Quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 39)

Mục tiêu đào tạo là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo chính là người là ngưới HS, SV tốt nghiệp với nhân cách đã được thay đổi, cải biến thông qua quá trình đào tạo. Nhân cách đã được thay đổi, được khái quát hóa trong mô hình nhân cách người HS, SV tốt nghiệp. Có nhiều kiểu cấu trúc khác nhau về mô hình nhân cách của con người, mô hình nhân cách có thể thể hiện một cấu trúc đơn giản của nhân cách gồm phẩm chất và năng lực.

Dưới góc độ đào tạo, phẩm chất bao gồm thái độ, hành vi ứng xử của họ trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, Tổ quốc, dân tộc cũng như thái độ với những vấn đề có tính chất toàn cầu của nhân loại. Ngoài những phẩm chất chung còn có nhiều phẩm chất như động cơ của họ trong lao động nghề nghiệp.

Năng lực trong mô hình nhân cách của người tốt nghiệp bao gồm: Hệ thống các kiến thức khoa học, công nghệ. trình độ hiểu biết về tự nhiên, con người và xã hội.

Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành (chân tay và trí óc) chung và riêng trong các hoạt động lao động nghề nghiệp cũng như trong các hoạt động chính trị xã hội.

Thể chất bao gồm các yếu tố thể lực chung theo lứa tuổi và riêng theo ngành nghề cũng như sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp.

Mục tiêu đào tạo là xuất phát điểm để chỉ đạo soạn thảo và triển khai chương trình đào tạo, đồng thời là cơ sở để thiết lập kế hoạch thực hiện và đánh giá. Mục tiêu đào tạo là chuẩn mực để dánh giá kết quả hoạt động đào tạo.

Mục tiêu đào tạo qui định tính chất và phương pháp đào tạo, qui định nội dung, phương thức tổ chức đào tạo. Mục tiêu đào tạo tác động đến tất cả các đối tượng, các nhân tố của quá trình đào tạo.

Nội dung chương trình đào tạo là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoạt động xã hội được chọn lọc trong nền văn hóa, khoa học kỹ thuật của dân tộc và của loài người mà người giảng viên cần tổ chức cho người học lĩnh hội để đảm bảo hình thành theo mục tiêu đào tạo đã định ra. Để thực hiện được mục tiêu đã được trình bày ở trên, người học cần lĩnh hội một hệ thống mục tiêu đào tạo.

Nội dung chương trình đào tạo cần được cụ thể hóa trong kế hoạch đào tạo, chương trình giảng dạy và các tài liệu dạy học.

Quản lý chương trình, nội dung đào tạo là quản lý việc xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo. Quản lý quá trình dạy học thực tế của GV, HS sao cho kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian.

Nói cách khác, quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo bao gồm hai bộ phận:

- Quản lý xác định mục tiêu, xây dựng nội dung đào tạo thực chất là xây dựng ra bản kế hoạch đào tạo với các công việc: Chuẩn bị, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá thu thập các thông tin phản hồi để xử lý điều chỉnh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 39)