Những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 50)

Bộ Tài chính Các vụ Vụ thuế Các phòng nghiệp vụ Các phòng nghiệp vụ thuế Các phòng chức năng Sở tài chính Phòng kho bạc NN Phòng thuế (Tỉnh, Thành phố) Các tổ chức năng Phòng tài chính Các bộ phận chức năng Tổ thuế (Huyện) Các tổ nghiệp vụ thuế Tổ kho bạc Các bộ phận nghiệp vụ thuế

Công tác quản lý, điều hành và thực hiện NSĐP cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện tập trung ở một số điểm sau:

Về phân cấp ngân sách, Luật thu NSNN của CHDCND Lào quy định: "Tất cả các nguồn thu của Nhà nước phải được thể hiện trong một kế hoạch thu NSNN thống nhất… Nếu trong trường hợp cần thiết phải phân cấp quản lý thu NSNN – tức là giao thu cho địa phương hay một cơ quan nào đó phụ trách – thì Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét" [Điều 3 và Điều 11]. Cơ chế đó đã đáp ứng yêu cầu tập trung thống nhất toàn bộ NSNN vào trong tay Nhà nước, có tính đến phân cấp ngân sách cho địa phương, nhưng do thiếu những quy định cụ thể nên chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và thực hiện thu NSĐP; Ví dụ: Hầu như mọi khoản chi tiêu ngân sách của các huyện đều do Sở Tài chính tỉnh chịu trách nhiệm điều hành một cách chặt chẽ trong khi kế hoạch thu ngân sách lại giao khoán cho ngân sách huyện tận thu mọi giá bất chấp khả năng và điều kiện nguồn thu thực tế của từng huyện. Từ đó một mặt làm cho các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách huyện gặp khó khăn, lãng phí và bị ách tắc; mặt khác phát sinh nợ nần triền miên, thu ngân sách huyện không thực hiện được kế hoạch,… Thực tế đó, đòi hỏi Chính phủ Lào cần phải khẩn trương sửa đổi cơ chế phân cấp quản lý NSNN để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế Nhà nước phát triển phải hợp lý theo từng vùng và từng địa phương.

Về bộ máy quản lý NSĐP và cán bộ. Nói chung bộ máy quản lý NSĐP ở tỉnh Viêng Chăn cho đến bây giờ vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu lực, đẻ ra tệ "ăn bám" và nạn tham nhũng khá nặng nề và phổ biến. Còn cán bộ thì tình trạng "thừa thiếu" vẫn phổ biến, hơn nữa cán bộ yếu kém về khả năng quản lý vừa chưa theo kịp yêu cầu mới, nó được thể hiện trên các mặt:

- Cán bộ quản lý tài chính, thu NSĐP thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, thiếu kiến thức kinh tế hiện đại, quản lý tài chính còn thiếu năng lực tổ chức và hoạt động thực tiễn, bỡ ngỡ, lúng túng trước các đối thủ cạnh tranh,

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý thu NSĐP thiếu đồng bộ, đông nhưng không mạnh, thiếu chuyên gia, thiếu một đội ngũ nhân viên có tay nghề và nghiệp vụ cao, hệ thống tổ chức dịch vụ và tư vấn quản lý còn non yếu.

- Phong cách làm việc quan liêu, giấy tờ, nặng về mệnh lệnh – hành chính cửa quyền.

- Tổ chức cán bộ và quản lý, thu NSĐP còn tùy tiện, thiếu ổn định theo các chức nghiệp, thiếu nề nếp và quy tắc hành chính chặt chẽ, không hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, thiếu các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ quản lý, nhất là hệ thống bảo đảm thông tin.

Những mặt yếu kém trên của đội ngũ cán bộ quản lý thu NSĐP do nhiều nguyên nhân, từ trình độ yếu kém của nền kinh tế, chính sách và cơ chế quản lý tài chính từ công tác cán bộ cũng như do chính những con người trong đội ngũ cán bộ quản lý; vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của thực trạng quản lý thu NSĐP ở tỉnh Viêng Chăn hiện nay và việc khắc phục sự yếu kém là một quá trình không đơn giản.

Tóm lại, ngoài nguyên nhân chung là do trình độ yếu kém của nền kinh tế xã hội, những nguyên nhân chủ yếu làm cho quản lý thu NSĐP ở tỉnh Viêng Chăn có nhiều tồn tại trên đây là do:

- Tỉnh Viêng Chăn chưa phổ quát tiền tệ hóa trong nền kinh tế, nhiều làng bản xa xôi vẫn còn trao đổi vật.

- Khi chuyển sang cơ chế mới còn nhiều chính sách thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, phong cách quản lý chưa thoát khỏi cơ chế cũ. Một số quan điểm đổi mới quản lý thu NSĐP trong việc huy động và sử dụng nguồn tu ngân sách phù hợp với đặc điểm đặc thù kinh tế – xã hội Lào chưa sát thực và rõ ràng.

- Việc phối hợp chính sách tài chính (chính sách ngân sách) với chính sách tiền tệ có lúc chưa tốt.

- Việc phối hợp giữa đề ra một chính sách, phương pháp quản lý thu NSĐP phù hợp với tổ chức, sắp xếp bộ máy và cán bộ thực hiện chính sách thiếu đồng bộ. Bộ máy hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, biên chế vừa thừa vừa thiếu, cán bộ kém chất lượng….

Chính sách thuế còn mang tính giải quyết tình huống, chủ yếu là tập trung nguồn thu vào NSNN, mà chưa thực sự là công cụ thúc đẩy sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển.

Qua phân tích nội dung hệ thống thuế và công tác quản lý thu ở tỉnh Viêng Chăn. Cho phép rút ra kết luận:

+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách tỉnh Viêng Chăn và có xu hướng ngày càng tăng về tỷ trọng, đến nay thuế chiếm khoảng 80 % của ngân sách tỉnh.

+ Hệ thống thuế được hình thành đã lâu, bên cạnh những mặt tịch cực đạt được cũng bộc lộ những hạn chế tồn tại ở thời điểm hiện ngay như: tỷ lệ huy động về thuế có xu hướng giảm dần vai trò tắc động của thuế đối với sản xuất kinh doanh còn hạn chế, các chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp thông lệ quốc tế.

+ Tổ chức công tác thu nộp thuế còn bất cập, chủ yếu do sử dụng phương pháp khép kín do cơ quân thuế ấn định thuế, công tác thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả, gây thất thoát nguồn thuế.

Chương 3

giải pháp tăng cường quản lý thu

ngân sách nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ví dụ ở tỉnh viêng chăn)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn (Trang 50)