5. Kết cấu luận văn
2.1.2.6 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng
Từ những ngày đầu mới thành lập, chính quyền còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm quản lý, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay” để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời lãnh đạo chính quyền các cấp thực hiện, Người chỉ đạo: “thực hành ngay” công tác kiểm tra, vì theo Người, kiểm tra là một trong ba yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách đúng đã ban hành. Hồ Chủ tịch viết:
“Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.24
Qua những lời dạy của Bác ta thấy rằng, tất cả các lĩnh vực, các ngành trong quá trình làm việc, lao động sản xuất điều phải có thanh tra, kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo tính công bằng và chính xác. Trong công tác thi đua, khen thưởng lại càng không thể thiếu khâu thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác. Vì trên thực tế không phải tất cả các cơ quan, ban ngành nào cũng điều thực hiện tốt các chủ trương và chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là đối với công tác thi đua, khen thưởng. Muốn có được một kết quả chính xác, khen thưởng đúng người, đúng việc thì cần phải kiểm tra sát
24
Trần Xuân Lâm, Thanh tra, kiểm tra là một phương thức quan trọng để đảm bảo thực hiện đường lối, chủ truong, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, http://baoquangninh.com.vn/upload/others/201205/3633_vp.doc.,
viêc thực hiện, bởi nếu chúng ta không thanh tra, kiểm tra thì trong quá trình thực hiện sẽ có những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay những người vì để giành được phần thưởng mà dùng những hành vi vi phạm pháp luật để đạt được mục đích. Công tác kiểm tra được thực hiện ở một số vấn đề như: kiểm tra việc thực hiện Luật thi đua,Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phong trào thi đua khen thưởng ở từng ngành, từng đơn vị,... Việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo định kì hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động. Có khi tiến hành thanh tra đột xuất khi thấy trong việc thực hiện công tác có vấn đề hay khi có khiếu nại.
Theo Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định mục đích của hoạt động thanh tra như sau: "mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, đóng góp nâng cao hiệu lực, hiểu quả hoạt động quản lý nhà nước bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân". Theo Điều 4 Luật thanh tra năm 2010, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
- Thanh tra nhà nước, bao gồm:
+ Thanh tra chính phủ, thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ ( sau đây gọi là thanh tra bộ ). + Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi là thanh tra tỉnh). + Thanh tra sở.
+ Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trục thuộc tỉnh ( sau đây gọi là thanh tra huyện )
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra, kiểm tra là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thi đua, Khen thưởng. Bằng những kết luận thanh tra đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật ở một địa phương, một ngành hoặc ở những đơn vị cơ quan được thanh tra, kiểm tra với những nhận xét ưu, khuyết điểm; làm rõ những nguyên nhân và có những kiến nghị, sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót mà thanh tra đã phát hiện và cơ quan được thanh tra thừa nhận, trong đó có những sơ hở, khiếm khuyết của
chủ trương, chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý,… giúp cho cơ quan lãnh đạo không những nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chỉ thị, mệnh lệnh… mà còn có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý công tác thi đua, khen thưởng đã ban hành hoặc ban hành mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và thế giới.
Thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan lãnh đạo để quản lý và chỉ đạo thực hiện; là một trong ba việc phải làm của cơ quan lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp, là một bộ phận hợp thành của công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Đó là những hoạt động: Quyết định đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành.
Hồ Chủ tịch cho rằng, kiểm tra, thanh tra còn giúp công tác lãnh đạo, công tác quản lý, chỉ đạo không bị sai lệch. Người thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các cấp phải coi trọng, quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra. Hồ Chủ tịch nói: “làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa”.25
Thanh tra còn là cầu nối giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan thực hiện chính sách, giữa Trung ương và địa phương, giữa người lãnh đạo, chỉ đạo và người thực hiện. Thanh tra giúp lãnh đạo cấp trên “hiểu thấu” lãnh đạo cấp dưới và lãnh đạo cấp dưới hiểu thấu lãnh đạo cấp trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nếu như Trung ương Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương, kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm trên không biết; địa phương nhiều khi tự mình cũng không biết; trên không thấu dưới, dưới không thấu trên”. Công tác, thanh tra, kiểm tra giúp lãnh đạo nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách mới. Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp rất quan trọng, có hiệu quả góp phần tăng cường tính tích cực của đội ngũ cán bộ trong việc chấp hành chủ trương, chính sách về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng, Nhà nước và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
25 Công Đoàn Xây Dựng Việt Nam, 6 điều Bác Hồ dạy đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t3430/6-dieu-bac-ho-day-doi-voi-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-vi
Ngoài ra, thanh tra kiểm tra cũng góp phần tích cực phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong viêc thực hiện công tác.
Như vậy, có thể thấy rằng thanh tra, kiểm tra ngày càng được nhìn nhận đầy đủ hơn vai trò của nó trong việc quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Nó được coi đó như một sự bảo đảm cho việc thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng. Thanh tra không chỉ phát hiện ra những vi phạm để xử lý mà còn phát hiện ra những sơ hở của bản thân cơ chế, chính sách, chỉ ra những khuyết điểm của việc thực hiện để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, thanh tra còn biểu dương những cái tốt, cái tích cực, những yếu tố mới, những nhân tố điển hình cần nhân rộng phát huy. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện phát huy việc thanh tra kiểm tra để việc quản lý công tác ngày càng hoàn thiện hơn.