Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 104)

Năm biện pháp được đề xuất trong đề tài, mặc dù đã căn cứ trên cơ sở tổng hợp những thành tựu lý luận và kết quả khảo sát thực tế, song ở một góc độ nhất định vẫn ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của tác giả nghiên cứu, vì vậy rất cần thiết sự kiểm chứng của khách thể về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm chứng minh tính khách quan.

Với những biện pháp này, tác giả đã đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường triển khai thực hiện, nhưng để kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp tác giả đã gửi phiếu hỏi đến 10 CBQL và 20 GV để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Nội dung của phiếu hỏi, tác giả cũng đã đưa ra những biện pháp và hỏi về tính cấp thiết ở các mức: Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết và không cấp thiết; tính khả thi ở các mức: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp xử lý số liệu để phân tích tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Bảng 3.1. Cách tính điểm cho các mức độ cấp thiết và khả thi

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

Rất cấp thiết 3 điểm Rất khả thi 3 điểm

Cấp thiết 2 điểm Khả thi 2 điểm

Ít cấp thiết 1 điểm Ít khả thi 1 điểm Không cấp thiết 0 điểm Không khả thi 0 điểm

Điểm trung bình (TB) của mỗi yếu tố được tính theo công thức: Điểm TB = (3.A + 2.B + 1.C + 0.D) / N

Trong đó: A là số ý kiến chọn rất cấp thiết, rất khả thi B là số ý kiến chọn cấp thiết, khả thi

C là số ý kiến chọn ít cấp thiết, ít khả thi

D là số ý kiến chọn không cấp thiết, không khả thi N là tổng số người được hỏi.

Bảng 3.2.Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp

Biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết (3đ) Cấp thiết (2đ) Ít cấp thiết (1đ) Không cấp thiết (0đ) Điểm TB

Quản lý công tác tuyển chon, đánh giá phân loại chất lượng đầu vào của LHS

19 10 1 0 2,6

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo LHS đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

26 4 0 2,9

Chỉ đạo các hoạt động đổi mới

phương pháp dạy học 25 5 0 2,8

Quản lý đổi mới hoạt động

KTĐG kết quả học tập của LHS 16 12 2 0 2,5

Quản lý thông tin phản hồi của các cơ sở giáo dục đại học về năng lực học tập của LHS

10 16 4 0 2,2

Dựa theo bảng thống kê trên về những đánh giá của CBQL và GV thì hầu hết các biện pháp đều ở tính cấp thiết cao, đạt từ 2,2 điểm trở lên. Ở biện pháp “Quản lý đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay” được đánh giá ở tính cấp thiết cao nhất 2,9 điểm. Rất ít ý kiến đánh giá ở mức ít cấp thiết và không có ý kiến đánh giá nào cho rằng các biện pháp trên là không cấp thiết.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp Biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Ít khả thi (1đ) Không khả thi (0đ) Điểm TB

Quản lý công tác tuyển chon, đánh giá phân loại chất lượng đầu vào của LHS

22 8 0 0 2,7

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo LHS đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

12 17 1 0 2,4

Chỉ đạo các hoạt động đổi mới

phương pháp dạy học 11 17 2 0 2,3

Quản lý đổi mới hoạt động

KTĐG kết quả học tập của LHS 12 15 3 0 2,3

Quản lý thông tin phản hồi của các cơ sở giáo dục đại học về năng lực học tập của LHS

10 14 6 0 2,1

Dựa theo bảng thống kê trên về những đánh giá của CBQL và GV nhà trường thì hầu hết các biện pháp đều ở tính khả thi cao đạt từ 2,1 điểm trở lên. Có ít ý kiến đánh giá ở mức ít khả thi, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Không có ý kiến đánh giá nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi.

Qua điểm trung bình chung có thể thấy rằng: Đa số các ý kiến của CBQL và GVnhà trường đều đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay do tác giả nghiên cứu đề xuất đều rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên có một vài ý kiến e ngại một số biện pháp ít khả thi, điều này càng đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm, sát sao chỉ đạo triển khai các biện pháp.

Như vậy cả 5 biện pháp trên đều được các đồng chí CBQL và GV trong nhà trường nhất trí tán thành và thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo LHS của trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay như sau:

- Quản lý công tác tuyển chọn, đánh giá chất lượng đầu vào của LHS

- Quản lý đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

- Chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập của LHS.

- Quản lý thông tin phản hồi của các cơ sở giáo dục Đại học về năng lực học tập của lưu học sinh

Các biện pháp trên đều tác động đến các hoạt động tổ chức đào tạo LHS theo trình tự logic, khép kín từ khâu tuyển đầu vào đến đánh giá chất lượng đầu ra. Qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp trên, CBQL và GV nhà trường đều đánh giá các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Trong các biện pháp trên thì biện pháp “Quản lý đổi mới chương trình nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay” là biện pháp cấp thiết nhất và để thực hiện cũng đòi hỏi sự đầu tư cao nhất về trí tuệ của tập thể lãnh đạo và GV cốt cán. Bên cạnh đó biện pháp “Chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học” là biện pháp sẽ phải kiên trì thực hiện và đòi hỏi mất nhiều thời gian, tâm huyết của CBQL và GV; cần sự tập trung đầu tư về tài chính để nâng cấp CSVC của nhà trường. Ba biện pháp còn lại nếu có sự nhận thức đúng về mục tiêu và cách thức thực hiện chắc chắn sẽ thành công. Năm biện pháp nêu trên sẽ tạo thành hệ thống các biện pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đào tạo Tiếng Việt và DBĐH cho LHS Lào, Campuchia là trang bị các kỹ năng về ngôn ngữ và củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông để LHS bước vào các trường đại học. Khóa học tiếng Việt và DBĐH đảm bảo chất lượng sẽ là cơ sở, nền tảng cho quá trình học tập và nghiên cứu của LHS ở các năm học tiếp theo. Đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS Lào, Campuchia là nhiệm vụ đặc thù của trường Hữu Nghị 80, vì vậy nghiên cứu về quản lý HĐĐT LHS của nhà trường vừa phải căn cứ những đặc điểm chung vừa phải tìm hiểu những nét riêng biệt. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã nghiên cứu:

1.1. Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu các lý luận về quản lý, quản lý

giáodục. Đi sâu nghiên cứu về quản lý đào tạo, bao gồm: Mục tiêu quản lý đào tạo, nguyên tắc quản lý đào tạo, phương pháp quản lý đào tạo và nội dung quản lý đào tạo. Về đào tạo LHS, luận văn đã nghiên cứu quá trình đào tạo LHS Lào, Campuchia tại Việt Nam, các cơ sở pháp lý, các căn cứ quản lý đào tạo LHS. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và là cơ sở khoa học giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo LHS.

1.2. Về thực trạng: Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ thực trạng các biện pháp

và các nội dung quản lý HĐĐT của nhà trường bao gồm:

- Thực trạng quản lý chương trình, nội dung đào tạo và kế hoạch đào tạo LHS - Thực trạng quản lý đội ngũ

- Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên - Thực trạng quản lý hoạt động học tập của LHS

- Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập LHS - Thực trạng quản lý về cơ sở vật chất phục vụ HĐĐT

Qua kết quả khảo sát đánh giá, tác giả đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý HĐĐT LHS, đồng thời phân tích những

nguyên nhân của hạn chế và đòi hỏi thực tiễn cần có những biện pháp để khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng đào tạo.

1.3. Đề xuất các biện pháp

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo LHS trong giai đoạn hiện nay, trường Hữu Nghị 80 cần phát huy những điểm mạnh, những kinh nghiệm, những giá trị truyền thống của nhà trường trong hơn 30 năm đào tạo LHS. Đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. - Quản lý công tác tuyển chọn, đánh giá, phân loại chất lượng đầu vào của LHS. - Quản lý đổi mới chương trình, nôi dung đào tạo đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay.

- Chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập của LHS.

- Quản lý thông tin phản hồi của các cơ sở giáo dục đại học về năng lực học tập của LHS

Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn một cách nghiêm túc của tác giả. Những kết quả kiểm chứng đã xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

Điều chỉnh học bổng và suất chi đào tạo LHS phù hợp với sự trượt giá hàng năm. Mức chi hiện nay rất thấp không đủ sinh hoạt cho LHS (cụ thể là 2.500.000 đồng/tháng/người).

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng khung chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị cho LHS và chuẩn đầu ra đối với LHS sau khóa học tiếng Việt dự bị.

- Tiếng Việt đối với người nước ngoài là một ngoại ngữ, cần xây dựng khung năng lực về tiếng Việt theo các cấp độ (tương tự như khung tham chiếu châu Âu về năng lực ngoại ngữ).

2.3. Đối với các trường đại học

Giảng dạy và hướng dẫn LHS Lào, LHS Campuchia có những khó khăn vất vả hơn so với hướng dẫn SV Việt Nam, vì vậy các trường đại học cần quan tâm đến chế độ cho giảng viên khi hướng dẫn tốt nghiệp cho LHS, đặc biệt là hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, Hiệp định về hợp tác Kinh tế, Văn

hóa,Giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2015.

2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý.

Nxb ĐHQG Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.

Bài giảng khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Chính (2008), Quản lý và kiểm định chất lượng trong giáo dục. Bài giảng khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Chính (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Bài

giảng cao học QLGD.

6. Vũ Đình Chuẩn, Quản lý hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả hoc tập

của học sinh trong trường THPT. Dự án phát triển GV THPT và TCCN.

7. Bộ GD&ĐT, Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực (giai đoạn 2011 -2020)

8. Đặng Quốc Bảo (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài

giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục.

9. Bộ GD&ĐT, Mười năm hợp tác giúp đỡ ngành giáo dục Campuchia (1979 - 1989). 10. Bộ GD&ĐT, Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Chính phủ nước

CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

11. Bộ GD&ĐT, Nghị định thư về hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CNXHCN Việt Nam và Bộ giáo dục, thanh niên và thể thao vương quốc Campuchia.

12. Bộ GD&ĐT (2002), Kỷ yếu hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác giáo dục

và đào tạo Việt Nam - Lào.

13. Bộ GD&ĐT, Tài liệu hội nghị hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia (2010, 2011, 2012).

14. Nguyễn Tiến Đạt (2005), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD&ĐT

trên thế giới. Nxb giáo dục.

15. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỷ 21. Nxb Giáo dục Việt Nam.

17. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Nxb

ĐHQG Hà Nội.

18. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà

trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Phạm Minh Hạc (2005), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận

và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý TW1 - Hà Nội.

22. Hà Nhật Thăng - Trần Hữu Hoan, Xu thế phát triển giáo dục. Giáo

trình đào tạo Thạc sĩ khoa học giáo dục.

23. Từ điển Bách khoa Việt Nam.

24. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Bách khoa toàn thư, Hà Nội. 25. Từ điển tiếng Việt (2011). Nxb Văn hóa - Thông tin.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL và GV)

Để phục vụ công tác nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về công tác quản lý chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo LHS tại

trường Hữu Nghị 80 trong những năm qua? (Đối với mỗi nội dung quản lý, nếu đồng ý ở mức độ nào thì đánh dấu (x) vào ô cột tương ứng nếu không thì để trống)

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện

Tốt Trung

bình Chưa tốt

1

Quán triệt vai trò trách nhiệm của phòng Đào tạo và các tổ chuyên môn trong việc xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo LHS

2 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo

3

Nội dung chương trình đầy đủ, phong phú, các học liệu đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức

4

Kế hoạch đào tạo phải được hoàn tất trước khi năm học bắt đầu, sau khi được sự góp ý của các thành viên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường

5

Họp giao ban chuyên môn cấp trường hàng tháng, họp tổ chuyên môn hàng tuần để theo dõi việc thực hiện tiến độ, nội dung chương trình

6 Điều chỉnh kịp thời chương trình và kế hoạch đào tạo

PHỤ LỤC 2.

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)

Để phục vụ công tác nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 104)