Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 38)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.7 Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua khen thưởng

Khiếu nại, Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhân tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được cụ thể tại Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, riêng về công tác Thi đua, Khen thưởng thì tại Điều 98 của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: "Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Tổ chức có quyền khiếu nại về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo." Trong quá trình tổ chức, thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng muốn làm tốt công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cần phải giải quyết tốt vấn đề khiếu nại tố cáo, làm sáng tỏ mọi việc, để tất cả mọi người khi tham gia phong trào thi đua có thể phát huy những quyền và nghĩa vụ của họ. Như vậy sẽ thể hiện được tính công bằng, dân chủ trong phong trào, mọi người sẽ tham gia hăng hái và nhiệt tình hơn. Theo Nghị Định số 42/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, đã quy định về việc khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng như sau:

+ Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại về nhận xét sai sự thật của cấp có thẩm quyền đối với thành tích và khuyết điểm của mình trong hồ sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng. Cá nhân, cấp có thẩm quyền thực hiện không đúng thủ tục, quy trình

trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.26

+ Cá nhân có quyền tố cáo cấp có thẩm quyền về hành vi vi phạm như: Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước: lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi; cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua; kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật; lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng; quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể không đúng tiêu chuẩn, không đúng quy định của pháp luật: hành vi trù dập cá nhân của cấp có thẩm quyền.27

Hình thức khiếu nại, tố cáo gồm: trực tiếp gặp người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng và gửi văn bản đến người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng".28

Vấn đề khiếu nại tố cáo sẽ được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.29 Giảiquyết khiếu nại tố cáo được giải thích tại Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo như sau: "Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại".30 "Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người tố cáo".31 Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình. Hay nói một cách khác, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen

26

Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 82, khoản 1.

27 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 82, khoản 2.

28

Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 82, khoản 3.

29 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 83.

thưởng, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân cần phải được đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh phát huy hơn nữa.

- Xử lý vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cuối cùng việc xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là việc đương nhiên phải thực hiện đối với những cá nhân, tổ chức trong quán trình thực hiện hay tham gia phong trào thi đua mà không làm đúng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng được quy định cụ thể tại Điều 96 và Điều 97 của Luật Thi đua, Khen thưởng như sau: Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý, kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.32 Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật thì có thể bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước đó theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; việc tước danh hiệu vinh dự nhà nước do Chủ tịch nước quyết định.33 Theo Nghị định 42/NĐ-CP, tại Điều 80 và Điều 81 quy định hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể được khen thưởng và đối với người và cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng.

Các hành vi sau đây là vi phạm của cá nhân hoặc tập thể được khen thưởng: Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng; lạm dụng chức vụ quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật; cố tình che giấu hành vi vi phạm trủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đề nghị

cấp có thẩm quyền khen thưởng; dùng tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằm mua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng để được khen thưởng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp vào công tác khen thưởng.

Các hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm nêu trên: Bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người đứng đầu tập thể có hành vi vi phạm các điều nói trên bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cơ quan có thẩm quyền công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tập thể được nêu trên.

Qua những quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với các hình vi vi phạm cũng như hình thức xử lý hành vi vi phạm về thi đua khen thưởng cho ta thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc quản lý Nhà nước nói chung và đối với công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng nói riêng ngày càng sâu sắc hơn, thể hiện tính dân chủ và nghiêm minh trong thi đua, khen thưởng. Chính vi vậy, công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong việc giải quyết các khiếu nại tố cáo và đặc biệt là xử lý những hành vi vi phạm cần phải được quan tâm nhiều hơn để Luật thi đua, khen thưởng thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác và nguyên tắc khen thưởng là chính xác công khai, công bằng và kịp thời. Có được như vậy thì thi đua, khen thưởng mới thực sự là động lực cho những cá nhân, tập thể trong lao động sản xuất, công tác, học tập tốt hơn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)