Quy trình quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 34)

Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn hiện hành với mô hình tổ chức bộ máy, quá trình quản lý thu thuế được mô tả như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý thu thuế

Ghi chú:

Trực tiếp Gián tiếp

- Cơ quan thuế là cấp quản lý thu thuế theo một địa bàn.

- Phòng trực tiếp quản lý thu được tổ chức theo đối tượng nộp thuế. Các chức năng: Phòng kế hoạch, ấn chỉ, máy tính.

Theo mô hình tổ chức như trên, mọi vấn đề liên quan đến đối tượng nộp thuế chủ yếu thông qua phòng nghiệp vụ trực tiếp quản lý thu. Trong mỗi phòng nghiệp vụ, mỗi cán bộ thuế trực tiếp chuyên quản một số đối tượng thuế nhất định. Việc phân chia đối tượng

Cơ quan thuế

Các phòng chức năng Phòng trực tiếp quản lý Phòng thanh tra và xử lý tố tụng về Đăn g ký thu Kê kha i thu Thông báo thuế Thu thuế và quyết Miễn giảm và xử lý các vấn Thanh tra kiểm tra Đối tượng nộp thuế

nộp thuế cho từng cán bộ chuyên quản có thể căn cứ vào địa bàn hoặc theo từng ngành nghề kinh doanh tùy theo từng địa phương.

Trong cơ quan thuế, phòng quản lý đối tượng nộp thuế mà trực tiếp là cán bộ chuyên quản đảm nhiệm toàn bộ quá trình thu thuế từ khâu kê khai, đăng ký thuế, tính thuế và ra thông báo thuế, trực tiếp quản lý thu thuế quyết toán với từng đối tượng nộp thuế.

Các phòng chức năng như phòng kế hoạch, kế toán, phòng ấn chỉ thuế… có nhiệm vụ giúp lãnh đạo trong việc quản lý thuế trên địa bàn như: xây dựng kế hoạch, báo cáo số thu, tổng hợp số liệu hay cung cấp toàn bộ sổ sách hóa đơn và toàn bộ ẩn chỉ thuế.

Phòng thanh tra và số lượng tố tụng về thuế trực tiếp kiểm tra đối tượng nộp thuế khi có đơn thư khiếu tố, khiếu nại, hoặc kiểm tra theo một chương trình đã định sẵn. Thông thường, việc kiểm tra thuế được tiến hành sau khi các bộ phận trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế đã thanh quyết toán trong kỳ.

Việc quản lý thuế theo mô hình như trên có một số ưu điểm sau:

- Gắn chặt trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong công việc của cán bộ thuế.

- Đảm bảo cho cán bộ thuế đi sâu, đi sát, nắm chắc tình hình đối tượng nộp thuế, đảm bảo cơ sở cho việc quản lý đối tượng nộp thuế.

- Đảm bảo thông tin giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế được thực hiện nhanh nhất. Xử lý kịp thời các vấn đề vướng mắc về thuế, tạo điều kiện đối tượng nộp thuế thực hiện tốt yêu cầu của luật.

Quá trình quản lý thuế như trên phù hợp với nền kinh tế ở trình độ nhất định, nhận thức của đối tượng nộp thuế còn hạn chế, số lượng đối tượng nộp thuế còn ít.

Tuy nhiên, toàn bộ quá trình quản lý thu thuế được thực hiện bởi một phòng (bộ phận) hay trực tiếp một cán bộ chuyên quản của mỗi đối tượng nộp thuế như vậy rất dễ dẫn đến một số nhược điểm như:

+ Do thiếu sự kiểm tra giám sát chéo thường xuyên lẫn nhau nên dễ xảy ra một số hiện tượng như thiếu khách quan, trung thực trong việc xử lý các vấn đề về thuế hoặc một số sai phạm trong lĩnh vực thuế.

+ Do trao quá nhiều quyền vào trong tay một số các cán bộ chuyên quản hoặc một phòng quản lý thu thuế, rất dễ xảy ra tình trạng quan liêu cửa quyền trong quản lý thuế và là cơ sở phát sinh hiện tượng tích cực về thuế.

+ Việc quản lý đối tượng theo dạng cơ quan thuế tính thuế và ra thông báo thuế dẫn đến trách nhiệm pháp lý của cơ quan thuế, cán bộ thuế quá cao, không khuyến khích được đối tượng nộp thuế, nâng cao được ý thức trách nhiệm pháp lý của mình trong việc thực hiện luật thuế.

+ Việc quản lý như trên chỉ phù hợp khi số lượng nộp thuế còn ở mức hạn chế, với sự gia tăng về số lượng nhanh chóng như hiện nay một cán bộ thuế không thể đảm nhiệm được một khối lượng đối tượng nộp thuế với khối lượng công việc như trên.

Quy trình quản lý thuế cụ thể ở CHDCND Lào trong thời gian qua được thực hiện qua các bước cụ thể sau:

* Quản lý đối tượng nộp thuế

Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức bộ máy ngành thuế của Lào đó là: - Tổ chức bộ máy theo loại hình đối tượng nộp thuế hay sắc thuế.

Cơ quan thuế địa phương thường gắn với chính quyền hành chính địa phương theo địa bàn hành chính theo 03 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện.

- Ngoài chức năng tổ chức quản lý thu, cơ quan thuế còn đảm nhiệm một số chức năng khác như phân bổ nguồn thu, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh.

Do vậy mỗi đối tượng nộp thuế đều do một bộ phận hay một cá nhân chuyên trách và hoàn toàn chịu trách nhiệm từ việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của cơ sở.

Kê khai đăng ký thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế nắm được cơ bản các thông tin về các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để có căn cứ lập sổ danh bạ thuế, kiểm tra quản lý thu thuế theo đúng luật định.

Việc kê khai đăng ký thuế được tiến hành ở địa bàn và hồ sơ được lưu trữ lại tại cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng.

Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lãnh thổ và phù hợp với yêu cầu quản lý hiện tại thì UBND các cấp là cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. UBND các cấp thường giao cho cơ quan chuyên môn (thường là cơ quan tài chính, quản lý thị trường hay sở kế hoạch đầu tư) xem xét hồ sơ và trình ủy ban xét duyệt ra quyết định.

Hàng tháng cơ quan thuế phải lấy danh sách các cơ sở kinh doanh hoặc đối chiếu với cơ quan ra quyết định cấp đăng ký kinh doanh hay quyết định thành lập để xác định những đối tượng nộp thuế mới chưa đăng ký nộp thuế, những cơ sở giải thể, tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đầu tư để trên cơ sở có thể quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế.

Trong thời gian qua, việc quản lý đối tượng nộp thuế theo cơ chế như trên đã cho chúng ta những thành công nhất định, số cơ sở kinh doanh tăng lên nhanh chóng, việc quản lý đối tượng cũng được cơ quan thuế địa phương tăng cường chặt chẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay với sự gia tăng quá nhanh của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là số hộ cá thể trong đó chỉ có một số hộ có đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy theo phương pháp cơ quan thuế kê khai quản lý đối tượng như trên làm quá tải khối lượng công việc của cơ quan thuế. Con số thất thu về đối tượng nộp thuế ngày một tăng lên. Quá trình lập sổ bộ phận quản lý theo đối tượng thông qua sổ sách giấy tờ và việc lưu trữ hồ sơ dễ bị thất thoát, rất khó tra cứu. Việc kê khai cấp sổ đăng ký thuế như trên mang tính chất manh mún theo từng địa phương, không có sự đồng bộ trên toàn quốc vậy sẽ rất khó kiểm tra, kiểm soát, quản lý trên phạm vi rộng. Việc đăng ký quản lý đối tượng nộp thuế được thực hiện một cách thủ công hoàn toàn dễ dẫn đến sự sai sót hoặc dễ phát sinh tích cực trong công tác quản lý.

Việc cơ quan thuế không trực tiếp xem xét cấp đăng ký kinh doanh gây một số khó khăn nhất định trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Do không đối chiếu thường xuyên giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế gây tình trạng thất thu lớn về số hộ kinh doanh và đối tượng nộp thuế đồng thời gây khó khăn trong việc quản lý thuế.

* Việc kê khai thuế và nộp thuế

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện lập và nộp tờ kê khai thuế theo từng sắc thuế với cơ quan thuế địa phương nơi mà cơ sở trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra tính thuế và ra thông báo thuế số thuế phải nộp (các sắc thuế) của kỳ trước theo luật.

Trong trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh không gửi tờ kê khai thuế hoặc kê khai không đúng, không đầy đủ theo đúng quyết định, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh theo luật định.

Cơ chế quản lý tu nộp như trên được gọi là phương pháp cơ quan thuế tính thuế. Phương pháp này trong chừng mực nào đó phù hợp với một số nước có mô hình chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh đã được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Theo cơ chế này trước khi ra thông báo, cơ quan thuế phải kiểm tra tờ khai, tính thuế và xác nhận vào tờ khai thuế, đồng thời ra thông báo gửi đối tượng nộp thuế. Trong thông báo thuế phải ghi rõ số thuế phải nộp, nơi nộp thuế và thời hạn nộp thuế.

Hàng tháng căn cứ vào số thuế phải nộp và ngày ấn định mà ghi trên thông báo thuế, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện việc nộp tiền thuế vào KBNN hoặc trực tiếp cho cơ quan thuế sau đó cơ quan thuế có trách nhiệm nộp vào KBNN.

Theo phương pháp cơ quan thuế tính thuế này cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính toán của mình, do vậy trách nhiệm pháp lý đối với mỗi cán bộ chuyên quản là rất lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Số lượng đối tượng nộp thuế tăng lên nhanh chóng. Như vậy cơ quan thuế phải kiểm tra xử lý nhiều đối tượng nộp thuế trong một thời gian ngắn, do đó trách nhiệm pháp lý không được đảm bảo, độ chính xác không cao, không kịp thời theo yêu cầu quản lý.

Việc nộp thuế ở tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua được thực hiện dưới nhiều hình thức: Nộp thẳng cho cơ quan thuế, nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp thẳng vào kho bạc Nhà nước tỉnh. Tuy nhiên nộp theo hình thức nào thì cuối cùng số tiền thuế đó vẫn phải vào đến KBNN. Nhưng vấn đề khó khăn là chứng từ nộp thuế được luân chuyển như thế nào và làm sao để quản lý việc nộp thuế một cách chặt chẽ nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế.

Kho bạc Nhà nước Cơ quan thuế Nộp thuế Nộp tờ khai định kỳ Tính thuế và ra thông báo Đối tượ ng nộp thuế (5) (2)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế

1. Đối tượng nộp thuế nộp tờ khai hay phiếu điều tra, cơ quan thuế lập sổ bộ thuế. 2. Căn cứ vào tờ khai, sổ bộ cơ quan thuế ra thông báo thuế.

3. Đối tượng nộp thuế nộp trực tiếp tiền thuế cho cơ quan thuế. 4. Cơ quan thuế xuất trả biên lai, chứng từ thu.

5. Cơ quan thuế tổng hợp số tiền, định kỳ nộp kho bạc.

6. Kho bạc xuất trả chứng từ thu làm căn cứ báo cáo và thanh quyết toán biên lai. Cơ quan thuế phải xuất biên lai do Bộ Tài chính phát hành cho người nộp thuế để chứng minh số thuế đã nộp. Sau đó trách nhiệm nộp thuế vào kho bạc còn lại do cơ quan thuế đảm nhiệm.

Phương pháp thu trực tiếp thường được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế là các hộ kinh doanh nhỏ không có tài khoản ngân hàng hay ở cách xa kho bạc Nhà nước hoặc thường được áp dụng đối với các đối tượng không tự giác đến nộp, nộp thuế mà phải do cán bộ thuế trực tiếp thu. Phương pháp thu này có thể thuận tiện cho người nộp thuế. Tuy nhiên do trực tiếp tiếp xúc với tiền nên dễ nảy sinh tiêu cực trong lĩnh vực thuế như: Xâm tiêu tiền thuế, thu thuế không có chứng từ, biên lai hay thông đồng với đối tượng nộp thuế để tham ô tiền thuế.

Nộp trực tiếp cho Kho bạc Nhà nước

Chứng từ thu Nộp thuế Trả biên lai chứng từ (4) (3) (6) Kho bạc Nhà nước Đối tượn g nộp thuế Cơ quan thuế Tờ khai phiếu điều tra Thông báo Báo cáo Nộp thuế Chứng từ thuế (4) (3) (1) (2) (5)

Sơ đồ 2.3: Quy trình nộp thuế trực tiếp cho Kho bạc Nhà nước

Đây là phương pháp nộp đang khuyến khích đối với một số đối tượng kinh doanh nhỏ, không có tài khoản ở ngân hàng, nộp theo phương pháp này có khắc phục được các nhược điểm của phương pháp nộp trên tránh được một số hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này có sự chuẩn bị của cả hệ thống Kho bạc vì đối tượng nộp thuế quá nhiều và ngày nộp thuế thường dồn vào cuối tháng, do vậy việc nộp thuế thường gây mất nhiều thời gian cho đối tượng nộp thuế, phiền phức cho cơ sở. Do vậy phương pháp này trong thời gian qua không được ủng hộ của đối tượng nộp thuế.

áp dụng kinh nghiệm một số nước, đặc biệt là kinh nghiệm của Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành thuế của Lào đã cho thí điểm đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp qua ngân hàng được thể hiện bằng mô hình như sau:

Sơ đồ 2.4: Quy trình nộp thuế qua ngân hàng

1. Đối tượng nộp thuế nộp tờ kê khai, phiếu điều tra danh số. 2. Cơ quan thuế ra thông báo thuế.

3. Đối tượng nộp thuế cắt tiền trả ngân hàng (séc, ủy nhiệm chi, điện chuyển tiền).

Kiểm tra đối triếu

Đối tượng nộp thuế Cơ quan thuế Tờ khai, bảng kê Thông báo (1 Séc UNC ĐCT Giấy báo nợ Ngân hàng uỷ quyền C.từ giấy báo có Đối chiếu Kho bạc Nhà nước Giấy báo có Chuyển tiền (5 (6 (7 (8 (8 (3 (4

4. Ngân hàng thông báo số tiền đã chuyển đi (Giấy báo nợ).

5. Tiền đang thực hiện chuyển về Kho bạc (thông qua hệ thống ngân hàng).

6. Kho bạc nhận tiền (thông báo cho ngân hàng).

7. Gửi chứng từ cho cơ quan thuế (cùng cấp).

8. Nghiệp vụ đối chiếu định kỳ.

Đây là phương pháp nộp tiên tiến, nhanh gọn, đảm bảo tính chính xác, tránh được một số hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, nộp thuế theo phương pháp này chỉ áp dụng với các cơ sở có tài khoản mở tại ngân hàng. Căn cứ vào thông báo thuế, đối tượng nộp thuế có thể chuyển tiền vào KBNN bằng giấy nộp tiền, bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hay chuyển tiền theo mục lục ngân sách đã quy định. Sau khi nhận được tiền KBNN chuyển trả cho cơ quan thuế cùng cấp một chứng từ xác nhận số thuế vào ngân sách. Tuy nhiên, theo phương pháp này hiện nay đối tượng nộp thuế sau khi chuyển tiền không có chứng từ chứng minh số tiền đã nộp vào ngân sách mà muốn có phải sao in từ cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý. Tuy vậy, phương pháp này vẫn là phương pháp nộp tiên tiến nhất và trong tương lai ngành thuế nên hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế nộp theo phương pháp này.

* Công tác thanh tra kiểm tra thuế

Thanh tra thuế là một mặt của hoạt động kiểm tra nói chung. Tuy nhiên, thanh tra thuế là hoạt động giám sát kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế, là loại kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động có liên quan đến thuế đã phát sinh, nhằm tìm ra bản chất của vấn đề và truy cứu trách nhiệm nếu thấy cần thiết. Kết quả của thanh tra là một trong nước cơ sở pháp lý có hiệu lực trong hoạt động xét xử của tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy thanh tra, thực chất là hoạt động đánh giá có tính chất công quyền, là hoạt động của cơ quan giám sát thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)