Thực trạng quản lý chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 53)

tại trường Hữu Nghị 80

2.3.1.1. Mục tiêu đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80

Trường Hữu Nghị 80 có nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho các LHS Lào và Campuchia. Thời gian qui định cho mỗi khóa học là một năm. Sau một năm học tiếng Việt và DBĐH, các LHS đạt yêu cầu sẽ được về các trường đại học và các học viện theo quyết định của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Mục tiêu đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS nhằm trang bị cho LHS các kĩ năng : nghe, nói, đo ̣c, viết tiếng Việt để LHS sử du ̣ng các kĩ năng đó tiếp câ ̣n và khai thác các môn khoa ho ̣c chuyên ngành ở các trường đa ̣ i ho ̣c của Việt Nam đ ồng thời củng cố kiến thức phổ thông để LHS có khả năng học tập, nghiên cứu bằng tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Một năm học tiếng Việt và DBĐH, LHS có những hiểu biết về những nét cơ bản văn hóa của người Việt và pháp luật của Việt Nam; giúp các LHS hòa nhập vào môi trường sống và học tập tại Việt Nam. Giáo dục cho LHS về truyền thống mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Campuchia.

2.3.1.2. Nội dung chương trình đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS

Chương trình đào t ạo tiếng Viê ̣t và DBĐH cho LHS g ồm môn Tiếng Việt và các môn DBĐH.

Môn Tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80 được thực hiê ̣n theo bô ̣ giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào - Campuchia”, kèm sổ từ Việt- Khơmer, Việt - Lào.Chương trình tiếng Việt gồm 900 tiết, với 3 kênh truyền dẫn là kênh văn bản, kênh âm thanh và kênh hình ảnh. Bộ giáo trình được thiết kế, biên soạn năm 2009 trên cơ sở kế thừa những thành tựu của bộ giáo trình “Tiếng Việt thực hành” trước đây. Giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu

học sinh Lào - Campuchia” là một trong số rất ít những giáo trình dạy tiếng

Việt cho người nước ngoài mang tính đồng bộ đầu tiên.

Trong chương trình đào tạo LHS còn có chương trình DBĐH gồm các môn học: Triết học, Toán học, Vật lý, Hoá học và Sinh học. Chương trình này được dạy từ học kỳ II, thời lượng 300 tiết. Chương trình DBĐH có mục tiêu: thứ nhất là ôn tập củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông, LHS làm quen với một số nội dung kiến thức của năm học thứ nhất ở trường đại học. Thứ hai, chương trình này nhằm cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành, giúp LHS tiếp cận với các văn bản khoa học, hiểu và biết diễn đạt các nội dung của môn học bằng tiếng Việt. Chương trình này rất có ý nghĩa vì LHS không chỉ cần biết tiếng Việt giao tiếp thông thường mà cần phải có trình độ tiếng Việt để nghe giảng, ghi chép và nghiên cứu các môn khoa học tại các trường đại học của Việt Nam.

Hiện nay, hoạt động dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng được mở rộng và thực tế cũng đã xuất hiện rất nhiều chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài khác nhau. Mỗi chương trình có một ưu thế riêng, đáp ứng một mục đích cụ thể, của những đối tượng người học cụ thể. Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong khu vực cũng như thế giới với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu LHS học tiếng Viê ̣t không ch ỉ giao tiếp mà còn để sử du ̣ng tiếng Viê ̣t làm phương tiê ̣n tiếp câ ̣n các khoa ho ̣ c chuyên ngành ở Việt Nam, Nhà trường đã lựa chọn những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và uy tín phối hợp với các nhà khoa học về ngôn ngữ, tiếng Việt biên soạn giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào - Campuchia”. Nội dung chương trình đã được xây dựng từng bước bổ sung, hoàn thiện, hiện đại trên cơ sở ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin.

Đối với chương trình DBĐH, nhà trường đã chỉ đạo các bộ môn Triết học, Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học biên soạn chương trình; tổ chức thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Các “giáo trình dự bị đại học” đều có sổ từ đi kèm, giúp LHS củng cố bổ sung kiến thức và ngôn ngữ tiếng Việt chuyên ngành.

Các giáo trình Tiếng Việt và DBĐH, sử dụng giảng dạy cho LHS đều được các nhà giáo có uy tín và các nhà khoa học thẩm định. Công tác nghiệm thu được thực hiện đầy đủ các bước, đủ các thành phần có sự chứng kiến của Bộ GD&ĐT.

Sau 3 năm giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào -

Campuchia” được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động dạy và học tiếng Việt của trường Hữu Nghị 80, nhà trường đã tiến hành đánh giá và đưa ra những đề xuất cải tiến nội dung giáo trình.

Tại các hội thảo khoa học, đánh giá chương trình đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 đã có kết luận: Chương trình khá phù hợp với xu hướng coi trọng chủ đề giao tiếp khi học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, đã giới

thiệu kiến thức ngôn ngữ cho người học khá đầy đủ, chi tiết. Giáo trình đã thiết kế bài học theo hướng cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), do đó các kỹ năng ngôn ngữ không được hướng dẫn đầy đủ và có hệ thống trong mỗi bài học.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu, các hội thảo đã đề xuất: - Chương trình cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. - Biên soạn một số cuốn bài tập bổ trợ giáo trình chính thức.

- Thiết kế các học liệu điện tử (băng, đĩa phong phú hơn giúp LHS tự học).

2.3.1.3. Quản lý kế hoạch đào tạo

Với nhiệm vụ chức năng được giao, Ban Giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cho học kỳ và cả năm học. Phòng Đào tạo phối hợp với các tổ bộ môn tiến hành các công việc như sau:

- Các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, trong đó có kế hoạch phân công GV giảng dạy phù hợp với chuyên môn được đào tạo, cũng như phân chia, bố trí giờ giảng cho GV đảm bảo thực hiện đầy đủ số giờ tiêu chuẩn trong học kỳ và cả năm học.

- Tất cả GV được phân công giảng dạy tiến hành xây dựng kế hoạch và lịch giảng dạy của mình. Đây là công đoạn mà người GV lên phương án cụ thể kế hoạch giảng dạy được phân công, bao gồm:

+ Tổng số tiết, nội dung khái quát của các đề mục giảng dạy. + Thể hiện các phương pháp giảng dạy.

+ Các yêu cầu về trang thiết bị, phương tiện dạy học.

Sau khi kế hoạch giảng dạy của GV được tổ chuyên môn thống nhất, tương thích với kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch của phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu phê duyệt, đây là kế hoạch đào tạo năm học của toàn trường.

Phòng Đào tạo phối hợp với các bộ phận chuyên môn lập thời khóa biểu và thông báo đến tất cả các bộ phận trong nhà trường và HS nghiêm túc thực hiện.

Tất cả các kế hoạch phải được hoàn chỉnh và được phổ biến, quán triệt sâu rộng tới mọi thành viên trong nhà trường trước khi năm học mới bắt đầu. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo được Ban Giám hiệu quan tâm hàng đầu; được cán bộ, GV chấp hành nghiêm túc; được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đây chính là cơ sở để nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra.

Vì để đảm bảo tính chính trị và sự tôn trọng LHS hai nước, Nhà trường xây dựng một chương trình đào tạo cho LHS Lào và LHS Campuchia. Nhưng LHS của hai nước có nhiều sự khác biệt về mức độ nhận thức nên lớp LHS Lào và LHS Campuchia đều phải có sự điều tiết về kế hoạch và nội dung chương trình cho phù hợp, không hoàn toàn giống nhau.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát (CBQL và GV) về mức độ thực hiện các nội dung quản lý chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nội dung quản lý Mức độ thực hiện Tốt

(3đ) TB (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB 1

Quán triệt sâu sắc vai trò trách nhiệm của phòng Đào tạo và các tổ chuyên môn trong việc xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo LHS

20 7 3 2,6

2 Nội dung chương trình phù hợp với

mục tiêu đào tạo 7 19 4 2,1

3

Nội dung chương trình đầy đủ, phong phú, các học liệu đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức

6 18 6 2

4

Kế hoạch đào tạo phải được hoàn tất trước khi năm học bắt đầu, sau khi được sự góp ý của các thành viên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường

15 15 0 2,5

5

Họp giao ban chuyên môn cấp trường hàng tháng, họp tổ chuyên môn hàng tuần để theo dõi việc thực hiện tiến độ, nội dung chương trình

15 10 5 2,3

6 Điều chỉnh kịp thời chương trình và

Các nội dung 1, 4 được đánh giá thực hiện tốt đều tập trung vào công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, điều này hoàn toàn phù hợp với phân tích của tác giả.

Nội dung 5: Hàng tuần, các tổ chuyên môn đều họp, so sánh tiến trình giảng dạy, đối chiếu sổ báo giảng... Hàng tháng Hiệu trưởng cùng họp với phòng Đào tạo và các tổ trưởng chuyên môn hoặc Hội đồng GV để đánh giá hoạt động giảng dạy trong tháng trước và kế hoạch chuyên môn tháng tiếp theo. Nhưng các cuộc họp này, chủ yếu mang tính chất hành chính. vì vậy biện pháp này được nhiều ý kiến xếp mức độ trung bình và chưa tốt.

Nội dung 2, 3, 6 được nhiều ý kiến xếp mức độ chưa tốt, cùng với các ý kiến đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo tại các hội thảo của nhà trường có thể kết luận: Trong những năm qua, việc quản lý xây dựng nội dung chương trình đào tạo tại trường Hữu Nghị 80 đã có những kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường cần phải có các biện pháp để hoàn thiện chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 53)