5. Kết cấu luận văn
2.1.2.1 Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng
Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý công tác thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động, sản xuất, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân phát huy lòng nhiệt tình hăng hái tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng, hành lang đó tạo ra sự thống nhất công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp trong cả nước.
Thực tế đã chứng minh ngay từ khi Nhà nước ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về thi đua, khen thưởng như: ngày 21/6/1946, Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng với lời mở đầu: "Trong một nước, thưởng phạt nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công". Quốc lệnh là văn bản pháp lý đầu tiên về khen thưởng, đặt nền móng hình thành chính sách khen thưởng, văn bản này đã góp phần quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước phát triển, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng đi lên xã hội chủ nghĩa. Sau khi Quốc lệnh ra đời giai đoạn từ 1946 - 1988, là một loạt các văn bản khác về thi đua, khen thưởng ra đời như các sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, thông tư và chỉ thị để tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Trong suốt thời gian xây dựng đất nước công tác thi đua, khen thưởng luôn bám sát được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra những biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn cách mạng, cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho tất cả quân dân ta có được sức mạnh giành lấy mọi chiến thắng.
Sau khi giành độc lập, nước ta bước vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Nhận thấy sự thay đổi của đất nước, để phù hợp với tình hình ngày 03/5/1998 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Trong Chỉ thị này yêu cầu thực hiện một số việc như: tổng kết công tác thi đua, khen thưởng 50 năm qua và từ đó rút ra kinh nghiệm trong từng giai đoạn,
trên cơ sở các bài học kinh nghiệm 50 năm qua các cấp Ủy chính quyền cần chỉ đạo đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, làm rõ vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng,...21
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ chính trị ngày 26/11/2003 Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng và sau đó ban hành tiếp Chỉ thị số 39/CT-TW về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật Thi đua, Khen thưởng được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thi đua, khen thưởng cùng các Nghị định hướng dẫn thực hiện như: Nghị định số 158/2004/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2004 về việc thành lập Ban thi đua, Khen thưởng Trung ương và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, của Chính Phủ ngày 30 tháng 9 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Ngày 04/10/2005 Chính Phủ ban hành tiếp Nghị Định số 122/2005/NĐ-CP quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và ngày 29/11/2005, Bộ trưởng Bộ nội vụ ra công văn số 3499/BNV-TCBC về việc triển khai việc thực hiện Nghị Định 122/NĐ-CP của Chính phủ về quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và nhiều nghị định, quyết định, công văn khác về thi đua, khen thưởng. Đến năm 2010 thì Chính phủ ban hành Nghị định 42/2010/NĐ-CP, về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về sau được Nghị định 39/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều. Ngày 16/11/2013 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và được hợp nhất bởi văn bản 16/VBHN-VPQH, của Văn phòng Quốc hội ngày 13/12/2913. Để hướng dẫn thi hành Luật mới Chính phủ đã ban hành các Nghị định như: Nghị định 65/NĐ-CP, về quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Nghị định 89/NĐ-CP và Nghị định 90/NĐ-CP.
Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng ở từng nơi theo chức năng nhiệm vụ và từng bước đưa Luật Thi đua, Khen thưởng vào cuộc sống để đẩy mạnh các phong trào thi đua làm động lực để mọi người cùng nhau phát triển đua đất nước ngày càng giàu mạnh.