Những giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 72)

5. Kết cấu luận văn

3.3 Những giải pháp hoàn thiện

Từ những hạn chế trong công tác thi đua - khen thưởng, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng trong thời gian tới, cần quan tâm, thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua - khen thưởng. Các cấp ủy Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào ngành, địa phương, đơn vị mình từ đó có sự lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, kịp thời làm cho công tác thi đua - khen thưởng bắt nhịp được với hơi thở của thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, thực hiện được nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, Nâng cao nhận thức về công tác thi đua - khen thưởng và quản lý Nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Phải bám sát và thực hiện nguyên tắc khen thưởng: “chính xác, công khai, công bằng, kịp thời”; trong đó chú trọng khen thưởng đối

tượng người lao động trực tiếp là chính, phải xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt tại các cơ quan, đơn vị về Luật Thi đua - Khen thưởng và các quy định, chính sách về thi đua - khen thưởng của Nhà nước và của đơn vị đến mọi đối tượng.

Thứ ba, Đẩy mạnh công tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến. Khi tổng kết, rút kinh nghiệm phải suy tôn các cá nhân, các tập thể điển hình tiên tiến, để mỗi tập thể, cá nhân đó chính là những tấm gương sáng và là vốn quý của sự nghiệp cách mạng.

Thứ tƣ, Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị trong công tác thi đua - khen thưởng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị, thông qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình để tham gia phong trào và tham gia quản lý Nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Trong đó, các cấp ủy Đảng đóng vai trò lãnh đạo đề ra chủ trương, mục tiêu của công tác thi đua - khen thưởng.

Thứ năm, Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về công tác thi đua - khen thưởng. Xây dựng và ban hành các quy định, chính sách về thi đua - khen thưởng phù hợp với điều kiện, tình hình xã hội hiện nay. Đào tạo cán bộ, công chức làm công tác thi đua - khen thưởng. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về thi đua - khen thưởng.

Thứ sáu, Tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua - khen thưởng. Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng.

Thứ bảy, Đổi mới phong trào thi đua - khen thưởng. Đổi mới hình thức tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương hình thức. Mục tiêu thi đua phải gắn với nhiệm vụ công việc hàng ngày và gắn liền với mục đích, yêu cầu chung trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng để hướng quần chúng vào mục tiêu đó mà phấn đấu thi đua đạt kết quả tốt. Chuyển từ khen thưởng cuối năm là chủ yếu, sang khen thưởng thường xuyên, đột xuất, kể cả đề nghị cấp trên khen thưởng đột xuất.

KẾT LUẬN

Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, các tầng lớp trong nhân dân, các tổ chức hệ thống chính trị. Thi đua, khen thưởng còn là động lực thúc đẩy phát triển của kinh tế xã hội. Thông qua thi đua, khen thưởng phát huy một cách mạnh mẽ nội lực của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương trong cả nước. Thấy được sự quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng qua những kết quả mà nó đã mang đến. Từ đó, Nhà nước nhận thấy rằng cần phải có sự quản lý đối với công tác thi đua, khen thưởng để đưa công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một công cụ phục vụ cho Đảng, nhà nước và toàn dân. Công tác thi đua, khen thưởng đã đi vào hoạt động khá lâu và có sự quản lý của nhà nước nên công tác thi đua, khen thưởng đã mang đến những thành công nhất định trên nhiều lĩnh vưc khác nhau. Song nó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng nói chung và sự hạn chế về quản lý của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Vì thế, cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp và thật sự trở thành một công cụ hỗ trợ cho Nhà nước và phục vụ cho nhân dân thì Nhà nước cần phải quản lý về thi đua, khen thưởng ngày càng chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn. Từ những lý do trên, người viết cũng nhận ra tầm quan trọng của công tác quản lý của nhà nước trong thi đua, khen thưởng nên người viết đã nghiên cứu về "Quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - thực tiễn tại phòng nội vụ huyện Long Hồ - Tỉnh Vĩnh long".

Quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng là một công tác thiết thực và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình đổi mới hiện nay. Để công tác thi đua, khen thưởng phát huy được vị trí, vai trò của mình thì không thể thiếu việc quản lý của nhà nước, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng ở giai đoạn hiện nay là điều kiện tiên quyết để duy trì trật tự và thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng phát triển. Nhằm khen đúng, khen trúng và tạo không khí phấn đấu hăng say lao động, sản xuất, đồng thời để công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội phát triển. Vấn đề đặt ra là những quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng cần phải ghi nhận những mặt nào, hình thức hoạt động nào, quan điểm nào, phương pháp xử lý?... Bên cạnh những đòi hỏi mang tính chất

chung trong của công tác thì cũng phải tùy vào đặc điểm tình hình, sự phát triển của đât nước mà có những giải pháp phù hợp.

Với ý nghĩa đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước trong thi đua, khen thưởng, trong đó làm rõ các khái niệm, nguyên tắc, sự cần thiết của công tác quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng và quá trình hình thành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; Những quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng về nội dung quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng, thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng, lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng, quy định của pháp luật về công tác thi đua khen thưởng của phòng nội vụ cấp huyện và tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng tại phòng nội vụ huyện Long Hồ - tĩnh Vĩnh Long.

Do điều kiện và khả năng tư duy của người viết trong sử dụng lý luận phân tích thực tiễn còn hạn chế; việc nghiên cứu thực tiễn mới ở đơn vị cơ sở nên chưa thể có cái nhìn bao quát về hệ thống quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng cũng như trong phạm vi rộng hơn. Vì vậy những giải pháp được đề cập trong đề tài có thể còn thiếu sót, nên để xây dựng một hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng thực sự hoàn chỉnh và để nó tác động đến xã hội rõ hơn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập ngày nay cần các nghiên cứu chuyên sâu và phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này ở tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản của Đảng

1. Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 03 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị, về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

2. Chỉ thị số 39/CT-TW về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến năm 2004.

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 2013.

2. Luật Thi đua khen thưởng 2003.

3. Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2005. 4. Luật Thanh Tra năm 2010.

5. Luật Khiếu Nại năm 2011. 6. Luật Tố Cáo năm 2011.

7. Luật Thi đua, khen thưởng sử đổi, bổ sung năm 2013.

8. Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng năm 1946. ( Hết hiệu lực )

9. Sắc lệnh số 88/SL, ngày 2 tháng 8 năm 1949, của Chủ tịch nước. ( Hết hiệu lực ) 10. Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ, quy dịnh

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. ( Hết hiệu lực )

11. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP, ngày 04/10/2005 của Chính phủ, quy định về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

12. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ, về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

13. Nghi định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ vể sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

14. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

15. Công văn số 3499/BNV-TCBC ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, về việc triển khai thực hiện NĐ của Chính phủ về quy định tổ chức làm công tác TĐ-KT.

16. Thông Tư 04/2008/TT-BNV, ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp Tỉnh, cấp Huyện năm 2008.

17. Thông tư 01/2010/BNV ngày 16 tháng 04 năm 2010, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban thi đua - khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

19. việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP.

20. Quyết định số 558/QĐ-UBND, ngày 01/03/2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ về quy định chức nặng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng Nội vụ huyện.

Văn bản hành chính

1. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2011 và phương hướng tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ.

2. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2012 và phương hướng tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2013 của Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ.

3. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2012 và phương hướng tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2013 của Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ.

4. Báo cáo thành tích đề nghị khen tập thể Lao đông xuất sắc năm 2012.

5. Báo cáo sơ kết phong trào thi đua yêu nước 06 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2014 của Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ.

Sách, báo, tạp chí

1. Đỗ Xuân Thăng, Cẩm nang quản lý công tác thi đua- khen thưởng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

Trang thông tin điện tử

1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua

yêu nước, Lê Quang Thiệu,

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subto pic=91&leader_topic=&id=BT2650375391, [ngày truy cập 25-10-2014].

2. Công Đoàn Xây Dựng Việt Nam, 6 điều Bác Hồ dạy đối với giai cấp công nhân và tổ

chức Công đoàn Việt Nam,

http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t3430/6-dieu-bac-ho-day-doi-voi-giai-cap-c ong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam.html, [truy cập ngày 24-10-2014].

3. Cổng thông tin điện tử Huyện Long Hồ, Tổng quan về huyện và thông tin chung về tình hình phát triển, http://longho.vinhlong.gov.vn/gioi-thieu-tong-quat, truy cập ngày [ 24 - 10 - 2014].

4. Dương Thị Thanh, Đổi mới quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương,

http://www.zbook.vn/ebook/doi-moi-quan-ly-nha-nuoc-ve-cong-tac-thi-dua-khen-thu ong-o-dia-phuong-46880/, [truy cập ngày 22-10-2014].

5. Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh Ninh Bình, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

thi đua khen thưởng, Dương Thị Thanh,

http://www.thiduakhenthuongninhbinh.gov.vn/rss/index.php?pageid=8777&topicid= 90, [truy cập ngày 20-10-2014].

7. nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay,

http://truongchinhtrilamdong.com.vn/nd_dlth.aspx?muc=278&mboardname=Kh1,

[truy cập ngày 20-10-2014].

8. Tạp Chí Cộng Sản, Nâng cao chất lượng tham mưu, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, Vũ Văn Phúc, [ngày truy cập 25-10-2014].

9. Thái Dương, Thanh gươm và lá chắn, Các Nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước, http://tranxuanthai.blogspot.com/2008/08/cc-nguyn-tc-qun-l-hnh-chnh-nh-nc.html, [truy cập ngày 24-10-2014].

10. Trang thông tin thi đua - khen thưởng ngành Tư pháp, Nâng cao lý luận về thi đua khen thưởng trong tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, http://www.moj.gov.vn/tdkt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4634, [truy cập ngày 22-10-2014].

11. Trần Xuân Lâm, Thanh tra, kiểm tra là một phương thức quan trọng để đảm bảo thực hiện đường lối, chủ truong, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, http://baoquangninh.com.vn/upload/others/201205/3633_vp.doc., [truy cập ngày 24-10-2014].

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)