Nội dung qui trình quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 61)

Trong thời gian qua vụ thuế đã nghiên cứu và ban hành quy trình quản lý thuế mới. Trong nội dung của quy trình quản lý thuế này về cơ bản đã giải quyết được những hạn chế của quy trình quản lý thuế cũ đáp ứng những mục tiêu cơ bản của qui trình quản lý thu thuế trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Trên đặc thù của nền kinh tế nước ta hiện nay, qui trình quản lý thuế mới được cụ thể thành hai quy trình sau đây:

- Quy trình tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế: áp dụng cho các trường hợp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán.

- Quy trình nộp thuế trực tiếp: áp dụng đối với các trường hợp đối tượng nộp thuế không thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán (các hộ kinh doanh nhỏ hay nhận khoán).

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này trên cơ sở quy trình quản lý mới do Bộ Tài chính (Vụ Thuế) ban hành và việc vận dụng nó trong thực tiễn, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu cụ thể hóa và đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện hơn quy trình quản lý tự khai, tự tính thuế và nộp thuế vào kho bạc Nhà nước.

Quy trình quản lý thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế vào kho bạc Nhà nước áp dụng cho việc quản lý thuế tại cơ quan thuế Trung ương, đối tượng chủ yếu của quy trình này là các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đơn vị sự nghiệp… áp dụng tốt chế độ sổ sách kế toán chứng từ hóa đơn.

Sau đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể của quy trình:

* Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế:

Đối tượng nộp thuế khi mới ra kinh doanh phải lập tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định gửi cơ quan thuế đăng ký nộp thuế và xin cấp mã số thuế.

Cơ quan thuế thành lập một bộ phận chuyển tiếp nhận và gửi công văn, vào sổ và chuyển tiếp lên các phòng trực tiếp quản lý thu, bộ phận tiếp nhận công văn này nằm trong phòng hành chính của cơ quan thuế và trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Việc gửi toàn bộ hồ sơ, tờ khai qua bộ phận hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ chấp hành việc kê khai thuế về mặt thời gian, giảm tối đa sự phiền hà cho đối tượng nộp thuế, hạn chế việc tiếp xúc riêng giữa đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế.

Phòng trực tiếp quản lý thu kiểm tra việc kê khai trên tờ đăng ký thuế, nếu có đầy đủ các chỉ tiêu thì chuyển tiếp lên phòng kế hoạch kế toán hay phòng máy vi tính, các phòng này trên cơ sở dữ liệu nhập máy tính khi đó máy tự động cấp cho đối tượng nộp thuế một mã số thuế. Mã số thuế này sẽ nằm trong hệ thống nối mạng máy tính và được cấp thống nhất trên cả nước, do vậy mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có một mã số thuế riêng.

Phòng thuế địa phương và Vụ thuế sẽ thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tính chính xác của các thông tin trên dữ liệu và mã số thuế sau đó in ra một thông báo mã số gửi cho đối tượng nộp thuế. Đồng thời thông báo cho các bộ phận trực tiếp khác có liên quan trong các cơ quan hữu quan khác khi đó mã số đối tượng nộp thuế đó được lưu giữ trong mạng máy vi tính hệ thống thuế quốc gia đồng thời được sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Mọi hoạt

động kinh tế phát sinh (chứng từ, hóa đơn, hợp đồng…) đều phải ghi rõ mã số thuế để đảm bảo cho việc quản lý đối tượng được thuận lợi.

Việc cấp mã số như trên sẽ giúp cơ quan thuế dễ dàng bảo quản và bổ sung hồ sơ biến động của đối tượng một cách chặt chẽ và thường xuyên. Tuy nhiên, việc cấp mã số thuế phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Mỗi mã số chỉ dùng cho một đối tượng nộp thuế bất kể họ hoạt động ở một hay nhiều địa phương khác nhau.

- Mã số thuế chỉ cấp một lần, không thay đổi ở mỗi đơn vị nộp thuế.

- Đi kèm với mã số thuế và các thông tin đầy đủ về các đối tượng nộp thuế và luôn được cập nhật bổ sung theo thời gian.

- Cần thiết phải thiết lập và vận hành hệ thống mạng máy vi tính trên toàn quốc để có thể theo dõi đối tượng nộp thuế một cách đồng bộ. Đồng thời có thể thông tin đối chiếu giữa cơ quan thuế ở các địa phương về hoạt động của một đối tượng nộp thuế.

* Việc xử lý tờ khai và đôn đốc thuế:

Đối tượng căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của mình lập tờ khai thuế theo đúng quy định đồng thời gửi cơ quan thuế.

Phòng hành chính (nơi tiếp nhận hồ sơ) nhận tờ khai thuế, ghi sổ theo dõi sau đó chuyển tiếp lên các phòng nghiệp vụ quản lý thu. Phòng nghiệp vụ quản lý thu nhận tờ khai và tiến hành kiểm tra phát hiện lỗi, yêu cầu chỉnh sửa phân loại, đóng tệp tờ khai sau đó chuyển tiếp lên phòng kế hoạch kế toán hay phòng máy tính.

Bộ phận kế hoạch máy tính tiến hành nhập tờ khai vào mạng máy tính, sửa chữa một số lỗi nhỏ nếu phát hiện đồng thời vào sổ bộ theo dõi đối tượng nộp thuế.

Sau khi có dữ liệu trên máy, bộ phận kế hoạch kế toán trên cơ sở sổ bộ thuế kỳ trước in ra thông báo thuế gửi đối tượng nộp thuế, thông báo thuế được lãnh đạo cơ quan thuế duyệt, sao làm 2 bản, một bản gửi đối tượng nộp thuế.

Phòng trực tiếp quản lý thu trên cơ sở thông báo thuế, theo dõi số thu nộp và có thể lập danh sách đề nghị thông báo lần 2, lần 3 đối với các đơn vị cố tình làm chậm nộp thuế.

Căn cứ vào việc chấp hành nộp thuế của đối tượng nộp thuế, phòng quản lý thu thuế đề nghị xử lý đối với các đối tượng vi phạm pháp luật thuế, đề nghị ở mức phạt nộp chậm hay phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực thuế. Đối với các đối tượng nộp thuế cố tình dây dưa chậm nộp, có số thuế nợ ngân sách lớn kéo dài nhiều tháng có thể đề xuất lập lệnh thu cưỡng chế thu đối tượng này, việc lập lệnh thu được thực hiện theo đúng quy định của luật.

Đối tượng nộp thuế căn cứ vào việc tự tính thuế, tự khai thuế của mình để viết giấy nộp tiền hoặc trực tiếp mang tiền nộp vào Kho bạc. Nên sau khi nhận được thông báo số đã nộp mà chưa đủ thì phải tiếp tục nộp theo đúng thông báo.

Phòng quản lý thuế có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn đối tượng nộp thuế nộp tiền theo đúng hạn định.

Theo quy trình xử lý tờ khai và đôn đốc thuế như trên đã thể hiện tương đối rõ trách nhiệm từ kê khai, tự tính thuế của đối tượng nộp thuế. Căn cứ vào tờ khai của đơn vị cơ quan thuế phải in ra thông báo và gửi đối tượng nộp thuế làm cơ sở nộp thuế. Tuy nhiên, theo quy trình này cần xem xét một số vấn đề sau đây:

+ Sau khi nhận thông báo thuế đối tượng nộp thuế phải nộp số thuế ghi trên thông báo mà không có thông tin trao đổi phản hồi hai chiều, do vậy nếu như số thuế thông báo cao hơn số thuế đơn vị kê khai thì sẽ gây tình trạng thiếu công bằng trong việc thực hiện luật thuế. Đây là một điểm chưa thực sự dân chủ trong quy trình quản lý thuế mới.

+ Cơ quan thuế vẫn phải thực hiện việc thông báo thuế, do vậy chưa thực hiện triệt để việc trao trách nhiệm pháp lý cho đối tượng nộp thuế.

+ Việc hình thành phòng trực tiếp quản lý thu nghĩa là vẫn còn cơ sở của cán bộ chuyên quản.

+ Vấn đề cải cách quy trình nộp thuế được thể hiện rõ trong quy trình quản lý thuế mới, tuy nhiên đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác cải cách hành chính thuế. Việc nộp thuế trực tiếp qua kho bạc cần phải được sự ủng hộ của hệ thống Kho bạc trong việc thiết lập mạng lưới thu ngân sách rộng khắp, đồng thời cải tiến thủ tục nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc.

+ Cần phải có những quy định kiên quyết hơn trong việc yêu cầu hệ thống ngân hàng tạo điều kiện giúp cơ quan thuế trong việc thu thuế và xử lý các vi phạm về thuế. Đặc biệt là việc ưu tiên thực hiện lệnh thu vào ngân sách và phong tỏa tài khoản đối với các trường hợp vi phạm.

Từ những vấn đề trên việc xử lý tờ khai, thông báo thuế và nộp thuế của đối tượng nộp thuế cần phải xem xét thêm. Trong thời gian trước mắt vẫn thực hiện chế độ thông báo thuế và thường xuyên hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thuế nhưng trong tương lai việc thực hiện nghĩa vụ thuế hoàn toàn do đối tượng nộp thuế chủ động.

Việc cải cách các hình thức nộp thuế cũng cần phải xem xét một cách đồng bộ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực về thuế. Đồng thời tạo cơ sở cho việc xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm luật thuế.

Thông tin từ kho bạc đến cơ quan và đối tượng nộp thuế cần phải được cải tiến đảm bảo phục vụ cho yêu cầu quản lý một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất.

Việc thực hiện nhiệm vụ ở phòng trực tiếp quản lý thu được tiến hành tập thể chủ yếu tại cơ quan thuế, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế. Trong tương lai việc thay thế phòng trực tiếp quản lý thu bởi các phòng quản lý chức năng khác, bổ sung thêm cho các lực lượng thanh tra và các bộ phận khác.

* Quy trình xử lý hoàn thuế:

Đối tượng nộp thuế nếu thấy mình nằm trong diện được hoàn thuế theo luật thuế doanh thu thì chủ động lập hồ sơ theo quy định đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế.

Phòng trực tiếp quản lý thu phải trực tiếp giải đáp, hướng dẫn các vướng mắc về thủ tục hồ sơ của đối tượng nộp thuế. Xem xét hồ sơ hoàn thuế do phòng hành chính chuyển lên, nên đúng đối tượng thì lập hồ sơ đề nghị lãnh đạo xem xét ký quyết định hoàn thuế.

Trong thời gian 07 ngày khi nhận được quyết định hoàn thuế, kho bạc Nhà nước phải thực hiện ngay nghiệp vụ hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế.

Theo những quy trình xử lý hoàn thuế như trên cho thấy tính hành chính trong công tác thuế được thể hiện rất cao, tuy nhiên trong quy trình xử lý hoàn thuế việc kiểm tra xử lý hoàn thuế cần phải được phòng nghiệp vụ thuế cùng xem xét và xác nhận về thủ tục và tính pháp lý của hồ sơ và sự chính xác của số hiệu hồ sơ.

* Quy trình xử lý miễn giảm thuế:

Trong chính sách thuế, mặc dù đã được hạn chế tối đa, tuy nhiên việc xử lý các trường hợp ưu đãi về thuế vẫn tồn tại, do vậy các trường hợp được xét miễn giảm thuế phải thực hiện theo quy trình sau đây:

Đối tượng nộp thuế thuộc diện miễn, giảm, tạm giảm thuế theo luật phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm theo quy định. Cơ quan quản lý thu có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích các thủ tục lập hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế, tạm giảm thuế theo luật định.

Phòng quản lý thu tiếp nhận hồ sơ thông qua phòng hành chính, kiểm tra thủ tục pháp lý cần thiết, các điều kiện để miễn giảm, xác định số tuyệt đối được miễn giảm đồng thời lập tờ trình, dự thảo quyết định số tuyệt đối được miễn giảm đồng thời lập tờ trình dự thảo quyết định miễn giảm, tạm giảm trình lãnh đạo xem xét và duyệt.

Phòng nghiệp vụ thuế hỗ trợ và giám sát việc hồ sơ miễn giảm, tạm giảm, có ý kiến vào từng trường hợp cụ thể trước khi trình lãnh đạo thuế phê duyệt. Quyết định miễn, giảm, tạm giảm sau khi ký duyệt được sao thành nhiều bản gửi đối tượng nộp thuế, phòng trực tiếp thu. Đồng thời lưu lại phòng hành chính. Căn cứ vào quyết định miễn giảm, tạm giảm thuế, phòng quản lý thu lập danh sách định kỳ gửi phòng kế hoạch, phòng máy tính để làm căn cứ điều chỉnh thông báo thuế đồng thời lưu giữ hồ sơ miễn giảm thuế.

Theo quy trình mới việc xử lý giảm thuế hay các ưu đãi về thuế được thực hiện chủ yếu do phòng quản lý trực tiếp đối tượng nộp thuế, do vậy chưa thực sự đảm bảo tính khách quan trong quy trình quản lý. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và chính xác của các quyết định cần thiết phải có biên bản kiểm tra xác định tính trung thực chính xác của hồ sơ. Việc thực hiện kiểm tra do phòng trực tiếp thu và phòng thanh tra phối hợp.

Thẩm quyền miễn giảm thuế và xử lý các vấn đề thuế nên trao cho cơ sở nơi trực tiếp quản lý thu, tuy nhiên các trường hợp đặc biệt hay số thuế được miễn giảm lớn thì cần thiết phải Vụ thuế hoặc Bộ Tài chính xem xét.

* Quy trình xử lý quyết toán thuế:

Đối tượng nộp thuế trong vòng hai tháng kể từ khi kết thúc năm dương lịch phải lập và dự quyết toán thuế. Phòng trực tiếp quản lý thu thuế giải đáp các vướng mắc về thủ tục, hồ sơ lập quyết toán thuế cho đối tượng nộp thuế theo đúng quy định. Phòng hành chính sau khi nhận được quyết toán thuế, vào sổ công văn và chuyển tiếp cho phòng trực tiếp quản lý thu.

Phòng trực tiếp quản lý thu sẽ tiến hành kiểm tra quyết toán thuế, việc kiểm tra quyết toán thuế được tiến hành hai bước:

Kiểm tra ban đầu: Trên cơ sở số liệu báo cáo của đơn vị, phòng trực tiếp quản lý thu sẽ kiểm tra phát hiện các chỉ tiêu kê khai trong báo cáo quyết toán như: Tên, địa chỉ, đối tượng, các chỉ tiêu kê khai trong quyết toán…

Đối với các cơ sở có bản quyết toán công khai rõ ràng các chỉ tiêu chi tiết, hợp lý, không có sự biến động lớn so với năm trước thì có thể xem xét kiểm tra ban đầu. Một số trường hợp có những lỗi nhỏ chỉ cần yêu cầu đối tượng nộp thuế điều chỉnh lại.

Kiểm tra xác minh số liệu quyết toán: Một số đối tượng qua kiểm tra ban đầu phát hiện có những điểm bất cập hoặc có những đột biến trong năm tài chính như:

- Số thuế nợ đọng quá lớn.

- Có chênh lệch lớn về số thuế phải nộp, đã nộp giữa quyết toán và số liệu cơ quan thuế.

- Một số đối tượng không nộp kết toán.

- Các đối tượng có đột biến lớn, có dấu hiệu nghi vấn hay có số thuế phát sinh lớn qua kiểm tra sàng lọc, phòng quản lý thu phối hợp với phòng thanh tra xử lý tố tụng lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt. Việc thủ tục, quy trình thanh tra, kiểm tra đơn vị được tiến hành theo đúng quy định. Kết quả thanh tra, kiểm tra do phòng thanh tra lập hồ sơ

kiến nghị hình thuế xử lý theo luật định đồng thời thông báo với các bộ phận liên quan với đối tượng nộp thuế.

- Kiên quyết xử lý thu và phạt đối với các trường hợp kiểm tra phát hiện với các số thuế phải nộp tăng lên, số tiền truy thu và phạt đó không được coi là chi phí hợp lý của cơ sở khi xác định lợi tức chịu thuế.

* Thanh tra kiểm tra thuế:

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hết sức quan trọng trong việc chống thất thu thuế, nó là một khâu không thể thiếu trong quy trình quản lý thuế mới. Công tác thanh tra có quan hệ mật thiết với các khâu khác như: công tác quản lý biên lai,

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)