Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1 Đặc điểm tình hình

Long Hồ là một trong tám Huyện - Thị - Thành phố của tỉnh Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên 193,17 ha, dân số là 48.163 hộ với 161.805 người, dân số thành thị 7.460 người, nông thôn 154.345, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 8,81%. Huyện Long Hồ nằm ở phía bắc tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang qua sông Mỹ Tho (sông Tiền), phía đông bắc giáp tỉnh Bến Tre (huyện Chợ Lách), phía đông và đông nam giáp huyện Mang Thít, phía nam giáp huyện Tam Bình, phía tây giáp thành phố Vĩnh Long, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Tháp (huyện Châu Thành). Đất đai tương đối bằng phẳng, có nhiều sông ngòi, ao, hồ, mương, rạch; có đất cù lao, bãi bồi và cồn mới nổi,.. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mực thuỷ văn tăng giảm trên sông trong năm tương đối đều hoà, bão lũ triều cường có ảnh hưởng nhưng mức độ không lớn như các khu vực khác, nhiệt độ phần lớn dao động từ 32-37ºC.

Về Đơn vị hành chính: Huyện gồm 1 thị trấn huyện là Thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới. Tổng cộng 117 ấp-khóm, phần lớn cơ quan ban ngành huyện đặt tại Trung tâm Thị trấn Long Hồ (Khóm 1 và Khóm 2, Khóm 5) huyện đang phấn đấu xây dựng thị trấn Long Hồ sớm đạt chuẩn đô thị loại 4 trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung nâng cấp xã Phú Quới đạt chuẩn đô thị loại 5 để thành lập thị trấn Phú Quới.

Thế mạnh kinh tế của Long Hồ là nông nghiệp, trước đây, cây trồng chủ yếu của huyện là lúa và hoa màu. Huyện xác định khai thác thế mạnh thủy sản để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông dân thực hiện các mô hình đa dạng:

nuôi cá ruộng lúa, cá ao hồ, nuôi trong mương vườn… Kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp với những vườn cây ăn trái và hiện tại loại hình du lịch sinh thái đang trên đà phát triển và là thế mạnh của huyện. Trên địa bàn huyện có KCN Hòa Phú đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng CN và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Là huyện nằm ven thành phố Vĩnh Long, định hướng phát triển của Long Hồ là trở thành khu, cụm công nghiệp - thương mại dịch vụ vệ tinh của thành phố. Giai đoạn 2007 - 2010, huyện Long Hồ quy hoạch sử dụng 19.298 ha diện tích đất tự nhiên cho mục tiêu phát triển kinh tế. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp 13.066 ha, đất phi nông nghiệp 6.186 ha trong đó 1.188 (ha) dành cho đất ở và 2.503 ha đất chuyên dùng tập trung bố trí quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp gốm và vật liệu xây dựng. Huyện tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp 1.646 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.996 ha trong đó chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm 1.319 ha, đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất cây hàng năm khác 422 ha và chuyển sang nuôi trồng thủy sản 67,8 ha để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích. Năm 2010, huyện Long Hồ phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt trên 1.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 462 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội hơn 1.800 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,44 triệu đồng/người/năm. Huyện có khu công nghiệp Hoà Phú, đã được khởi công giai đoạn 2 vào ngày 27 tháng 03 năm 2010, KCN Hòa Phú – giai đoạn II có tổng diện tích gần 130 (ha), với tổng vốn đầu tư hơn 438 tỷ đồng, trong đó diện tích đất công nghiệp chiếm trên 91 ha, đất trung tâm điều hành 2,82 ha, đất công trình đầu mối kỹ thuật 02 ha, đất giao thông 18,08 ha, đất cây xanh (tập trung và cách ly) 15,96 (ha).

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)