Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 49)

Trường Hữu Nghị 80 có khu giảng dạy (khu A), hai khu KTX ( khu B, khu C) với tổng diện tích khoảng 30.000m2. Khu giảng dạy có 34 phòng học, 4 phòng thực hành bộ môn, 3 phòng máy vi tính, 1 phòng LAB học tiếng (30 cabin), 2 phòng thư viện, 1 phòng chờ của GV, 1 phòng họp cơ quan và 1 hội trường có sức chứa 600 người.

Về TBDH: Thiết bị thí nghiệm, thực hành của các môn học đều được trang bị đầy đủ theo danh mục của Bộ GD&ĐT ban hành, tất các phòng học đều trang bị máy chiếu, máy tính kết nối Internet và các thiết bị trợ giảng khác phục vụ cho việc ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH.

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo LHS tại trƣờng Hữu Nghị 80

Nhà trường đã tổ chức công tác đào tạo LHS theo các qui định tại Qui

chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam ban hành theo quyết định số

33/ 1999/ QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2.2.1. Công tác tuyển chọn và tiếp nhận LHS

Căn cứ vào kế hoach hợp tác được ký kết hàng năm giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với cơ quan cùng cấp của hai nước, LHS Lào do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tuyển chọn, LHS Campuchia do Bộ Giáo dục, Thể thao và Thanh niên Campuchia tuyển chọn. LHS sang học theo chương trình hợp tác song phương giữa các Bộ, Ngành do các Bộ, Ngành từ phía Lào, Campuchia tuyển chọn. Kết quả tuyển chọn được gửi đến Bộ GD&ĐT Việt Nam.

Căn cứ vào quyết định của Bộ GD&ĐT về việc giao nhiệm vụ tiếp nhận LHS hàng năm, trường Hữu Nghị 80 tổ chức đón LHS theo kế hoạch thông qua các ĐSQ Lào, ĐSQ Campuchia tại Việt Nam. Ngay sau khi đón LHS, nhà trường đã kiểm tra, hồ sơ của LHS từ phía Lào, Campuchia chuyển sang. LHS được xếp vào các lớp học tiếng Việt theo nhóm ngành học mà sau này LHS sẽ học ở các trường Đại học (nhóm Kỹ thuật, Y- Dược, Chính trị- Xã hội).

Đối với LHS diện tự túc kinh phí, nhà trường tiếp nhận hồ sơ thông qua ĐSQ Lào tại Việt Nam, sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ, trường ký hợp đồng đào tạo với các LHS, kinh phí đào tạo theo mức tương đương một suất chi đào tạo LHS hiện hành. Sau đó trường lập danh sách LHS tự túc kinh phí, báo cáo Bộ GD&ĐT. Cuối năm học, nhà trường đề nghị Bộ GD&ĐT có ý kiến với các cơ sở giáo dục đại học tạo điều kiện tiếp nhận LHS diện tự túc kinh phí.

2.2.2. Công tác tổ chức đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo LHS gồm môn tiếng Việt và các môn DBĐH: Triết học, Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Nhà trường đã đặc biệt quan tâm công tác dạy và học cho LHS. Tiếng Viê ̣t có vai trò hết sức quan trọng đối với LHS , bởi tiếng Việt chính là nền tảng, là chìa khóa mở cánh cửa tri thức cho các LHS trong su ốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt đ ể các LHS có được các kĩ n ăng: nghe, nói, đo ̣c, viết mô ̣t cách thu ận lợi, đồng thời sử dụng các kĩ năng đó để tiếp cận và khai thác các môn khoa học chuyên ngành ở các trường đại học của Việt Nam . Các môn DBĐH vừa củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông cung cấp ngôn ngữ chuyên ngành cho LHS.

Nhà trường đã tổ chức cho LHS học 2 buổi /ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết. Học kỳ I chỉ học tiếng Việt, các môn DBĐH được học từ học kỳ II song song với học tiếng Việt. Mỗi lớp học tiếng Việt và DBĐH từ 25 đến 30 LHS.

Với quan điểm dạy tiếng Việt cho LHS như một môn ngoại ngữ, GV của nhà trường đã tiếp cận và sử dụng các phương pháp dạy tiếng. Trường đã có bề dày truyền thống trên 30 năm giảng dạy cho LHS Lào, Campuchia nên cán bộ, GV, công nhân viên nắm rõ đặc điểm, phong tục tập quán của LHS từng nước. Điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy. Các thế hệ GV nhà trường đã truyền đạt kinh nghiệm cho nhau đồng thời tiếp thu

phương pháp giảng dạy tiếng hiện đại, kết hợp với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường rất tận tụy, tâm huyết với LHS, sau một thời gian học tập những LHS tiếp thu chậm, học yếu hoặc sang muộn được phụ đạo vào buổi tối và ngày nghỉ.

2.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của LHS

LHS được KTĐG trên lớp liên tục trong quá trình dạy và học. Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Nhà trường căn cứ vào kết quả đánh giá trên lớp và kết quả thi tốt nghiệp để xếp loại tốt nghiệp và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho LHS. Những LHS chưa đạt yêu cầu tiếp tục được bồi dưỡng trong hè và được thi lại. Trường hợp thi lại vẫn không đạt yêu cầu, LHS phải tự túc kinh phí học thêm một năm tiếng Việt và DBĐH.

Tháng 7 hàng năm, sau khi có kết quả kiểm tra tiếng Việt của LHS, trường báo cáo và đề nghị Bộ GD&ĐT ra quyết định phân LHS đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt về các trường đại học. Đầu tháng 9, trường bàn giao hồ sơ và LHS cho các trường đại học. Các trường đại học phía Bắc đến trường Hữu Nghị 80 đón LHS, nhưng các trường phía Nam thì trường Hữu Nghị 80 đưa LHS đến bàn giao.

Bảng 2.1. Kết quả đào tạo LHS trong 3 năm gần đây

Năm học

Tổng số LHS

Kết quả xếp loại tốt nghiệp

Giỏi Khá TB Không

TN

2010 - 2011 143 11/143 (7,7%) 53/143 (37,1%) 79/143 (55,2%) 0

2011 - 2012 179 17/179 (9,5%) 62/179 (34,6%) 100/179 (55,9%) 0

2012 - 2013 250 11/250 (4,4%) 59/250 (23,6%) 180/250 (72,0%) 0

2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập cho LHS

Nhà trường luôn ưu tiên trong việc đầu tư CSVC các phòng học và KTX phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của LHS. Các phòng học đều có thiết bị nghe nhìn phục vụ cho dạy và học. Hiện nay có 2 khu KTX dành cho LHS Lào và LHS Campuchia, mỗi khu có 40 phòng ở khép kín. Tại các khu KTX có thư viện, internet, phòng sinh hoạt tập thể, sân chơi thể thao.

LHS được sống và học tập cùng với 1.000 HS Việt Nam ở cấp THPT tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Việt thuận lợi cho LHS. Trường Hữu Nghị 80 đặt tại thị xã Sơn Tây, không xa trung tâm thành phố Hà Nội, có môi trường văn hóa, giáo dục phát triển. Các dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt cho LHS với giá cả hợp lý, con người thân thiện nên LHS dễ dàng thích nghi với cuộc sống ở môi trường mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công tác tổ chức đời sống nội trú và thực hiện các chế độ cho LHS, trường đã bám sát các nội dung chi theo Thông tư số 16/2006/TT-BTC và nay là Thông tư số 120/2012/TT-BTC hướng dẫn suất chi đào tạo cho LHS Lào, Campuchia. Các định mức về tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền chi các ngày lễ cho LHS nhà trường luôn thực hiện đúng và giải quyết từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 10 hàng tháng. Trong nhiều năm qua trường Hữu Nghị 80 không bao giờ chậm trễ trong việc thực hiện các chế độ cho LHS, mặc dù có năm đến tháng 7 nhà trường mới được giao dự toán kinh phí. Đây là sự nỗ lực, thể hiện tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường với công tác đào tạo LHS.

Trường đã tổ chức bếp ăn tập thể cho LHS, có qui trình quản lý, giám sát chặt chẽ tại khu vực nhà ăn, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, công khai tài chính. Nhân viên nhà ăn đã có kinh nghiệm nấu ăn cho từng đối tượng LHS Lào, LHS Campuchia và có sự hỗ trợ bổ sung của nhà trường nên với mức ăn hiện nay 1.100.000 đồng/tháng, trường vẫn nấu cho LHS ăn 3 bữa, đảm bảo sức khoẻ cho LHS sinh hoạt và học tập. Qua các dịp khảo sát

của các ĐSQ và các cơ quan hữu quan về đời sống của LHS nhà trường luôn nhận được sự khen ngợi về tinh thần, chất lượng phục vụ LHS.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trƣờng Hữu Nghị 80

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HĐĐT tại trường Hữu Nghị 80, tác giả đã căn cứ các văn bản của nhà trường, gồm các kế hoạch, các quyết định quản lý, các biên bản hội nghi, hội thảo; đồng thời tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi về đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung các biện pháp quản lý HĐĐT của Nhà trường. Đối tượng khảo sát trưng cầu ý kiến gồm:

+ 10 người là CBQL (Ban Giám hiệu, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổ trưởng chuyên môn).

+ 20 GV giảng dạy khối LHS

+ 50 LHS (trong đó 25 LHS Lào, 25 LHS Campuchia)

Tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 3 mức độ. Điểm cho mức độ cao nhất: 3 điểm, mức thứ hai: 2 điểm và mức thấp nhất: 1 điểm.

2.3.1. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 tại trường Hữu Nghị 80

2.3.1.1. Mục tiêu đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80

Trường Hữu Nghị 80 có nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho các LHS Lào và Campuchia. Thời gian qui định cho mỗi khóa học là một năm. Sau một năm học tiếng Việt và DBĐH, các LHS đạt yêu cầu sẽ được về các trường đại học và các học viện theo quyết định của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Mục tiêu đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS nhằm trang bị cho LHS các kĩ năng : nghe, nói, đo ̣c, viết tiếng Việt để LHS sử du ̣ng các kĩ năng đó tiếp câ ̣n và khai thác các môn khoa ho ̣c chuyên ngành ở các trường đa ̣ i ho ̣c của Việt Nam đ ồng thời củng cố kiến thức phổ thông để LHS có khả năng học tập, nghiên cứu bằng tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Một năm học tiếng Việt và DBĐH, LHS có những hiểu biết về những nét cơ bản văn hóa của người Việt và pháp luật của Việt Nam; giúp các LHS hòa nhập vào môi trường sống và học tập tại Việt Nam. Giáo dục cho LHS về truyền thống mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Campuchia.

2.3.1.2. Nội dung chương trình đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS

Chương trình đào t ạo tiếng Viê ̣t và DBĐH cho LHS g ồm môn Tiếng Việt và các môn DBĐH.

Môn Tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80 được thực hiê ̣n theo bô ̣ giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào - Campuchia”, kèm sổ từ Việt- Khơmer, Việt - Lào.Chương trình tiếng Việt gồm 900 tiết, với 3 kênh truyền dẫn là kênh văn bản, kênh âm thanh và kênh hình ảnh. Bộ giáo trình được thiết kế, biên soạn năm 2009 trên cơ sở kế thừa những thành tựu của bộ giáo trình “Tiếng Việt thực hành” trước đây. Giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu

học sinh Lào - Campuchia” là một trong số rất ít những giáo trình dạy tiếng

Việt cho người nước ngoài mang tính đồng bộ đầu tiên.

Trong chương trình đào tạo LHS còn có chương trình DBĐH gồm các môn học: Triết học, Toán học, Vật lý, Hoá học và Sinh học. Chương trình này được dạy từ học kỳ II, thời lượng 300 tiết. Chương trình DBĐH có mục tiêu: thứ nhất là ôn tập củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông, LHS làm quen với một số nội dung kiến thức của năm học thứ nhất ở trường đại học. Thứ hai, chương trình này nhằm cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành, giúp LHS tiếp cận với các văn bản khoa học, hiểu và biết diễn đạt các nội dung của môn học bằng tiếng Việt. Chương trình này rất có ý nghĩa vì LHS không chỉ cần biết tiếng Việt giao tiếp thông thường mà cần phải có trình độ tiếng Việt để nghe giảng, ghi chép và nghiên cứu các môn khoa học tại các trường đại học của Việt Nam.

Hiện nay, hoạt động dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng được mở rộng và thực tế cũng đã xuất hiện rất nhiều chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài khác nhau. Mỗi chương trình có một ưu thế riêng, đáp ứng một mục đích cụ thể, của những đối tượng người học cụ thể. Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong khu vực cũng như thế giới với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu LHS học tiếng Viê ̣t không ch ỉ giao tiếp mà còn để sử du ̣ng tiếng Viê ̣t làm phương tiê ̣n tiếp câ ̣n các khoa ho ̣ c chuyên ngành ở Việt Nam, Nhà trường đã lựa chọn những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và uy tín phối hợp với các nhà khoa học về ngôn ngữ, tiếng Việt biên soạn giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào - Campuchia”. Nội dung chương trình đã được xây dựng từng bước bổ sung, hoàn thiện, hiện đại trên cơ sở ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin.

Đối với chương trình DBĐH, nhà trường đã chỉ đạo các bộ môn Triết học, Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học biên soạn chương trình; tổ chức thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Các “giáo trình dự bị đại học” đều có sổ từ đi kèm, giúp LHS củng cố bổ sung kiến thức và ngôn ngữ tiếng Việt chuyên ngành.

Các giáo trình Tiếng Việt và DBĐH, sử dụng giảng dạy cho LHS đều được các nhà giáo có uy tín và các nhà khoa học thẩm định. Công tác nghiệm thu được thực hiện đầy đủ các bước, đủ các thành phần có sự chứng kiến của Bộ GD&ĐT.

Sau 3 năm giáo trình “Tiếng Việt dành cho lưu học sinh Lào -

Campuchia” được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động dạy và học tiếng Việt của trường Hữu Nghị 80, nhà trường đã tiến hành đánh giá và đưa ra những đề xuất cải tiến nội dung giáo trình.

Tại các hội thảo khoa học, đánh giá chương trình đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 đã có kết luận: Chương trình khá phù hợp với xu hướng coi trọng chủ đề giao tiếp khi học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, đã giới

thiệu kiến thức ngôn ngữ cho người học khá đầy đủ, chi tiết. Giáo trình đã thiết kế bài học theo hướng cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), do đó các kỹ năng ngôn ngữ không được hướng dẫn đầy đủ và có hệ thống trong mỗi bài học.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu, các hội thảo đã đề xuất: - Chương trình cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. - Biên soạn một số cuốn bài tập bổ trợ giáo trình chính thức.

- Thiết kế các học liệu điện tử (băng, đĩa phong phú hơn giúp LHS tự học).

2.3.1.3. Quản lý kế hoạch đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nhiệm vụ chức năng được giao, Ban Giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cho học kỳ và cả năm học. Phòng Đào tạo phối hợp với các tổ bộ môn tiến hành các công việc như sau:

- Các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, trong đó có kế hoạch phân công GV giảng dạy phù hợp với chuyên môn được đào tạo, cũng như phân chia, bố trí giờ giảng cho GV đảm bảo thực hiện đầy đủ số giờ tiêu chuẩn trong học kỳ và cả năm học.

- Tất cả GV được phân công giảng dạy tiến hành xây dựng kế hoạch và lịch giảng dạy của mình. Đây là công đoạn mà người GV lên phương án cụ thể kế hoạch giảng dạy được phân công, bao gồm:

+ Tổng số tiết, nội dung khái quát của các đề mục giảng dạy. + Thể hiện các phương pháp giảng dạy.

+ Các yêu cầu về trang thiết bị, phương tiện dạy học.

Sau khi kế hoạch giảng dạy của GV được tổ chuyên môn thống nhất, tương thích với kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch của phòng Đào tạo,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 49)