nâng cao chất lƣợng DVLT là một trong những điều quan trọng đầu tiên phải làm. Việc phát triển DVLT ngoài tăng thêm sự hấp dẫn của khách sạn và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi thiết yếu của khách du lịch thì nó còn góp phần tăng thêm doanh thu cho khách sạn thông qua khách trong thời gian lƣu trú sẽ đồng thời sử dụng thêm các DV khác. Cùng với mục tiêu phát triển du lịch của thành phố, các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã nhiều cố gắng trong việc phát triển và khai thác các thị trƣờng du lịch mới, tiềm năng. Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng DVLT tại các khách sạn chỉ mới đáp ứng đƣợc một phần sự mong đợi của khách hàng, qua nghiên cứu thực trạng các khách sạn đƣợc khảo sát cho thấy chất lƣợng DVLT trú còn nhiều điểm hạn chế về CSVCKT, chất lƣợng đôi ngũ lao động đặc biệt là kỹ năng phục vụ khách. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 là yêu cầu cần thiết đối với các nhà quản trị khách sạn. Bên cạnh đó còn cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý về du lịch để đáp lại sự trông đợi của khách hàng và thu hút thêm nữa khách du lịch đến với thành phố Hải Phòng trong những năm tới.

Với các nội dung đã triển khai, bằng các phƣơng pháp điều tra, tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu, luận văn đã thực hiện đƣợc các nội dung sau:

Về mặt lí luận : Luận văn đã đƣa ra và khái quá t nhƣ̃ng vấn đề cơ bản về DVLT và nâng cao chất lƣợng DVLT. Trong đó, đã đề cập đến các khái niệm, đặc điểm và yếu tố cấu thành DVLT, các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng

DVLT làm tiền đề để nghiên cứu xu hƣớng, nội dung và các giải pháp nâng cao

chất lƣợng DVLT cho các khách s ạn 4 sao trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong

giai đoạn hiện nay.

Về mặt thực ti ễn: Luận văn đã đánh giá một cách tổng quát thực trạng chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 trên địa bàn thành phố Hải Phòng bằng cách tổng hợp các thông tin, dữ liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh của các khách sạn trong giai đoạn 2010 -2014. Phƣơng pháp chính đƣợc tác giả sử dụng trong

nghiên cứu đó là sử dụng phiếu điều tra để tiến hành điều tra khách du lịch và các nhà cung ứng, ngoài ra tác giả còn kết hợp các phƣơng pháp phỏng vấn các chuyên gia về du lịch, nhân viên đang làm việc tại các khách sạn và các Sở ban ngành. Quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan , khoa ho ̣c và trung thƣ̣c nên các số liê ̣u điều tra có đô ̣ tin câ ̣y cao . Đề tài đã đánh giá khách quan những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.

Về mặt giải pháp : Dựa trên cơ sở lý thuyết và điều tra thực tế tại các khách sạn 4 sao thành phố Hải Phòng, kết hợp với số liệu thu thập đƣợc cũng nhƣ những quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của thành phố; những phƣơng hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của các khách sạn, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 sao trong những năm tới nhƣ: tăng cƣờng nghiên cứu nhu cầu khách hàng, tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ lƣu trú hoàn thiện công tác quản trị nhân sự; nâng cấp và hoàn thiện chất cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, còn có một số kiến ghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng và các cơ quan ban ngành thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao chất lƣợng DVLT của các khách sạn 4 sao thành phố Hải Phòng

Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả hy vo ̣ng sẽ giúp cho các khách sạn 4 sao ở Hải Phòng nói riêng và các cơ sở kinh doanh DVLT nói chung nâng cao chất lƣợng DVLT hơn nữa, góp phầ n tăng cƣờ ng thu hút khách du l ịch hơn nữa để thành phố Hải Phòng thật sự trở thành một trong những điểm đến tầm quốc tế trong tƣơng lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), “Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL

hướng dẫn Nghị định 92/2007/NĐ-CP thi hành một số điều Luật Du lịch về lưu trú du lịch”.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), “Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

4391:2009 về khách sạn du lịch - Xếp hạng”.

3. Trịnh Xuân Dũng (2004), Giáo trình nghiệp vụ lễ tân khách sạn, NXB Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004),Giáo trình Kinh tế du lịch,

NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cƣơng (2006), Giáo trình Tổng quan cơ sở lưu

trú du lịch, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

6.Phạm Xuân Hậu (2011), Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, NXB Thống kê.

7. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hƣơng (2004), Giáo trình Quản trị kinh

doanh khách sạn, NXB Lao động- Xã hội,Hà Nội.

8. Lục Bội Minh (chủ biên) (1998), Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà nội.

9. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10.Khách sạn AVANI Hải Phòng Harbour View (2010-2014), Báo cáo doanh

thu, chí phí cuối năm và phương hướng hoạt động năm tiếp theo.

11.Khách sạn Camela hotel & Resort (2010-2014), Báo cáo tài chính và mục tiêu hoạt động năm tiếp theo.

12.Khách sạn Hữu Nghị (2010-2014), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng

hoạt động năm tiếp theo.

13.Khách sạn Nam Cƣờng (2010-2014), Báo cáo doanh thu cuối năm và mục

14.Khách sạn Sao Biển (2010-2014), Báo cáo hoạt động kinh doanh cuối năm và kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo.

15.Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2010), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011, Hải Phòng.

16. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2011), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012, Hải Phòng.

17.Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2012), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Hải Phòng.

18.Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2013), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Hải Phòng.

19.Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2014), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Hải Phòng.

20.Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (2006), Đề án đẩy mạnh phát triển

du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2020.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

21.Costin, H (1994), “Total Quality Management”, The Dryden Press, Orlando,

Florida, 1994.

22. Minor Hotel group- Minor international (2011), Rooms Division Operating

Philosophy Manual.

23.Tourist Safety and Security (1996), World Tourism Organization. Tài liệu internet

24. http://www.tudienbachkhoa.gov.vn 25.http://www.camelahotel.com 26.http://www.sunflower.com.vn 27.http://www.namcuonghaiphonghotel.com.vn 28. http://www.seastarhotel.com 29.http://www.avanihotels.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:Đặc điểm vị trí, kiến trúc, hình thức sở hữu các khách sạn 4 sao trên địa bàn nội thành thành phố Hải Phòng năm 2014

STT Tên khách sạn

Quy

(phòng)

Vị Trí Đặc điểm kiến trúc Hình thức sở hữu

1 Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng (Sunflower International Village) 180

35 A- Văn Cao- Ngô Quyền- hải Phòng

Đƣợc xây dựng nhƣ một làng du lịch với các căn hộ biệt thự, siêu thị mua sắm và giải trí liền kề

Công ty liên doanh Làng Quốc tế Hƣớng Dƣơng GS - HP.

2 Khách sạn Hữu Nghị

128

60A Điện Biên Phủ- Hồng Bàng Hải Phòng

Với tòa nhà cao 11 tầng nằm giữa trung tâm với các DV bổ sung phong phú Khách sạn Hữu nghị trực thuộc công ty cổ phần du lịch Hải Phòng 3 Khách sạn AVANI Hải Phòng Harbour view 122 Số 12- Trần Phú- Ngô Quyền Hải Phòng

Đƣợc thiết kế kết hợp giữa cổ điển và hiện đại mang nhiều nét độc đáo theo kiến trúc của Pháp.

Công ty cổ phần Harbour View

4 Khách sạn Sao Biển (Sea star)

80 1/3A Lê Hồng Phong-Ngô Quyền- Hải Phòng Khách sạn nằm trên tuyến

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn 4 sao thành phố hải phòng luận văn ths du lịch (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)