5. Kết cấu luận văn
2.1.2.2 Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng
Vấn đề xây dựng chính sách đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay sau khi giành được chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 88/SL ngày 29/9/1947. Điều này cho thấy rằng chính sách trong thi đua, khen thưởng được xác định rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước. Nhằm khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh toàn dân. Luật thi đua, khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật, thông tư hướng dẫn thi hành luật được ban hành và đề cập một cách khá toàn diện tren mọi mặt của công tác thi đua, khen thưởng, đây là việc làm thể hiện rõ nhất về việc xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc sống ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, phong trào thi đua, khen thưởng cũng không ngừng phát triển trên nhiều địa phương. Đó là quy luật tất yếu, do vậy vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng cần phải xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng để kịp thời đáp ứng sự phát triển của cuộc sống ở từng địa phương, khu vực.
Trong từng thời kì khác nhau Đảng và Nhà nước luôn cho thấy sự quan tâm tới chính sách thi đua, khen thưởng. Trong thời kì kháng chiến, đất nước còn nghèo và gặp nhiều khó khăn, các danh diệu thi đua và hình thức khen thưởng chỉ nhằm động viên tinh thần là chủ yếu. Nhưng ở thời điểm hiện nay, nền kinh tế đang phát triển và hội nhập vào khu vực và quốc tế Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cống hiến được khen thưởng nói riêng. Do vậy, chính sách thi đua, khen thưởng phải chú trọng tới chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong lao động, sản xuất cũng như trong phong trào thi đua yêu nước. Châm ngôn xưa có câu "Trăm đồng tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng", câu nói này cho chúng ta thấy được rằng tuy về thực tế giá trị của phần thưởng dù là không nhiều so với phần làm công nhưng về giá trị tinh thần thì nó lại làm cho người nhận được phần thưởng cảm thấy vô cùng quý giá và trân trọng. Nhất là hiện nay, trong cơ chế thị trường thì vật chất lại càng được thể hiện nguyên tắc "vật chất quyết định ý thức" có nghĩa là khen thưởng có tác dụng trở lại thi đua. Nó làm cho người thi đua càng hăng hái để giành được khen thưởng.
Từ những thực tiễn cho ta thấy rõ tác dụng to lớn của việc xây dựng chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng khi kết hợp giữa động viên tinh thần gắn liền với khích lệ bằng vật chất, có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thii đua, động lực phát triển kinh tế - xã hội và là động lực để vượt qua những khó khăn
thử thách.