Chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 92)

3.2.3.1.Ý nghĩa vàmục tiêu của biện pháp

Trước sự bùng nổ của công nghệ - thông tin, ngày nay quan niệm GV là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất đối với người học không còn đúng nữa, nhưng không vì thế mà vai trò của GV bị giảm đi mà ngược lại, đòi hỏi người GV không những phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có hiểu biết nhiều mặt về xã hội, có khả năng phân tích sâu, khái quá hóa cao, có thể giúp LHS lựa chọn đúng các kênh thông tin và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin để phục vụ tốt cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của LHS. Một đội ngũ GV giảng dạy tốt không chỉ là đội ngũ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả.

Tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả trong thực tế HS đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học, phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khỏe... của người học, từ đó sẽ tạo ra hứng thú học tập, yêu thích môn học, khắc phục tâm lý chán nản của người học.

Đổi mới PPDH là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của các nhà trường hiện nay. Toàn ngành và mỗi nhà trường đã có nhiều cố gắng trong trong việc đổi mới PPDH với mong muốn tạo nên những bước đột phá

trong việc thay đổi cách dạy và cách học hiện còn lạc hậu, kém hiệu quả đang tồn tại trong nhà trường.

Dạy học cho LHS có những nét đặc thù, người dạy và người học lúc đầu còn bất đồng ngôn ngữ đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp để tương tác với LHS, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học cho LHS. Quản lý đồng bộ các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm:

- Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy của GV, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của LHS. Đổi mới cách học, bồi dưỡng phương pháp tự học, giúp cho LHS tiếp thu, rèn luyện được các kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu.

- Xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn trong các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tạo động lực cho đội ngũ GV tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy.

- Đầu tư CSVC, TBDH phục vụ cho đổi mới PPDH.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH gồm Ban Giám hiệu, trưởng phòng Đào tạo, tổ trưởng chuyên môn.

- Triển khai các hoạt động đổi mới PPDH của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn và GV.

3.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện + Biện pháp quản lý của Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng phân công các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức triển khai các biên pháp sau đây:

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích cực có liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường.

- Nhà trường cần tìm và mời các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy cho người nước ngoài để tập huấn cho GV về phương pháp giảng dạy cho LHS. - Ngoài việc quan tâm bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho GV, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như tin học và ngoại ngữ. Tổ chức tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học cho GV.

- Tổ chức các lớp học tiếng Lào, tiếng Campuchia cơ bản cho GV trẻ, giúp GV biết những từ quen thuộc để tương tác với LHS trong những ngày đầu khi LHS mới sang.

- Ban Giám hiệu cần tổ chức các cuộc họp toàn trường để phổ biến những vấn đề mang tính chất chung nhất, cơ bản nhất để từng GV nắm được kế hoạch, mục tiêu của ngành, của Nhà trường về đổi mới PPDH.

+ Biện pháp quản lý của tổ chuyên môn

- Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động đổi mới PPDH của GV. Các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Tổ chuyên môn đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng GV trong thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH. Tổ chuyên môn cần được xây dựng như một “trung tâm” bồi dưỡng GV nhằm giúp GV nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH

- Xây dựng đội ngũ GV đầu đàn về đổi mới PPDH. Đội ngũ này sẽ chuẩn bị các chuyên đề, các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa phục vụ đổi mới PPDH. Những GV đầu đàn trong mỗi tổ chuyên môn có vai trò dẫn dắt cả tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung và đổi mới PPDH nói riêng. GV đầu đàn không tự nhiên mà có, trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học của từng GV, khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của họ, tổ chuyên môn giới thiệu với Hiệu trưởng bố trí nhiệm vụ để

những GV nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với công tác quản lý. Có kiến thức và kỹ năng quản lý nhất định thì người GV đầu đàn mới phát huy vai trò đầu tầu của mình. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng và có chính sách đãi ngộ với những GV đi đầu trong đổi mới PPDH.

Nhà trường tổ chức cho GV đầu đàn đi bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới PPDH, đi tham quan, học tập trong và ngoài nước để tiếp cận với các thành tựu khoa học mới, giúp họ tầm nhìn, có hiểu biết về xu hướng dạy tiên tiến để từ đó lan tỏa đến đội ngũ GV.

+ Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH

GV là người trực tiếp thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH, vì vậy cần có các biện pháp chỉ đạo về đổi mới PPDH ở từng khâu trong quá trình dạy học của GV:

- Chỉ đạo việc chuẩn bị giờ dạy lên lớp của GV theo hướng đổi mới PPDH: Việc chuẩn bị giờ dạy lên lớp là khâu rất quan trọng mà GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức mà cũng là khâu quyết định chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp. Việc chuẩn bị giờ dạy lên lớp bao gồm các điều kiện, phương tiện, bài soạn cho giờ lên lớp. Bài soạn có thể xem như một bản thiết kế cho giờ lên lớp. Nếu bài soạn của GV hợp lý, khoa học sẽ là yếu tố quan trọng tạo sự thành công cho tiết dạy, bài soạn theo hướng đổi mới PPDH phải thể hiện được cách thức tổ chức cho LHS hoạt động để họ có thể học một cách tích cực, tự khám phá, chủ động tìm kiếm kiến thức cho mình.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất mọi kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu phân tích nhu cầu, hứng thú của người học với môn học. Việc điều tra này giúp GV năm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học đó để có chiến lược dạy học phù hợp.

Tổ chức thảo luận, xây dựng các chuẩn đánh giá một bài soạn theo hướng đổi mới, từ đó qui định thống nhất để mọi GV theo đó vận dụng cho phù hợp với từng lớp, từng môn. Tùy theo đặc điểm từng môn học, đặc điểm

của LHS từng nước cần bổ sung hệ thống câu hỏi, bài tập... để tạo điều kiện cho LHS phát huy quá trình tự rèn luyện.

- Chỉ đạo đánh giá giờ dạy của GV theo hướng đổi mới PPDH:

Đây là hoạt động có tác dụng quyết định đến việc thực hiện thường xuyên và hiệu quả đổi mới PPDH của GV. Nếu đã chỉ đạo đổi mới PPDH mà vẫn đánh giá giờ dạy theo lối dập khuôn máy móc trước đây thì sẽ làm cho GV mất phương hướng không có động lực để thực hiện đổi mới PPDH. Các chuẩn đánh giá giờ dạy cần chú trọng 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và nghệ thuật sư phạm. Bên cạnh những tiêu chí đánh giá chung, cần tùy thuộc vào đặc điểm từng môn học để xác định thêm những tiêu chí phù hợp đặc trưng môn học. Đánh giá các giờ dạy tiếng Việt cần quan tâm đến việc sử dụng nhóm các phương pháp dạy ngoại ngữ tích cực như: Phương pháp giao tiếp; Dạy học theo nhóm; Dạy học theo tình huống; Dạy học thông qua trò chơi, đóng vai hay dạy học thông qua bài hát...

- Chỉ đạo GV hướng dẫn LHS phương pháp học tập tích cực:

LHS sẽ đạt kết quả học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập, hiểu rõ mục tiêu của khóa học, thấy rõ nội dung cần tiếp thu, phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân, có thể tham gia một cách tích cực chủ động vào quá trình học tập, động cơ học tập tích cực và có mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa LHS với GV, LHS với LHS. Phương pháp học tập của LHS là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của LHS ở Việt Nam.

Nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện các yêu cầu sau:

+ Hình thành cho LHS động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, chăm chỉ.

+ LHS học tập ở một môi trường hoàn toàn mới vì vậy GV cần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để hướng dẫn cho LHS phương pháp học tập, về cách nghe giảng, ghi bài và đặc biệt là sự tương tác giữa GV và LHS. Hiện nay vấn đề “tích cực hóa hoạt động nhận thức người học” đang được nghiên cứu triển

khai rộng rãi vào thực tiễn và đông đảo GV hưởng ứng. Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học trong quá trình học tập, GV cần phải chú ý đến các biện pháp có tính đồng bộ, tác động đến nhiều khâu của của quá trình dạy học như:

+ Khởi động tư duy, gây hứng thú nhận thức, giúp LHS xác định được cho mình nhiệm vụ học tập, hình thành động lực và động cơ học tập.

+ GV phải tạo ra môi trường học tập thuận lợi và những điều kiện tốt nhất để LHS vượt qua tâm lý e ngại, chủ động bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực trong các giờ học. Rèn luyện cho LHS kỹ năng tự học thông qua tài liệu tham khảo, ôn bài, tự tìm tòi khám phá tri thức.

- Chỉ đạo GV sử dụng CSVC, TBDH:

Muốn thực hiện thành công biện pháp đổi mới PPDH của nhà trường, hiệu trưởng cần quán triệt cho đội ngũ GV nhận thức đầy đủ về tác dụng của TBDH, chỉ đạo việc tăng cường TBDH và các điều kiện CSVC khác, khai thác và sử dụng triệt để TBDH trong đội ngũ GV. Hiệu trưởng cần quan tâm các công việc sau:

+ Có kế hoạch tăng cường xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học. Trong sử dụng nguồn kinh phí, cần lựa chọn ưu tiên đầu tư có trọng điểm cho từng giai đoạn một cách hợp lý, tránh dàn trải tốn kém, đặc biệt là tang bị các phương tiện dùng chung.

+ Chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn, phòng máy tính, thư viện...

+ Cùng với việc tăng cường CSVC, TBDH, cần phải tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, xây dựng nề nếp các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo quản TBDH sao cho hiệu quả, tránh lãng phí.

+Tổ chức xây dựng, thực hiện và kiểm tra thường xuyên các hoạt động chuẩn bị và sử dụng TBDH trong mọi giờ lên lớp.

+ Quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ GV nhà trường tự nghiên cứu học tập thực hành để cập nhật tiếp cận phương tiện hiện đại, giúp GV sử dụng có hiệu quả các phương tiện đó trong quá trình dạy học.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Trong Ban chỉ đạo có các thành viên chủ lực thực hiện các vai trò, sứ mệnh cụ thể. Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong hoạt động đổi mới PPDH, phải hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương thức đổi mới PPDH. Ngoài ra, uy tín của Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy, tạo động lực cho GV tích cực đổi mới PPDH.

- Đội ngũ GV là những người trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH, vì vậy nhà trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội GV có tri thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết sử dụng CNTT... Động viên đội ngũ GV phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng nội bộ nhà trường đoàn kết, tích cực tham gia phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Đổi mới PPDH gắn liền với những yêu cầu về thiết bị dạy học, thư viện, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về CSVC nói chung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động độc lập hoặc theo nhóm của LHS. Vì vậy Hiệu trưởng cần có kế hoạch xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, huy động kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC, thiết bị dạy học để đáp ứng các yêu cầu thực hiện đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 92)