Quản lý thông tin phản hồi của các cơ sở giáodục đại học về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 101)

lực học tập của lưu học sinh

3.2.5.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp

Bất cứ người quản lý cơ sở đào tạo nào cũng mong muốn nắm bắt được thông tin về sự đáp ứng yêu cầu đối với các đơn vị, đối tác tuyển dụng sản phẩm đầu ra của cơ sở mình. Từ đó có sự điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp. Đào tạo tiếng Việt dự bị cho LHS là một quá trình đào tạo đặc biệt, là một quá trình đào tạo để chuẩn bị cho một quá trình đào tạo tiếp theo ở các cơ

sở giáo dục đại học. Do đó thông tin phản hồi của các trường đại học chính là một sự đánh giá khách quan về chất lượng đào tạo của nhà trường. Nếu xem chất lượng đào tạo là “sự trùng khớp với mục tiêu” thì thông tin phản hồi của các trường đại học là cách tốt nhất để để đánh giá chất lượng đào tạo tiếng Việt dự bị.

Thu nhận các thông tin, ý kiến phản hồi của các trường đại học về khả năng học tập của LHS (đặc biệt là khả năng tiếng Việt) là cơ sở để nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp, đáp ứng mục tiêu.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Thành lập tổ công tác thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin phản hồi của các trường đại học.

- Triển khai các hoạt động thu thập thông tin.

- Phân tích dữ liệu để tìm ra thông tin có giá trị làm cơ sở xây dựng kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Ban Giám hiệu nêu rõ mục đích, yêu cầu việc thu thập thông tin phản hồi của các trường đại học về khả năng học tập của LHS.

- Tổ công tác lựa chọn một số trường đại học có nhiều LHS đã và đang học tập để tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin (ví dụ như: trường Đại học Y Thái Bình, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Kinh tế quốc dân...) - Hàng năm Bộ GD&ĐT đều tổ chức hội nghị về đào tạo LHS Lào, Campuchia, yêu cầu các nhà trường báo cáo về công tác đào tạo LHS và các đề xuất. Vì vậy, tổ công tác cần khai thác các báo cáo công tác đào tạo LHS của các trường đại học tại các hội nghị này trong những năm gần đây.

- Tổ công tác cần xác định những nội dung thông tin cần thu thập: Khả năng tiếng Việt của LHS về nghe giảng, giao tiếp trình bày vấn đề, viết bài, vốn tiếng Việt chuyên ngành đáp ứng cho học tập và nghiên cứu; Đánh giá về kiến thức các môn học ở bậc phổ thông nền tảng cho bậc học đại học của LHS;

Xin ý kiến đề xuất, góp ý của các trường đại học để sau khóa học tiếng Việt dự bị, LHS có thể đáp ứng được yêu cầu đầu vào của nhà trường, hòa nhập học tập cùng các SV Việt Nam.

- Các nội dung trưng cầu sự đánh giá, đóng góp ý kiến của các trường đại học cần gửi trực tiếp đến địa chỉ cụ thể thông qua phòng Đào tạo, phòng Hợp tác quốc tế của các trường để nhận được sự hợp tác tích cực.

- Tổ công tác phân tích, tổng hợp các ý kiến phản hồi có giá trị làm căn cứ đề xuất các nội dung điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo với Ban Giám hiệu.

- Ban Giám hiệu lựa chọn các nội dung đề xuất của tổ công tác để từng bước điều chỉnh, bổ sung chương trình.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Biện pháp chỉ thực hiện được khi có sự hợp tác tích cực và trách nhiệm của các trường đại học. Đây là sự phối hợp vì mục đích chung, nâng cao chất lượng đào tạo LHS của cơ sở đào tạo tiếng Việt và cũng là nâng cao chất lượng đào tạo LHS ở các trường đại học .

- Muốn thu thập được các thông tin phản hồi hữu ích, cần tiến hành bài bản vì vậy nhà trường cần tạo điều kiện và thời gian và kinh phí để tổ công tác thực hiện nhiệm vụ như là một đề tài nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 101)