Quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

CSVC là một trong các điều kiện cần thiết cho việc đào tạo. Trong xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ, đòi hỏi các điều kiện CSVC phục vụ cho đào tạo ngày càng phải nâng cao hơn. Các cơ sở đào tạo cần cung ứng đầy đủ các điều kiện về thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tương ứng với yêu cầu của chương trình mới. Cung cấp đủ các phòng học cho các lớp học và các phòng chức năng, tạo cảnh quan, môi trường sư phạm tốt phục vụ cho các HĐĐT.

Quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo bao gồm các công việc:

- Xây dựng phòng học, nhà ở, xưởng trường...

- Mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng. tài liệu học tập.

- Sử dụng, bảo quản, sửa chữa CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV, HS, nhân viên trong quá trình đạo tạo.

Để thực hiện tốt việc quản lý CSVC cần: - Xác định rõ nhu cầu

- Lập dự trù kinh phí.

Tổ chức thực hiện phải chú ý phân công cụ thể cho cá nhân, đơn vị thực hiện mua sắm, sửa chữa, bảo quản, sử dụng...Cần lưu ý tới hiệu quả sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học trong quá trình đào tạo, đảm bảo nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, chú trọng thực hành nhằm phục vụ các bài giảng có chất lượng, hiệu quả.

1.5. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo LHS

1.5.1. Các chính sách của Nhà nước đối với lưu học sinh

Toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho các quốc gia được mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT. Hiện nay nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến và các trường đại học có uy tín

trên thế giới luôn dành các học bổng cho LHS nước ngoài. Vì vậy các LHS giỏi, xuất sắc của Lào, Campuchia cũng có các cơ hội để lựa chọn các nền giáo dục tiên tiến, có chất lượng để du học. Do đó uy tín và chất lượng giáo dục Đại học của Việt Nam là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút LHS có năng lực sang học tập đồng thời chính sách của Nhà nước ta về tiếp nhận các đối tượng LHS sang học tập, về học bổng và suất chi đào tạo LHS là một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo LHS.

1.5.2. Đặc tính dân tộc của lưu học sinh mỗi nước

Trong quản lý đào tạo LHS cần quan tâm đến đặc điểm về tâm lý, tập quán của mỗi dân tộc.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo LHS là chất lượng tuyển chọn đầu vào từ phía nước gửi đào tạo, sự tự giác, nỗ lực của bản thân LHS. Đặc điểm về nhân cách, độ tuổi, thói quen trong sinh hoạt và kết quả học tập, rèn luyện trước đó của LHS mỗi nước ảnh hưởng đến quản lý đào tạo. Ví dụ như: LHS Lào có ưu điểm là điềm đạm, thân thiện và chăm chỉ nhưng phương pháp học tập hạn chế, nhiều LHS còn thiếu mạnh dạn, thụ động. LHS Campuchia có ưu điểm tiếp thu nhanh, sáng tạo nhưng đôi khi tự do khó quản lý. Bên cạnh đó còn có các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo LHS như: Lịch sử dân tộc, thể chế chính trị, phong tục tập quán, và sự phát triển về kinh tế, xã hội của mỗi nước.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ lý luận chung và tìm hiểu lịch sử phân tích vấn đề, tác giả đã phân tích một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, đó là các khái niệm: Quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, đào tạo, HDĐT, nội dung quản lý HDĐT.

Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu lịch sử quá trình đào tạo LHS Lào, LHS Campuchia tại Việt Nam, các chính sách của Đảng và Nhà nưóc ta trong công tác đào tạo LHS cho hai nước trong giai đoạn hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo LHS.

Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận sẽ giúp tác giả có một cơ sở khoa học vững chắc phục vụ cho nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LƢU HỌC SINH TẠI TRƢỜNG HỮU NGHỊ 80

2.1. Khái quát về Trƣờng Hữu nghị 80

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sự nghiệp đào tạo thanh thiếu niên và cán bộ Lào đã có từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng các trường đào tạo LHS Lào lúc đó chủ yếu đặt ở các tỉnh miền núi. Năm 1979 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) được giao nhiệm vụ tìm địa điểm mở trường để triển khai đào tạo LHS Lào từ năm 1980, với yêu cầu trường đóng gần Thủ đô Hà Nội. Năm 1979 vùng Sơn Tây, Ba Vì sáp nhập về Hà Nội. Một số cơ sở giáo dục tại thị xã Sơn Tây chuyển về Xuân Mai - Hà Tây. Bộ Giáo dục đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây cho tiếp nhận cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đã chuyển đi để làm địa điểm mở trường đào tạo cho LHS Lào, lấy tên là trường Phổ thông Hữu Nghị 80, nay là trường Hữu Nghị 80.

Trường Phổ thông Hữu Nghị 80 được thành lập theo Quyết định số 282/QĐ ngày 04/3/1980 của Bộ giáo dục với nhiệm vụ đào tạo bậc phổ thông cho LHS Lào. Ngày 6/8/1988 trường Phổ thông Hữu Nghị 80 được đổi tên thành trường Hữu Nghị 80 theo Quyết định số 547/QĐ của Bộ Giáo dục để phù hợp với nhiệm vụ mới: Đào tạo tiếng Việt và Dự bị đại học cho LHS Lào, LHS Campuchia.

Năm 1992 trường Hữu Nghị 80 được Bộ GD&ĐT giao thêm nhiệm vụ dạy cấp THPT cho học sinh dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc.

Sau 33 năm thành lập, hiện nay nhiệm vụ chính trị của trường Hữu Nghị 80 là: Dạy tiếng Việt và DBĐH cho LHS Lào, LHS Campuchia; dạy cấp THPT cho học sinh dân tộc thiểu số được cử tuyển từ các tỉnh miền núi phía Bắc theo mô hình trường Dân tộc nội trú. Tính đến năm học 2013-2014, Nhà trường đã đào tạo 3.022 LHS Lào, 2.781 LHS Campuchia, 9.000 HS các dân tộc Việt Nam.

Qui mô đào tạo của trƣờng Hữu Nghị 80 năm học 2013 -2014:

- LHS Lào: 150

- LHS Campuchia: 150

- Học sinh Dân tộc thiểu số: 1.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣờng Hữu nghị 80 đã đƣợc nhận các phần thƣởng:

- Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

- Huân chương Hữu nghị hạng Nhất, Huy chương Vàng xây dựng đất nước của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

- Huân chương Lao độnghạng Nhì của Chính phủ nước CHDCND Lào. - Nhiều Bằng khen, Giấy khen của các Bộ, Ngành và các cấp Chính quyền địa phương trao tặng cho tập thể và cá nhân của trường.

Trường Hữu nghị 80 được xếp vào loại hình trường chuyên biệt trực thuộc Bộ GD&ĐT. Trên toàn quốc chỉ có 2 trường có nhiệm vụ đặc thù này là trường Hữu Nghị 80 và trường Hữu Nghị T78. Hiện nay Bộ GD&ĐT đang xây dựng Qui chế hoạt động cho 2 trường.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tính đến 9/2013 Nhà trường có 173

cán bộ, GV và nhân viên hợp đồng, trong đó: 83 người là GV đang làm công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy (100% tốt nghiệp đại học, 36% có trình độ Thạc sĩ). Số cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ đào tạo là 90 người.

+ Tổ chức Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể:

Đảng bộ nhà trường trực thuộc Thị uỷ thị xã Sơn Tây, Ban chấp hành Đảng bộ có 7 đồng chí, Đảng bộ có 60 đảng viên, chia thành 3 chi bộ: Chi bộ Giảng dạy; Chi bộ Phòng Công tác HS-SV và Chi bộ Phòng Hành chính-Tổng hợp.

Công đoàn Nhà trường: Trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Việt

Nam. Toàn trường được tổ chức thành 3 công đoàn bộ phận tương ứng với các phòng chức năng.

CÔNG ĐOÀN ĐẢNG ỦY BGH TỔ CM TỔ CÔNG TÁC ĐTN P.ĐT P.HC-TH P.CTHSSV TỔ CÔNG TÁC

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Trực thuộc Thị đoàn thị xã Sơn Tây, hiện tại Đoàn trường có trên 900 đoàn viên thanh niên, có 23 chi đoàn HS và một chi đoàn cán bộ - GV.

+ Ban Giám hiệu: BGH hiện có Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng. + Các phòng, ban chức năng:

- Phòng Đào tạo: gồm 82 người, có Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và chia thành 10 tổ chuyên môn: Ngữ văn, Tiếng Việt, Xã hội, Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hoá, Sinh- thể dục, CNTT và Tổ Giáo vụ.

- Phòng Hành chính -Tổng hợp: gồm 53 người, có Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và chia thành 5 tổ công tác.

- Phòng Công tác HS-SV: gồm 38người, có Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng chia thành 4 tổ công tác. Nhà trường có 2 khu KTX cách nhau 300 mét: Khu B dành cho LHS Lào và học sinh Dân tộc nội trú , khu C dành cho LHS Campuchia, mỗi khu phân công 1 đ/c Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Hữu Nghị 80

Chỉ đạo

Tham mưu, phản hồi Quan hệ ngang

2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trường Hữu Nghị 80 có khu giảng dạy (khu A), hai khu KTX ( khu B, khu C) với tổng diện tích khoảng 30.000m2. Khu giảng dạy có 34 phòng học, 4 phòng thực hành bộ môn, 3 phòng máy vi tính, 1 phòng LAB học tiếng (30 cabin), 2 phòng thư viện, 1 phòng chờ của GV, 1 phòng họp cơ quan và 1 hội trường có sức chứa 600 người.

Về TBDH: Thiết bị thí nghiệm, thực hành của các môn học đều được trang bị đầy đủ theo danh mục của Bộ GD&ĐT ban hành, tất các phòng học đều trang bị máy chiếu, máy tính kết nối Internet và các thiết bị trợ giảng khác phục vụ cho việc ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH.

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo LHS tại trƣờng Hữu Nghị 80

Nhà trường đã tổ chức công tác đào tạo LHS theo các qui định tại Qui

chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam ban hành theo quyết định số

33/ 1999/ QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2.2.1. Công tác tuyển chọn và tiếp nhận LHS

Căn cứ vào kế hoach hợp tác được ký kết hàng năm giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với cơ quan cùng cấp của hai nước, LHS Lào do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tuyển chọn, LHS Campuchia do Bộ Giáo dục, Thể thao và Thanh niên Campuchia tuyển chọn. LHS sang học theo chương trình hợp tác song phương giữa các Bộ, Ngành do các Bộ, Ngành từ phía Lào, Campuchia tuyển chọn. Kết quả tuyển chọn được gửi đến Bộ GD&ĐT Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào quyết định của Bộ GD&ĐT về việc giao nhiệm vụ tiếp nhận LHS hàng năm, trường Hữu Nghị 80 tổ chức đón LHS theo kế hoạch thông qua các ĐSQ Lào, ĐSQ Campuchia tại Việt Nam. Ngay sau khi đón LHS, nhà trường đã kiểm tra, hồ sơ của LHS từ phía Lào, Campuchia chuyển sang. LHS được xếp vào các lớp học tiếng Việt theo nhóm ngành học mà sau này LHS sẽ học ở các trường Đại học (nhóm Kỹ thuật, Y- Dược, Chính trị- Xã hội).

Đối với LHS diện tự túc kinh phí, nhà trường tiếp nhận hồ sơ thông qua ĐSQ Lào tại Việt Nam, sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ, trường ký hợp đồng đào tạo với các LHS, kinh phí đào tạo theo mức tương đương một suất chi đào tạo LHS hiện hành. Sau đó trường lập danh sách LHS tự túc kinh phí, báo cáo Bộ GD&ĐT. Cuối năm học, nhà trường đề nghị Bộ GD&ĐT có ý kiến với các cơ sở giáo dục đại học tạo điều kiện tiếp nhận LHS diện tự túc kinh phí.

2.2.2. Công tác tổ chức đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo LHS gồm môn tiếng Việt và các môn DBĐH: Triết học, Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Nhà trường đã đặc biệt quan tâm công tác dạy và học cho LHS. Tiếng Viê ̣t có vai trò hết sức quan trọng đối với LHS , bởi tiếng Việt chính là nền tảng, là chìa khóa mở cánh cửa tri thức cho các LHS trong su ốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt đ ể các LHS có được các kĩ n ăng: nghe, nói, đo ̣c, viết mô ̣t cách thu ận lợi, đồng thời sử dụng các kĩ năng đó để tiếp cận và khai thác các môn khoa học chuyên ngành ở các trường đại học của Việt Nam . Các môn DBĐH vừa củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông cung cấp ngôn ngữ chuyên ngành cho LHS.

Nhà trường đã tổ chức cho LHS học 2 buổi /ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết. Học kỳ I chỉ học tiếng Việt, các môn DBĐH được học từ học kỳ II song song với học tiếng Việt. Mỗi lớp học tiếng Việt và DBĐH từ 25 đến 30 LHS.

Với quan điểm dạy tiếng Việt cho LHS như một môn ngoại ngữ, GV của nhà trường đã tiếp cận và sử dụng các phương pháp dạy tiếng. Trường đã có bề dày truyền thống trên 30 năm giảng dạy cho LHS Lào, Campuchia nên cán bộ, GV, công nhân viên nắm rõ đặc điểm, phong tục tập quán của LHS từng nước. Điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy. Các thế hệ GV nhà trường đã truyền đạt kinh nghiệm cho nhau đồng thời tiếp thu

phương pháp giảng dạy tiếng hiện đại, kết hợp với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường rất tận tụy, tâm huyết với LHS, sau một thời gian học tập những LHS tiếp thu chậm, học yếu hoặc sang muộn được phụ đạo vào buổi tối và ngày nghỉ.

2.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của LHS

LHS được KTĐG trên lớp liên tục trong quá trình dạy và học. Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Nhà trường căn cứ vào kết quả đánh giá trên lớp và kết quả thi tốt nghiệp để xếp loại tốt nghiệp và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho LHS. Những LHS chưa đạt yêu cầu tiếp tục được bồi dưỡng trong hè và được thi lại. Trường hợp thi lại vẫn không đạt yêu cầu, LHS phải tự túc kinh phí học thêm một năm tiếng Việt và DBĐH.

Tháng 7 hàng năm, sau khi có kết quả kiểm tra tiếng Việt của LHS, trường báo cáo và đề nghị Bộ GD&ĐT ra quyết định phân LHS đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt về các trường đại học. Đầu tháng 9, trường bàn giao hồ sơ và LHS cho các trường đại học. Các trường đại học phía Bắc đến trường Hữu Nghị 80 đón LHS, nhưng các trường phía Nam thì trường Hữu Nghị 80 đưa LHS đến bàn giao.

Bảng 2.1. Kết quả đào tạo LHS trong 3 năm gần đây

Năm học

Tổng số LHS

Kết quả xếp loại tốt nghiệp

Giỏi Khá TB Không

TN

2010 - 2011 143 11/143 (7,7%) 53/143 (37,1%) 79/143 (55,2%) 0

2011 - 2012 179 17/179 (9,5%) 62/179 (34,6%) 100/179 (55,9%) 0

2012 - 2013 250 11/250 (4,4%) 59/250 (23,6%) 180/250 (72,0%) 0

2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập cho LHS

Nhà trường luôn ưu tiên trong việc đầu tư CSVC các phòng học và KTX phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của LHS. Các phòng học đều có thiết bị nghe nhìn phục vụ cho dạy và học. Hiện nay có 2 khu KTX dành cho LHS Lào và LHS Campuchia, mỗi khu có 40 phòng ở khép kín. Tại các khu KTX có thư viện, internet, phòng sinh hoạt tập thể, sân chơi thể thao.

LHS được sống và học tập cùng với 1.000 HS Việt Nam ở cấp THPT tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Việt thuận lợi cho LHS. Trường Hữu Nghị 80 đặt tại thị xã Sơn Tây, không xa trung tâm thành phố Hà Nội, có môi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 43)